Đông Anh - Hà Nội: Lợi dụng mô hình sinh thái chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất

Huy An | 30/12/2021, 05:36

(TN&MT) - Mặc dù tự ý chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất từ mô hình trồng lan rừng kết hợp với chăn nuôi lợn rừng, thủy sản sang kinh doanh nhà hàng, ăn uống nhiều năm; tuy nhiên, không hiểu vì sao vi phạm trên của Khu sinh thái Vườn Xuân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội không được các cơ quan chức năng địa phương xử lý dứt điểm gây bức xúc trong dư luận?

Khu sinh thái Vườn Xuân tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội

Để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp tại khu ao Đầu Cầu, thôn Nhuế, UBND xã Kim Chung đã có Văn bản đề nghị UBND huyện Đông Anh phê duyệt thực hiện mô hình trồng hoa lan rừng kết hợp với chăn nuôi lợn rừng, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp tổng hợp cho bà Nguyễn Thị Ngân chủ dự án của Khu sinh thái Vườn Xuân. Trên cơ sở xem xét, đánh giá, tham mưu từ các phòng ban chuyên môn UBND huyện Đông Anh đã đồng ý chủ trương cho phép Khu sinh thái Vườn Xuân được triển khai mô hình trên.

Dự án có tổng diện tích hơn 12.000m2, được lắp dựng nhà trồng lan trên mặt ao với diện tích khoảng 200m2; 1 nhà trưng bày sản phẩm với diện tích 100m2 để giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, kết cấu khung gỗ lắp ghép có thể tháo dỡ khi di dời; xây dựng hệ thống cấp thoát nước, đường điện phục vụ cho sản xuất và đổ đất phù sa cải tạo vườn trồng cây.

UBND huyện Đông Anh cũng yêu cầu chủ dự án lắp dựng theo kết cấu nhà tạm cấp IV, tổ chức lắp ghép bằng cột thép, gỗ, mái lợp tôn… đảm bảo việc có thể tháo dỡ, di dời. Ngoài ra các công trình trên phải được thiết kế, dự toán, cũng như được các cơ quan Nhà nước có chuyên môn tiến hành thẩm định, cho phép xây dựng.

Khu nhà 2 tầng rộng hàng trăm m2 xây dựng trên đất nông nghiệp sinh thái

Quy định chặt chẽ là như vậy song bất chấp các quy định pháp luật dự án này đã biến tướng thành nhiều công trình xây dựng không phép và sử dụng không đúng mục đích theo chỉ đạo của UBND huyện Đông Anh. Ghi nhận thực tế của phóng viên tại đây cho thấy, bên trong của Khu sinh thái Vườn Xuân có hàng loạt các công trình xây dựng kiên cố. Trong đó, có ngôi nhà 2 tầng quy mô hàng trăm mét vuông phục vụ thực khách, bên ngoài Khu sinh thái là hàng rào bằng gạch chắc chắn ngăn cách với môi trường xung quanh…

Bà Lê Thị Vân Huyền - Chủ tịch UBND xã Kim Chung cho biết: Sau khi có ý kiến phản ánh của người dân thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương UBND xã Kim Chung đã thành lập Tổ công tác tiến hành kiểm tra hiện trạng sử dụng đất đối với mô hình chăn nuôi - thuỷ sản tại khu vực Ao Đầu cầu. Trên cơ sở kết quả kiểm tra và các hồ sơ pháp lý do Chủ dự án cung cấp có thể khẳng định việc đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất tại đây có nhiều hạng mục không đúng với phê duyệt của UBND huyện Đông Anh.

Theo đó, trong tổng số 17 công trình của Khu sinh thái Vườn Xuân có tới 8 công trình xây dựng không được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Không dừng lại ở đó, dự án này còn 3 công trình khác thực hiện với quy mô, diện tích vượt hạn mức so với phê duyệt.

Ngày 8/5/2019 UBND xã Kim Chung đã lập biên bản với bà Nguyễn Thị Ngân chủ dự án Khu sinh thái Vườn Xuân về việc tự ý xây dựng bằng đá hộc, xi măng, cát vàng không đúng với mô hình chăn nuôi - thuỷ sản. Tổ công tác đã yêu cầu đình chỉ tuyệt đối hoạt động thi công xây dựng của dự án. Tuy nhiên, đến ngày 10/6/2019 đơn vị này vẫn tiếp tục vi phạm…

Dư luận chờ đợi các cơ quan năng vào cuộc xử lý dứt điểm vi phạm tại đây

Bà Huyền thừa nhận: Chủ dự án Khu sinh thái Vườn Xuân đã đầu tư xây dựng các hạng mục vi phạm từ những năm trước đây đến nay chưa bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các nội dung cải tạo, sửa chữa không được các cơ quan có thẩm quyền cho phép đã dẫn đến dư luận không tốt trong nhân dân.

Liên quan đến vụ việc vi phạm của dự án này phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã trao đổi với ông Lê Tốn - Cán bộ Văn phòng UBND huyện Đông Anh cho biết: Trước thông tin phản ánh của cơ quan báo chí ngày 30/11/2021, UBND huyện Đông Anh đã ban hành Quyết định số 15012/QĐ-CCXP về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với những vi phạm tại dự án do bà Nguyễn Thị Ngân làm chủ đầu tư.

Cụ thể, một trong những nội dung Quyết định cho biết: “Bà Nguyễn Thị Ngân chủ dự án Vườn Xuân đã có hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Biện pháp khắc phục là yêu cầu bà Ngân phải khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định, bà Nguyễn Thị Ngân phải có trách nhiệm thực hiện Quyết định nói trên”.

Cũng theo ông Lê Tốn, nếu quá thời gian được nêu trong Quyết định số 15012/QĐ-CCXP mà chủ dự án Khu sinh thái Vườn Xuân không tự nguyện chấp hành, tự khắc phục, tháo dỡ vi phạm thì UBND huyện Đông Anh sẽ cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
  • Tổng Công ty 36 bị phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng vì chiếm đất
    (TN&MT) – Tổng Công ty 36 bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt tổng cộng 270 triệu đồng vì hành vi chiếm đất, đồng thời bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 1 tỷ đồng.
  • Thu tiền nhưng không giao "sổ", khách hàng "tố" chủ đầu tư dự án Gem Sky World
    (TN&MT) - Ngày 14/9, tại Trụ sở Tiếp Công dân tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã chủ trì buổi đối thoại giữa Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (chủ đầu tư), Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (đơn vị tư vấn dịch vụ) với hàng trăm khách hàng mua nhà đất... tại dự án Gem Sky World tại xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Con Cuông (Nghệ An): Thủy điện 4MW, kéo dài 14 năm chưa xong
    Dự án thủy điện Suối Choang tại huyện Con Cuông (tỉnh Nghệ An) đang “treo từ năm này qua tháng khác gây nên nhiều hệ lụy cho địa phương. Mới đây, chủ đầu tư của dự án này còn bị cơ quan chức năng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Khởi tố, bắt tạm giam chủ chung cư mini để xảy ra cháy làm nhiều người thương vong
    Ngày 13/9, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh với tội danh "Vi phạm quy định về PCCC", theo Điều 313 Bộ Luật hình sự. Các Quyết định và lệnh bắt bị can đã được Viện KSND Thành phố phê chuẩn.
  • Nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Liên quan đến trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, một số doanh nghiệp hỏi: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất, nhập khẩu các bao bì để cung cấp cho các công ty sản xuất, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì có phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải? Công ty chúng tôi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để san chiết, đóng gói thì tính theo số lượng nhập khẩu hay số lượng sản phẩm san chiết, đóng gói bán ra thị trường? Trường hợp nào không phải thực hiện trách nhiệm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật?
  • Nghệ An: "Nóng ruột" với trạm bơm hàng chục tỷ bỏ hoang gần chục năm
    Trạm bơm Vực Giồng là một dự án lớn được đầu tư xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2014, nhằm phục vụ tưới tiêu cho hơn 70ha lúa 2 vụ và gần 150ha hoa màu cho các hộ dân khối 3 và 4 thuộc phường Long Sơn, TX Thái Hòa (Nghệ An). Thế nhưng, đến nay hệ thống Trạm bơm này vẫn chưa được đưa vào vận hành phục vụ sản xuất, gây lãng phí hàng chục tỷ đồng.
  • Lai Châu: Bắt giữ đối tượng mua bán sừng tê giác, mật gấu trái phép
    (TN&MT) - Công an tỉnh Lai Châu vừa phá thành công chuyên án 0923S, bắt giữ một đối tượng về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật cấp quý hiếm, thu một sừng tê giác và một túi mật gấu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO