Đối thoại về nhựa và rác thải nhựa - Khoảng trống chính sách cần thu hẹp

Quyết Thắng | 01/03/2023, 20:00

(TN&MT) - Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) vừa tổ chức “Đối thoại về nhựa và rác thải nhựa - Khoảng trống chính sách cần thu hẹp” với sự tham gia của hơn 60 đại diện đến từ các đơn vị quản lý Nhà nước về môi trường, cơ quan báo chí/ truyền thông, doanh nghiệp, mạng lưới hoạt động vì môi trường, tổ chức xã hội, các nhóm cộng đồng, thanh niên và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Đây là hoạt động thứ 9 trong khuôn khổ dự án “Phóng viên nữ hành động giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa”.

Những năm gần đây, việc truyền thông về môi trường nói chung và rác thải nhựa nói riêng ngày càng trở nên phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng, xã hội. Các chính sách mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020 bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2022 với việc đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên hàng đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ sức khỏe người dân. Tuy nhiên, các sản phẩm nhựa, đặc biệt là nhựa một lần vẫn được sử dụng rộng rãi do đặc trưng về tính tiện lợi và giá thành rẻ.

Vì vậy, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt tổ chức buổi đối thoại với sự tham gia của nhiều bên liên quan để cùng chia sẻ thông tin về thực trạng về ô nhiễm nhựa, rác thải nhựa tại Việt Nam và ảnh hưởng của rác thải nhựa tới sức khỏe con người; Tăng cường cơ chế hợp tác giữa các bên liên quan trong việc giảm ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa; Khuyến nghị các chính sách và truyền thông vận động chính sách để giảm thiểu và tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam.

01.jpg
Các đại biểu tham dự Đối thoại

Dự án “Phóng viên nữ hành động giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa” do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt khởi xướng và là đại diện duy nhất của Việt Nam được nhận tài trợ từ Mạng lưới Báo chí Toàn cầu (Earth Journalism Network) năm 2022. Dự án được sự hỗ trợ và đồng hành từ liên minh Doanh nghiệp Vì môi trường Việt Nam - VB4E, Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK, một trong những đơn vị sáng lập VB4E), Công ty Cổ phần Tetra Pak Việt Nam, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE) và Mạng lưới Đối tác hành động về nhựa và sức khỏe (PHA).

Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại, bà Trần Thị Như Trang - Giám đốc Quỹ Vì Tầm Vóc Việt cho biết: “Chúng tôi mong rằng, sự kiện sẽ là một cầu nối, góp phần giúp các bên có thêm thông tin và cùng đưa ra được các giải pháp phù hợp trên hành trình thay đổi nhận thức của người dân và hình thành thói quen về lối sống văn minh, và cao hơn nữa là bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững cho đất nước”.

02.jpg
Bà Trần Thị Như Trang - Giám đốc Quỹ Vì Tầm Vóc Việt

Tại sự kiện, các vấn đề về chính sách, hiện trạng và ảnh hưởng của rác thải nhựa lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, những khó khăn trong quá trình tác nghiệp của các phóng viên, nhà báo đã được chia sẻ và nhận được sự hưởng ứng tích cực.

03.jpg
PGS.TS. Nguyễn Huy Nga - Giám đốc Trung tâm CHERAD

Cùng với đó, nhiều vấn đề thời sự cũng được thảo luận sôi nổi trong phiên đối thoại. Đơn cử vấn đề rác thải nhựa y tế, hiện có 1.300 bệnh viện và hơn 10.000 trạm y tế xã thải ra trung bình 22 - 23 tấn rác thải y tế một ngày. Theo PGS. TS. Nguyễn Huy Nga - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Môi trường Sức khỏe (CHERAD), mặc dù Bộ Y tế đã có Thông tư 20 về quản lý rác thải y tế, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý rác thải nhựa. Các đơn vị sản xuất trang thiết bị nên được hướng dẫn và quản lý chặt chẽ về nguyên liệu và các sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, các chuẩn đầu vào của bệnh viện cũng cần cân nhắc đến các trang thiết bị y tế thân thiện với môi trường, hay còn gọi là sản phẩm “xanh”.

04.jpg
Bà Kim Thị Thúy Ngọc - ISPONRE

Đó là vấn đề thách thức về nguồn nguyên liệu trong tái chế. Theo bà Kim Thúy Ngọc - Trưởng phòng Kế hoạch Hợp tác Quốc tế, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE) - Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khi nhựa được nhập khẩu đã được làm sạch từ nước ngoài khá dồi dào nhưng nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định do chưa được phân loại và làm sạch theo tiêu chuẩn tái chế. Đến nay, sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế được đưa ra thị trường chưa có tiêu chuẩn về chất lượng để cạnh tranh với sản phẩm từ nhựa nguyên sinh. Thực tế, chi phí sản xuất ra các sản phẩm tái chế đang nhiều hơn chi phí của các sản phẩm làm từ nhựa nguyên sinh. Vấn đề giải quyết rác trong nước sẽ ngày càng thách thức hơn khi các doanh nghiệp không được tiếp cận với nguồn ưu đãi cụ thể để thực hiện loại hình công việc này.

05.jpg
Không gian buổi Đối thoại

Đó là vấn đề về sự tham gia của báo chí trong việc tuyên truyền cho cộng đồng về tác hại của rác thải cũng như thúc đẩy lối sống tiết giảm sản phẩm nhựa dùng một lần. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Dân Việt cho biết, không phải báo chí chưa từng vào cuộc điều tra các sai phạm của các đơn vị thu gom, xử lý rác trái phép. Các chủ đề “nóng” liên quan đã được đề cập trong nhiều chuyên đề của các cơ quan báo chí hàng chục năm nay. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành tái chế rác trái phép này quá lớn, câu chuyện của những tỷ phú và sự phát triển kinh tế của các “làng rác” sẽ tiếp tục khi vẫn còn khoảng trống giữa truyền thông và thực thi pháp luật.

06.jpg
Tăng cường kết nối để giải quyết bài toán về rác thải nhựa tại Việt Nam

Các khách mời cũng đưa ra nhiều khuyến nghị cụ thể, bao gồm: Khuyến khích sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ từ Bộ Tài nguyên và Môi trường; Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng cũng như tác hại khi sử dụng túi nilon, đồ nhựa; Vận động người dân "nói không với túi nilon" và chủ động phân loại rác ngay tại nguồn. Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng thuế và cấp phép, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất sản phẩm nhựa; Nói không với việc nhập khẩu rác thải từ nước ngoài để tái chế; đồng thời các quy định liên quan đến trách nhiệm tái chế, trách nhiệm xử lý của nhà sản xuất cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để có thể áp dụng trong thực tiễn.

Buổi đối thoại là một trong những hoạt động cần thiết giúp các bên liên quan tăng cường kết nối để góp phần đạt được mục tiêu chung là giảm thiểu rác thải nhựa, tăng cường tái chế, tái sử dụng nhựa, thúc đẩy lối sống xanh và tiêu dùng bền vững.

Mục tiêu chính của dự án “Phóng viên nữ hành động giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa” nhằm nâng cao năng lực, sự tham gia và lãnh đạo của các phóng viên nữ (đặc biệt là các phóng viên trẻ) trong điều tra, đưa tin về ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa. Đồng thời, thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan như cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, chuyên gia, các nhà nghiên cứu/nhà hoạt động môi trường và các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa.

Bài liên quan
  • Giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch Việt Nam
    (TN&MT) - Trong 2 năm 2023 - 2024, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường sẽ triển khai dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”, dự kiến triển khai thí điểm tại Quảng Nam và Ninh Bình, sau đó sẽ xây dựng kế hoạch hành động về giảm thiểu rác thải nhựa trong toàn ngành du lịch.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bão KOINU đổi hướng di chuyển trước khi tiến vào Biển Đông
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 4/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự báo xâm nhập mặn đến sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Mùa mưa năm nay theo dự báo chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 - 10 và sẽ kết thúc sớm vào giữa tháng 11. Do vậy, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn dự báo xuất hiện sớm so với trung bình nhiều năm một tháng (bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 12).
  • Bão KOINU có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão KOINU cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.
  • Bão KOINU cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết hồi 19 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin), cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km về phía Đông Đông Nam.
  • Chỉ số bảo vệ môi trường Điện Biên xếp 19/63 tỉnh, thành trong cả nước
    (TN&MT) - Chỉ số bảo vệ môi trường của tỉnh Điện Biên trong 2 năm 2020 và 2021 luôn đứng trong top khá, xếp thứ 19/63 tỉnh thành trong cả nước. Thực tế cho thấy, những năm qua Điện Biên là tỉnh không để phát sinh mới về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nỗ lực lớn của ngành tài nguyên môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong những năm trở lại đây.
  • Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022
    (TN&MT) - Tại Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index 2022). Bộ TN&MT đã bứt phá ngoạn mục, tăng hạng mạnh, vươn lên xếp thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công về chỉ số ICT Index 2022.
  • Dự báo thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
  • Quảng Ninh: Chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra theo chiều hướng ngày càng cực đoan, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
  • Chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc Philippin
    (TN&MT) - Sáng 3/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai ban hành Văn bản số 3688/VPTT về việc chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc của Philippin.
  • Hậu Giang: Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, các ngành, người dân quan tâm triển khai thực hiện, góp phần hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng ổn định, bền vững.
  • Lai Châu: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành và địa phương, tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Qua đó, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.
  • Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
    (TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
  • Ngành KTTV liên tục hiện đại hóa phục vụ cảnh báo sớm thiên tai
    (TN&MT) - Với truyền thống 78 năm xây dựng và phát triển, Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã hoàn thiện thể chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực KTTV, tập trung đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, pháp chế trong công tác điều tra cơ bản, dự báo phục vụ cộng đồng, thông tin lưu trữ tư liệu, giám sát biến đổi khí hậu, đặc biệt ngành liên tục đổi mới, hiện đại hóa công nghệ phục vụ cảnh báo sớm thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO