Đổi thay ở vùng đất Ba Tơ

Bài và ảnh: Võ Hà | 30/03/2021, 15:24

(TN&MT) - Về huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi), chúng tôi vượt qua những cung đường đèo ngoạn mục, ngắm nhìn những thị trấn, thị tứ đang đổi thay nhiều mặt. Tinh thần hào khí cuộc khởi nghĩa Ba Tơ năm xưa đã tạo cho quê hương cách mạng được khởi sắc hơn qua mỗi mùa xuân.

Ba Tơ là huyện nghèo vùng cao của tỉnh Quảng Ngãi, địa hình phức tạp, nhiều núi cao, suối sâu chia cắt, với dân số hơn 57.600 người, trong đó đồng bào dân tộc Hrê chiếm 84%. 76 năm từ ngày diễn ra cuộc khởi nghĩa giành nhiều thắng lợi, đến nay, Ba Tơ đang không ngừng phát triển. Những con đường nhựa, đường bê tông từ trung tâm huyện lỵ đã và đang nối dài đến tận xã, tận thôn.

Dệt thổ cẩm ở làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ

Từ năm 2016, huyện Ba Tơ triển khai thực hiên Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.

Theo đó, nông nghiệp được chuyển đổi theo hướng dựa vào lợi thế từng vùng, gắn với thị trường tiêu thụ; sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các mô hình cánh đồng lớn cho vùng nguyên liệu mía, tiêu, chuối... áp dụng khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất, liên kết từ sản xuất, thu mua, chế biến. Gần 200 ha đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác như ngô, lạc, khoai lang, cỏ phục vụ chăn nuôi... Từ đó, người dân có thu nhập gấp đôi so với trồng lúa. Nhiều hộ đã đầu tư hàng trăm triệu đồng cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

Toàn huyện Ba Tơ hiện có 8 trang trại chăn nuôi với doanh thu hơn một tỷ đồng/năm, 6 hộ chăn nuôi lợn đạt tiêu chí gia trại; bước đầu thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để cung cấp thức ăn chăn nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ ra ngoài huyện. Trung tâm khuyến nông huyện Ba Tơ cũng liên tục mở các lớp tập huấn cho bà con nông dân áp dụng quy trình kiểm soát và chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, cải tạo hoặc đưa giống mới vào chăn nuôi.

Đồng bào Ba Tơ vận chuyển cây giống trồng rừng

Anh Pham Văn Hỉa ở xã Ba Dinh không giấu được niềm vui: “Nhờ trồng thêm lạc, ngô ở bãi bồi ven sông, kết hợp với trồng cây keo lá tràm cung cấp cho các nhà máy dăm gỗ, đời sống người dân nay khác hẳn. Có điện, đường bê tông nên bà con rất vui, mà bán con gà, ký đậu cũng được giá hơn trước”.

Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ Trần Trung Triết cho biết, những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của Ba Tơ đang có những chuyển nhanh chóng, tích cực và nhiều khởi sắc. Kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống không ngừng được đầu tư xây dựng. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng dưới 27%. Đời sống, thu nhập của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người ước đạt hơn 30 triệu đồng/người/năm.

Hệ thống giao thông được mở rộng thông suốt; 20/20 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, có đường ô tô đến trung tâm; 90% số thôn có đường ô tô đến thôn. Các xã: Ba Liên, Ba Động, Ba Dinh, Ba Tô, Ba Vì, Ba Tiêu… đã bê tông hóa 100% đường liên xã. Đường lên Ba Trang, Ba Khâm không còn bị chia cắt vào mùa mưa lũ. Việc xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả tích cực, trong đó, Ba Động là xã đầu tiên của các huyện miền núi trong tỉnh đạt xã nông thôn mới.

Kinh tế phát triển nên đời sống tinh thần của người Hrê ở chiến khu Ba Tơ cũng được cải thiện đáng kể. Những tập quán, phong tục lạc hậu như tảo hôn, chôn tài sản có giá trị theo người chết, cúng bái khi đau ốm, nghi kỵ cầm đồ thuốc độc… từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo thế ổn định bền vững trên vùng căn cứ địa cách mạng.

Bài liên quan
  • Háo hức chờ đón Lễ hội Nàng Han xã Mường So
    (TN&MT) - Lễ hội Nàng Han xã Mường So lần thứ XV năm 2021 sẽ được tổ chức từ ngày 26/3 - 27/3/2021 (tức ngày 14/2 - 15/2 Âm lịch) tại Khu di tích Đền thờ Nàng Han (xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) với sự tham gia góp hội của 11 thôn, bản và người dân trên địa bàn xã Mường So.

(0) Bình luận
Nổi bật
Những người Khơ Mú (Mường Chà) giữ hồn dân tộc
(TN&MT) - Cuối năm, trời Điện Biên nắng vàng như rót mật. Quốc lộ 12 đen lĩnh như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn. Độ này, hoa dã quỳ nở khắp cung đường, vàng xuộm. Bản Khơ Mú bình yên, khiêm tốn bên dòng Nậm Mức. Cả bản Púng Giắt , xã Mường Mươn có 92 hộ, hơn 400 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Khơ Mú. Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo của bản giảm mạnh còn 22,85%. Dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn, nhưng họ vẫn hào sảng say sưa hát, say sưa múa… lạc quan và yêu đời như vốn tự nhiên có của mảnh đất này...
Đừng bỏ lỡ
  • Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
    Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO