Đồng bào các dân tộc thiểu số Nà Tấu - Điện Biên giữ rừng nhờ chính sách chi trả DVMTR

Hoàng Châu | 28/06/2021, 17:11

(TN&MT) - Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng và lợi ích của rừng đối với người dân. Những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số bản Phiêng Ban, xã Nà Tấu, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã tích cực tham gia, thực hiện tốt công tác quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ rừng; nhờ đó tỷ lệ che phủ rừng của xã đạt 57%.

Bản Phiêng Ban, xã Nà Tấu, TP. Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên là một trong những cộng đồng thôn bản thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng ở địa phương. 

Ông Lò Văn Thành, Trưởng bản, bản Phiêng Ban, xã Nà Tấu, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, cho biết: Hiện nay, bản Phiêng Ban đang khoanh nuôi, bảo vệ khoảng 53ha diện tích rừng đã được các tổ chức xác nhận để làm cơ sở nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Toàn bộ diện tích rừng của bản được khoanh nuôi bảo vệ từ những năm 1994. Đến nay, rừng phát triển tốt có rất nhiều cây gỗ thân to thuộc một số loài như: Cây dẻ, cây vối thuốc, dổi và một số loài gỗ địa phương. 

Một góc rừng bản Phiêng Ban được khoanh nuôi và bảo vệ

Ông Thành cho biết thêm: Toàn bộ diện tích rừng kể trên được ví như tài sản của bản. Bản nhận khoán với Nhà nước trông coi và bảo vệ. Nên mọi hoạt động tuần tra, cắt cử nhau "gác rừng" đều được bản xây dựng thành quy ước, hương ước. Lẽ đó, nhiều năm qua, tại vị trí 53ha rừng của bản không xảy ra tình trạng người dân chặt phá rừng hoặc khai thác lâm sản trái phép. Điển hình như việc khai thác măng rừng để về làm thức ăn của gia đình cũng bị bản nghiêm cấm. 

Được biết, bản Phiêng Ban chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái sinh sống, bản có 111 hộ và 470 nhân khẩu; có đời sống khá giả, tỷ lệ hộ nghèo rất thấp. Mỗi năm bản Phiêng Ban được Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng Điện Biên chi trả tiền khoanh nuôi, bảo vệ rừng khoảng 20 - 22 triệu đồng/năm. Số tiền không lớn, những đó là nguồn khích lệ để bà con các dân tộc nâng cao ý thức khoanh, nuôi bảo vệ rừng.

Chính vì vậy, thời gian qua, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nà Tấu đều nhận thức rõ tác dụng, ý nghĩa của rừng mang lại đối với đời sống của chính người dân trong bản. Bởi vậy, mỗi người dân đều nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ rừng và công tác phòng, chống cháy rừng.

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mà nhiều cánh rừng ở Nà Tấu được bảo vệ tốt

Bên cạnh đó, cán bộ kiểm lâm địa bàn và bảo lâm xã Nà Tấu thường xuyên hướng dẫn bà con các dân tộc thực hiện tốt quy ước, hương ước bảo vệ rừng. Cùng với đó, là việc thành lập, duy trì các hoạt động của tổ xung kích bảo vệ và chữa cháy rừng ở các bản.

Ngoài ra, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến nhân dân để mọi người nâng cao nhận thức của mình trong công tác bảo vệ rừng, không đốt nương vào những giờ cao điểm gió và khô hanh. Huy động nhân dân ở các bản thường xuyên tuần tra, xác định diện tích mốc giới tại các địa bàn giáp ranh với các xã để kịp thời phát hiện những vụ việc khai thác lâm sản. Hộ nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy ước, hương ước của bản.

Chia sẻ với chúng tôi về việc quản lý tài sản chung của bản, từ nguồn tiền được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng chi trả hàng năm. Trưởng bản Thành tâm sự: Chúng tôi họp bản và đã thống nhất xây dựng kế hoạch chi tiết để làm cơ sở, căn cứ chi cho công tác tuần tra bảo vệ rừng và một phần đóng góp để sửa chữa nâng cấp nhà văn hóa, mua sắm các trang thiết bị của bản. 

Để người dân nêu cao tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, tự nguyện xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chúng tôi thành lập tổ tự quản gồm trưởng bản, bí thư chi bộ, công an viên, các chi hội trưởng… mỗi tuần từ 1 đến 2 buổi thay nhau tuần tra, bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, người dân còn tham gia cùng cơ quan chức năng ra sức tuần tra, bảo vệ rừng nghiêm ngặt diện tích rừng do bản quản lý nên nhiều năm qua, bản Phiêng Ban không xảy ra tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng làm nương rẫy. 

Có thể thấy, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và những kinh nghiệm công việc cụ thể được bà con nhân dân các dân tộc bản Phiêng Ban triển khai tốt công tác bảo vệ rừng. Nên nhiều năm nay Phiêng Ban, xã Nà Tấu là một trong những 14 bản của xã Nà Tấu thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ, quản lý rừng.  

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO