Đổi thay ở vùng đất “Châu Xưa” anh hùng

Hoàng Nghĩa | 05/09/2021, 14:51

(TN&MT) - Cách đây 81 năm, vào ngày 27/9/1940 tại “Châu Xưa”, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) ngày nay đã diễn ra cuộc khởi nghĩa do Đảng ta lãnh đạo, mở ra trang sử cho Cách mạng Tháng Tám. Bước vào giai đoạn đổi mới, tiếp nối truyền thống anh hùng, người dân Bắc Sơn đã năng động, sáng tạo, hăng say sản xuất, tạo bước chuyển mạnh mẽ trên quê hương cách mạng.

Trang sử hào hùng

Một ngày đầu tháng 9, chúng tôi đến những địa danh gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn như: Vũ Lăng, Đình Nông Lục, đồn Mỏ Nhài, Mỏ Tát… nơi cách đây 81 năm về trước đã từng in dấu chân, hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng như: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Trần Đăng Ninh, Hoàng Quốc Việt… cùng sống với đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao nhóm lên ngọn lửa cách mạng, làm nên cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn 27/9/1940.

Đình Nông Lục, xã Hưng Vũ - nơi Chi bộ Đảng họp quyết định cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940

Ngược dòng thời gian, lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Sơn ghi lại: Ngày 22/9/1940, Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp thua chạy qua huyện Bình Gia, Bắc Sơn về Thái Nguyên. Vốn căm thù trước những hành động cướp bóc, gây nên cuộc sống lầm than và sẵn có truyền thống đấu tranh, nhân dân các dân tộc huyện Bắc Sơn được Đảng lãnh đạo đã vùng lên đấu tranh vũ trang.

Sau khi triệu tập các tổ chức Đảng Bắc Sơn và được các chiến sĩ cộng sản vừa thoát khỏi Nhà tù Lạng Sơn về đã họp thống nhất thông qua chủ trương khởi nghĩa. Vào 7 giờ tối đến 8 giờ, ngày 27/9/1940, hàng nghìn người dân là đồng bào Tày, Nùng, Dao, Kinh… theo các chiến sĩ cách mạng tiến đánh đồn Mỏ Nhài.

Sau một thời gian tiến quân chớp nhoáng, cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Nhân dân tin tưởng, phấn khởi reo hò vang dậy, tổ chức mít-tinh. Quân khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, đốt hết sổ sách… Nhưng khi Nhật đầu hàng đồng minh, do lực lượng còn mỏng, thực dân Pháp quay lại đàn áp, mở chiến dịch khủng bố lan tran khắp nơi, đốt phá làng bản, giết hại dân thường ở các thôn: Nà Gieo, Bản Xe, Bò Tát… Các chiến sĩ du kích Bắc Sơn phải tạm lánh lên rừng chờ lệnh mới.

Đến ngày 14/10/1940, tại Sa Khao (Vũ Lăng), đồng chí Trần Đăng Ninh, Xứ ủy viên Bắc Kỳ được tăng cường lên Bắc Sơn củng cố phòng trào, tuyên bố quyết định thành lập Khu căn cứ du kích Bắc Sơn. Đội du kích gồm 200 người, được trang bị 200 súng trường và 20 súng kíp. Ngay khi mới ra đời, đội du kích bị thực dân Pháp khủng bố gắt gao, nhiều làng bản bị đốt phá, nhiều người dân bị bắt, giết.

Do bị địch khủng bố gắt gao, Đội du kích phải tạm lánh lên rừng, sống trong cảnh màn trời chiếu đất, ăn đói, nhịn khát trong mấy tháng liền nhưng các chiến sĩ du kích Bắc Sơn vẫn một lòng tin tưởng vào cách mạng, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng và quyết sống chết với quân thù. Sau khi được củng cố đội du kích trở thành đội Cứu quốc quân Một và Hai, là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Bắc Sơn - “chiếc nôi” cách mạng đang ngày càng khởi sắc

“Chiếc nôi” cách mạng khởi sắc

Ngày nay, trở về vùng đất “Châu Xưa” đi trên con đường 1B: “Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên”, từ TP. Lạng Sơn về huyện lỵ Bắc Sơn đã được mở rộng, nâng cấp phẳng lì. Con đường nay đã trở thành huyết mạch, thông thương hàng hóa nối liền vùng chiến khu “Châu xưa” với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, mở ra triển vọng mới cho huyện vùng cao Bắc Sơn.

Các địa danh như: đồn Mỏ Nhài, Đình Nông Lục, Đèo Tam Canh, Bó Tát, Khuổi Nọi, Lân Pán… nơi in dấu chân của các chiến sĩ cách mạng năm xưa giờ đây đang thay da đổi thịt từng ngày.

“Từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu của xã ngày càng được củng cố, nhất là hạ tầng giao thông. Nhờ đó việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân chúng tôi đã thuận tiện hơn trước rất nhiều, đời sống cũng được cải thiện rõ rệt” - anh Hoàng Thanh, sinh sống ở xã Tân Hương chia sẻ.

Qua Tân Hương, chúng tôi theo tuyến đường huyện 73 đến xã Vũ Lăng với các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng gắn với cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn như: Thâm Thoong - Dập Dị và di tích Trường Vũ Lăng. Vũ Lăng giờ đây đã đổi thay rõ rệt, những cánh đồng thuốc lá xanh mát xen lẫn với những vườn lạc, vườn ngô và những căn nhà sàn truyền thống tạo cho Vũ Lăng một không gian thơ mộng thanh bình.

Trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng của xã đã được đầu tư xây dựng, các tuyến đường đến trung tâm các thôn được cứng hóa, giúp cho hoạt động giao thương nơi đây ngày càng sôi động.

Nhiều mô hình kinh tế được người dân “Châu Xưa” triển khai mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cảnh quan môi trường ở “Châu Xưa” giờ đây cũng trở nên xanh - sạch - đẹp nhờ sự vào cuộc của chính quyền và sự chung tay của người dân. Trong đó, cấp ủy chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường tới các tầng lớp nhân dân dưới nhiều hình thức. Thông qua đó, ý thức người dân về công tác môi trường đã từng bước được nâng cao, nhiều nơi đã xây dựng và lan tỏa nhiều mô hình bảo vệ môi trường hay.

Bên cạnh đó, huyện cũng tổ chức triển khai hưởng ứng, phát động các ngày lễ về môi trường, như: Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Ngày Khí tượng thế giới… với các hoạt động cụ thể: Ra quân vệ sinh đường làng ngõ xóm, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải; khơi thông cống rãnh; phát quang bụi rậm; tổ chức về cơ sở thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới…

Cùng với bảo vệ môi trường, huyện đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước...  từng bước khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản và khoan, khai thác nước dưới đất trái phép…

Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn Nguyễn Ngọc Thiều cho biết, phát huy truyền thống của quê cách mạng anh hùng, bước vào thời kỳ đổi mới, mọi mặt về kinh tế - xã hội của huyện không ngừng phát triển. Những năm gần đây, tận dụng lợi thế đất đai, huyện Bắc Sơn đã lồng ghép hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, từng bước hình thành các vùng chuyên canh, chăn nuôi tập trung đem lại hiệu quả cao như: sản xuất lúa nếp cái hoa vàng ở xã Bắc Sơn; sản xuất rau an toàn ở xã Hữu Vĩnh; chăn nuôi trâu, bò vỗ béo ở các xã: Chiến Thắng, Quỳnh Sơn; mô hình trồng cam, quýt theo hướng VietGAP ở các xã: Chiến Thắng, Vũ Sơn; mô hình cam, bơ ở xã Tân Hương… Các mô hình trên đã, đang được nhân rộng và phát huy hiệu quả kinh tế.

Nhờ đó, giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 8 - 9%. Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 44 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,14%. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả nổi bật, phát huy chủ thể, sự đồng thuận vào cuộc cả hệ thống chính trị và chung tay, góp sức của đông đảo người dân. Huyện đã có 9/19 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 9 xã so với năm 2015 (sau sáp nhập trên địa bàn huyện có 7/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới)….

Trên bước đường đi lên, Bắc Sơn tuy còn gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Sơn đang ngày đêm nỗ lực xây dựng quê hương khởi nghĩa ngày càng giàu, đẹp, xứng đáng với niềm tin yêu của đồng bào cả nước về mảnh đất “Châu Xưa” anh hùng.

Bài liên quan
  • Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước vùng núi Thanh Hóa
    (TN&MT) - Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa rất chú trọng đến công tác quản lý, siết chặt việc cấp Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn nước sạch tại các khu vực miền núi của tỉnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bài học đồng lòng - từ khóa của thành công
Cách trung tâm huyện 23,5km, Chiềng Khoa như khối cơ bắp cuộn lên trên cánh tay của Vân Hồ. Nơi đây, ba năm về trước, xã Chiềng Khoa được công nhận xã Nông thôn mới đầu tiên. Đi tìm “điểm sáng” Chiềng Khoa, chúng tôi được nghe rất nhiều về hai chữ “đồng lòng”.
Đừng bỏ lỡ
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
  • Sắc xanh xứ đạo xã Phú Sơn
    Bà con giáo xứ tại xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn nêu cao phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
  • Theo chân cán bộ kiểm lâm “cắm bản”
    (TN&MT) - Dọc theo những con đường đến với xã vùng biên Phiêng Pằn của huyện Mai Sơn (Sơn La), trên những quả đồi bạc màu, hoang hóa ngày nào, đang xanh lên màu xanh của những cánh rừng. Trong thành công ấy, có bóng dáng, sự nỗ lực quên mình của người kiểm lâm viên địa bàn ngày ngày “bám đất, bám rừng”.
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
  • Kinh nghiệm giữ rừng của người Tày Lạng Sơn
    Thôn Đông Đằng, xã Bắc Quỳnh (Bắc Sơn, Lạng Sơn) nằm cạnh một rừng nghiến cổ thụ xanh mướt. Bao đời nay, bằng tấm lòng yêu rừng, giữ rừng của người dân nơi đây, hàng trăm gốc nghiến quý giá vẫn giữ nguyên vẹn, sừng sững như minh chứng sống cho những thăng trầm, đổi thay trên vùng đất cách mạng Bắc Sơn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO