Đổi mới hình thức tiếp cận thông tin cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Hoàng Hiền | 15/11/2022, 19:19

(TN&MT) - Ngày 15/11, Hội thảo trực tuyến góp ý dự thảo Đề án Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2023 - 2025 được Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức tại Hà Nội.

Hội nghị do đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số ban, ngành trực thuộc Trung ương; các thành viên trong Ban Soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng đề án; đại diện 19 báo, tạp chí tham gia thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; cùng lãnh đạo các đơn vị của Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo các ban ngành địa phương tại điểm cầu các tỉnh, thành phố vùng dân tộc (DTTS) và miền núi.

z3882763708872_680b36e35ab34bc28301e87ce9847311.jpg
Đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc  phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh nêu nhiệm vụ của Hội thảo. Trong đó, cần đổi mới hình thức cung cấp thông tin cho phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS; cần đặc biệt quan tâm đến tính đặc thù trong chính sách…

Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Ban Soạn thảo Đề án, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Phó Ban thường trực Ban Soạn thảo bà Hoàng Thị Lề trình bày báo cáo tóm tắt đề án, nêu ra 2 mục tiêu cụ thể là tiếp tục cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

img_20221115_173857.jpg
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội nghị.

Chia sẻ về nội dung cụ thể của dự án, đồng chí Hoàng Thị Hạnh cho biết: Các báo, tạp chí tham gia cung cấp thông tin, truyền thông cho các đối tượng thụ hưởng ở vùng đồng bào DTTS theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào tôn chỉ mục đích của báo mình để đổi mới về nội dung. Việc thực hiện đổi mới này nhằm khắc phục việc đưa thông tin chồng chéo, tràn lan, khó kiểm soát, dàn trải…

z3882760183153_2dcd6abdc251007d9b52654c64c31336.jpg
Toàn cảnh Hội thảo trực tuyến 

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về sự cần thiết xây dựng Đề án; làm rõ đường lối, chủ trương thông tin tuyên truyền theo Nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc; cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn xây dựng Đề án; mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể; đối tượng thực hiện Đề án; tập trung thảo luận về những giải pháp đổi mới nội dung ấn phẩm báo, tạp chí; đổi mới hình thức cung cấp thông tin; đa dạng các kênh phát hành đến đối tượng thụ hưởng... nhằm hoàn thiện đề án.

Tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp từ các đại biểu ở các tỉnh thành, Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh cho rằng, cần tập trung hơn nữa để xây dựng Đề án thành công. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó thì Ban soạn thảo, cơ quan Ủy ban Dân tộc cần tiếp thu đầy đủ ý kiến để hoàn chỉnh đề án. Cần nâng cao chất lượng báo chí, tạp chí cho các vùng đồng bào DTTS.

Bài liên quan
  • Ủy ban Dân tộc: Khảo sát ấn phẩm báo chí để tuyên truyền phù hợp với đồng bào
    (TN&MT) - Thực hiện Đề án “Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2023 - 2025 theo Quyết định số 660/QĐ-UBDT ngày 30/9/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) đã tổ chức điều tra, khảo sát tại các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang từ ngày 12/10 đến ngày 21/10/2022.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
  • Hà Nội: Điều chỉnh giao thông giảm ùn tắc nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng
    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông Hà Nội sẽ tiến hành thí điểm điều chỉnh tổ chức lại nút giao nói trên, nút giao Ngã Tư Sở và các nút giao lân cận.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
  • Điện Biên: Hiệu quả của Chương trình " Mái ấm nghĩa tình, An sinh xã hội"
    (TN&MT) - Theo Ban Chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên, công tác làm nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua đã được các cấp lãnh đạo quan tâm triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho những hộ còn khó khăn của các huyện: Tủa Chùa; Tuần Giáo; Mường Ảng; Điện Biên; Mường Chà; Nậm Pồ và thị xã Mường Lay.
  • Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn trong công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Sau gần 10 năm thực hiện 2 giai đoạn của Chương trình giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giảm nghèo, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Phụng Hiệp, Hậu Giang: Tập trung hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống
    (TN&MT)- Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tập trung triển khai các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người, góp phần kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
  • Sức sống mới ở Khuổi Ma
    (TN&MT) - Đến với thôn Khuổi Ma (xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hôm nay, người ta dễ dàng cảm nhận thấy bầu không khí tươi vui của mùa Xuân vẫn kéo dài tới tận tháng 3 này bởi sự rộng ràng tươi mới của vùng đất đang ngày càng "thay da, đổi thịt"...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO