Đồng bằng sông Cửu Long: Cảnh giác lũ lớn

02/08/2018, 16:40

(TN&MT) - Những ngày này, lũ từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước tại các sông ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang lên nhanh. Đặc biệt, đã nhiều năm liền, ĐBSCL không có lũ lớn, nên Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai khuyến cáo các địa phương cần hết sức chủ động xây dựng phương án ứng phó với lũ, bảo vệ sản xuất và đề phòng tình huống lũ dâng kết hợp với thủy triều, bão.

ĐBSCL
Lũ từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước tại các sông ở Đồng bằng sông Cửu Long đang lên nhanh. Ảnh: MH

Dự báo đỉnh lũ tăng lên

Thông tin từ Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, trong 2 - 3 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh, sau đó, lên chậm do triều thấp. Đến ngày 8/8, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu, có khả năng lên mức 3,35m (dưới BĐ1 là 0,15m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc, có khả năng lên mức 2,75m (dưới BĐ1 là 0,25m).

Theo PGS.TS Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, lũ tại Tân Châu có thể đạt đỉnh vào khoảng ngày 9 - 14/8, ở mức 3,4 - 3,6m. So với thông tin dự báo ở thời điểm nước lũ từ đập thủy điện bị vỡ ở Lào chưa về Việt Nam, đỉnh lũ đã tăng thêm 0,2 - 0,4m.

Lũ ở ĐBSCL lên nhanh do ảnh hưởng của lũ ở thượng nguồn sông Mê Kông kết hợp với triều cường và phần bổ sung từ nước vỡ đập. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.

Diện tích lúa Hè Thu bị ảnh hưởng bởi lũ sớm đều nằm ngoài đê bao, điển hình là An Giang có khoảng 2.300 ha. Hiện, Bộ NN&PTNT đang đốc thúc các địa phương nhanh chóng gia cố các bờ bao để bảo vệ diện tích lúa nội đồng, nhanh chóng thu hoạch, ưu tiên thu hoạch những diện tích bị ngập úng, có nguy cơ bị ngập.

Theo đại diện Cục Trồng trọt, dự kiến, đến 30/8, sẽ thu hoạch dứt điểm lúa Hè Thu, do đó, tùy theo lũ lên mức BĐ 1, 2 nhanh hay chậm, sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ít hay nhiều.

Nguy cơ cao sạt lở bờ sông, bờ biển

Cơ quan khí tượng nhận định, khoảng nửa đầu tháng 10, đầu nguồn sông Cửu Long có thể xuất hiện đỉnh lũ năm 2018 ở mức BĐ2 và trên BĐ2, tương đương đỉnh lũ trung bình nhiều năm. Tuy vậy, lũ xuất hiện sớm kết hợp với thời tiết bất thường gây nguy cơ cao sạt lở bờ sống, bờ biển.

Thống kê cho thấy, ĐBSCL hiện còn 55 điểm sạt lở cực kỳ nguy hiểm với chiều dài 173 km; 140 điểm sạt lở nguy hiểm với tổng chiều dài 97 km. Qua các đợt mưa lớn, đất đã bão hòa nước, có thể sạt lở bất cứ lúc nào và uy hiếp đến tính mạng, tài sản của người dân.

Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Nguyễn Trường Sơn, vùng ĐBSCL đã trải qua 7 năm không có lũ lớn nên có thể khó lường hết được những tác động bất ngờ. Hiện nay, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đã có phương án ứng phó với các cáp độ rủi ro thiên tai; bão mạnh, siêu bão. Bên cạnh đó, vẫn còn 7/19 tỉnh chưa có kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2018. Điều này dễ dẫn đến lúng túng, bị động khi gặp thiên tai nguy hiểm như bão, lốc kết hợp mưa lớn, triều cường…

Trước tình hình mưa lũ đang diễn ra, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh/thành phố khu vực ĐBSCL chủ động thông tin đến các cấp chính quyền, người dân, nhất là vùng thấp, trũng ven sông và chủ đầu tư các công trình trên và ven sông, kênh, rạch để chủ động các biện pháp phòng tránh, điều chỉnh kế hoạch sản xuất.

Chuẩn bị phương án ứng phó đề phòng bão đổ bộ vào khu vực ĐBSCL, chuẩn bị tốt các phương án thông báo, kêu gọi cũng như neo đậu tàu thuyền tránh trú khi có bão; tăng cường hệ thống truyền thông đến người dân và sẵn sàng phương án sơ tán dân; chuẩn bị lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Trong phương án ứng phó đề phòng lũ lớn, cần bảo đảm an toàn cho trẻ em và học sinh; tổ chức các điểm giữ trẻ tập trung và tuyên truyền, vận động người dân đưa trẻ đến các điểm giữ trẻ để đảm bảo an toàn. Công tác chuẩn bị đảm bảo phương châm “4 tại chỗ”, chú trọng dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm… để sẵn sàng ứng phó với lũ ngập dài ngày.

Các địa phương gấp rút rà soát, xử lý ngay từ giờ đầu những hư hỏng của hệ thống đê bao, bờ bao, đê biển, nhất là tuyến các tuyến đê bao vùng thượng nguồn và đê biển Tây. Đối với các sự cố sạt lở, chỉ đạo việc kiểm tra những khu vực bờ sông, kênh, rạch đang có diễn biến sạt lở, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở và các khu vực xây dựng nhà ở, công trình lấn chiếm lòng dẫn thoát lũ.

Trên cơ sở bản đồ sạt lở và các điểm nguy cơ cao đã cắm biển cảnh báo, cần tuyên truyền, cảnh báo và di dời dân đến nơi an toàn, bên cạnh đó, hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó với mưa lũ trên truyền hình, phát thanh, truyền thanh xã, ấp, nhất là kỹ năng phòng tránh lũ, dông, lốc, sét…


(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Nguy cơ bệnh tật tăng theo nhiệt độ
    (TN&MT) - Theo Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), hiện nay, tình trạng nắng nóng gay gắt xuất hiện tại nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân và người lao động. Các vấn đề thường gặp phải là say nắng, say nóng, đột qụy do nắng nóng.
  • Phòng, chống thiên tai: Các địa phương chủ động, linh hoạt ứng phó
    (TN&MT) - Thời gian qua, mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, nhưng các bộ, ngành, lực lượng vũ trang đã khắc phục khó khăn, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương và cộng đồng nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại.
  • Ngân hàng ADB tài trợ Dự án biến đổi khí hậu nhằm giải quyết các rủi ro về thiên tại Thanh Hóa
    Vừa qua, đoàn công tác của Ngân hàng ADB do ông Keiju Mitsuhashi, Quyền Giám đốc Quốc gia, ADB Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về Dự án biến đổi khí hậu.
  • Hội thảo chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa thực hiện kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) Ngày 18/5, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) đã tổ chức hội thảo “Chính sách và công nghệ tái chế phế liệu nhựa để sản xuất hạt nhựa tái sinh, thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn theo quy định của Luật BVMT 2020".
  • Quảng Bình: Phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nhờ vị trí địa lý tự nhiên và địa hình đa dạng, Quảng Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Tuy nhiên, tỉnh cũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, biến đổi khí hậu. Làm thế nào để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch bền vững, thích ứng với thiên tai đang là bài toán đặt ra bức thiết với địa phương này.
  • Châu Âu đối mặt với hạn hán: Nhiều quốc gia thiếu nước nghiêm trọng
    (TN&MT) - Thời gian qua, hạn hán đã khiến phần lớn các nước ở châu Âu trải qua tình trạng khô hạn và thiếu nước nghiêm trọng trong bối cảnh giới khoa học lo ngại hiện tượng El Nino mạnh có thể khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng kỷ lục.
  • Bến Tre: Chú trọng phòng, chống thiên tai hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh ven biển với bờ biển dài cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt, Bến Tre thường xuyên chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi các loại hình thiên tai gây ra. Để hướng đến cuộc sống an toàn, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương, tỉnh Bến Tre đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Giảm nhiệt đô thị bằng giải pháp làm mát bền vững
    (TN&MT) - Trong giai đoạn 2022-2024, 3 thành phố: TP. Cần Thơ, TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) và TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) sẽ tham gia chương trình “Làm mát đô thị bền vững tại khu vực đô thị ở Việt Nam”.
  • Dự báo thời tiết ngày 17/5, cả nước nắng nóng gay gắt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 17/5, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia
    (TN&MT) - Ngày 11/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu phối hợp cùng Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) đã tổ chức Hội thảo khởi động “Nghiên cứu xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia”. Nghiên cứu là cơ sở đề xuất phương án xây dựng Chương trình Làm mát xanh quốc gia nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang công nghệ hiệu suất năng lượng cao và các-bon thấp, đồng thời tăng cường tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực làm mát.
  • An toàn cho dân trước thiên tai là ưu tiên hàng đầu của Quảng Trị
    (TN&MT) - Trước tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là mùa mưa bão gần đến, tỉnh Quảng Trị đã và đang triển khai nhiều biện pháp và xây dựng các kịch bản ứng phó kịp thời, hiệu quả. Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Hòe - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị.
  • Inforgraphic: Nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Thực hiện hợp phần “Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA/CSA) và quản lý rủi ro khí hậu có sự tham gia cho các hộ thuộc các huyện dễ bị tổn thương tỉnh Hà Tĩnh” (gọi tắt là SIPA Hà Tĩnh), thuộc dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris” (VN - SIPA),  trong 2 năm 2021 – 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ các hộ nông dân triển khai các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, thích ứng và giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).
  • Yên Bái: Gần 100 đoàn viên chăm sóc cây xanh vào "ngày thứ Bảy cùng dân"
    (TN&MT) -  Tỉnh Đoàn Yên Bái đã phối hợp với huyện đoàn Trấn Yên, Đoàn thanh niên Công an tỉnh Yên Bái tham gia chương trình “Ngày thứ bảy cùng dân” chăm sóc đồi cây do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động trồng vào dịp xuân Kỷ Hợi năm 2019 tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên (Yên Bái).
  • Gặp mặt kỷ niệm 15 năm thành lập Cục Biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Chiều ngày 9/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu đã tổ chức buổi gặp mặt truyền thống kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (12/5/2008-12/5/2023). Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành tới dự buổi gặp mặt.
  • Đại hội Công đoàn Cục Biến đổi khí hậu: “Dân chủ - Đổi mới - Đoàn kết - Sáng tạo”
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028. Đồng chí Vũ Thị Mai Lan, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ TN&MT dự và chỉ đạo Đại hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO