Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

15/07/2015, 00:00

(TN&MT) - Là quốc gia có trên 70% dân số có sinh kế liên quan đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản, kể cả dịch vụ công nghiệp và thương mại… đều phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm khí tượng, thủy văn. Tuy nhiên, những năm gần đây, Việt Nam phải chứng kiến nhiều sự thay đổi quy luật theo mùa của các yếu tố cực đoan như bão tố, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn… đang có xu thế gia tăng. Điều đó đặt ra cho các cấp quản lý yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Vẫn còn tình trạng sử dụng nước lãng phí

Theo PGS.Tiến sỹ Lê Anh Tuấn – ĐH Cần Thơ: Mặc dù có nhiều thách thức về nguồn nước, đặc biệt trong bối cảnh có những biểu hiện ngày càng bất thường của thiên tai, hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhưng Việt Nam còn sử dụng chưa thật hợp lý nguồn tài nguyên này. Nông nghiệp sử dụng 70 – 90% lượng nước nhưng nước cho nông nghiệp phần lớn không phải trả tiền và không xác định lượng sử dụng, dẫn đến sự lãng phí và kém hiệu quả.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến tình trạng hạn hán ngày càng gia tăng trong những năm gần đây

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến tình trạng hạn hán ngày càng gia tăng

trong những năm gần đây

Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong các chương trình cấp nước nông thôn, nhưng còn đến 36 triệu người dân nông thôn không tiếp cận đủ tiêu chuẩn, 40 triệu người không tiếp cận với các điều kiện vệ sinh cho sức khỏe. Thủy điện đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới điện quốc gia, giúp điều hòa nguồn nước nếu được sử dụng theo hướng đa mục tiêu, nhưng việc phát triển không bền vững thủy điện đang là gia tăng mâu thuẫn các nhu cầu sử dụng nước, đe dọa an ninh nước. Hiện đã có rất nhiều biện pháp mà các nhà khoa học nêu ra bảo vệ lưu vực sông theo cách tiếp cận tổng hợp đa ngành như đảm bảo dòng chảy tối thiểu môi trường, bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, bảo vệ chất lượng nước, tuân thủ nguyên tắc xả thải ra nguồn, chống các hoạt động khai thác vật liệu trên hệ thống sông có thể gây sạt lở bờ, cân nhắc hợp lý các dự án thủy điện, cầu cảng, chuyển dòng chảy.

Cộng đồng – chủ nhân đích thực bảo vệ nguồn nước

Theo Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, điều quan trong nhất trong chiến lược bảo vệ tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông nói riêng là phải có sự tham gia của cộng đồng như là những chủ nhân đích thực của nguồn tài nguyên quý giá này. Cộng đồng dân cư sống trong lưu vực, thông qua đại diện của các tổ chức xã hội dân sự đích thực của họ, phải có quyền và kinh nghiệm phản biện trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước sống. Không một cơ quan chính quyền hay tổ chức khoa học nào có thể phục hồi sự trong sạch của các dòng sông bắt nguồn từ chính những hành động có ý thức của người dân. Các dự án khai thác và xả thải vào nguồn nước phải minh bạch thông tin về những tác động tiêu cực có thể gây ran gay từ khi chuẩn bị thực hiện. Các dự án này phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, thậm chí cá nhân liên quan như là một quy trình pháp lý và là một việc tự nhiên của thể chế dân chủ hóa cơ sở.

Chuyên gia tài nguyên cho biết, các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cán cân nguồn nước. Mặc dù Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách quản lý nước phù hợp với từng giai đoạn và Bộ TN&MT cũng đã ban hành nhiều công văn và chỉ thị hướng dẫn nhưng việc triển khai lập kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương chưa được tiến triển nhiều do các tỉnh còn lúng túng trong việc triển khai. Một số địa phương chưa thành lập được Ủy ban lưu vực sông, nhận thức và hiểu biết về mối quan hệ tài nguyên nước và biến đổi khí hậu chỉ ở mức thông tin chung chung, chưa xác định phương pháp và công cụ thực hiện phù hợp.

Cần quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp

Ông Lê Anh Tuấn đề xuất các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng giải pháp quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp phối với kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu qua việc đầu tư kinh phí, hợp tác với các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật, các tổ chức chính phủ quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để cùng nhau chung tay xây dựng và triển khai các hoạt động cụ thể. Cần có những định hướng của quy hoạch tài nguyên nước với thời gian ít nhất 10 năm hoặc xa hơn nữa từ 20 – 50 năm, đặc biệt là các vùng trọng điểm kinh tế xã hội nên có tầm nhìn đến 100 năm. Trong đó cần có quy định các tiêu chuẩn của phát triển xanh, điều này không phải đơn thuần chỉ là một khẩu hiệu mà phải có những hoạt động và hành động thiết thực trong đó có những giải pháp khoa học trong quản lý tổng hợp lưu vực sông với sự tham gia của cộng đồng người và các tổ chức xã hội dân sự. “Đây phải là một chủ trương nhất quán và mục tiêu tổng quát trong mọi kế hoạch chiến lược, quy hoạch phát triển và các dự án tăng trưởng kinh tế xã hội. Bảo vệ sự trong lành của các dòng sông không chỉ là nhiệm vụ của chính mỗi người dân mà còn là trách nhiệm công dân cho thế hệ tương lai của đất nước” – Tiến sỹ Lê Anh Tuấn nói.

Thanh Tâm


(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Ninh Bình phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 2/6, tại TP Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình phối hợp với UBND TP Ninh Bình tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới – Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam – Ngày Đại dương thế giới và Chiến dịch làm sạch môi trường năm 2023.
  • Thời tiết ngày 2/6: Nắng nóng kèm nguy cơ gây hại cao
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày hôm nay (2/6), chỉ số UV cực đại trong ngày hầu hết các tỉnh trên cả nước đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao. Đặc biệt, các địa phương là Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quy Nhơn có chỉ số nhiệt cực đại ở mức nguy hiểm, người hoạt động ngoài trời trong thời gian dài có thể bị sốc nhiệt.
  • Nhiều giải pháp mới trong xử lý, tái chế nhựa
    (TN&MT) - Ngày 1/6, tại Hà Nội, Viện Chính sách Kinh tế môi trường (EEPI), Tạp chí Kinh tế Môi trường và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam”.
  • Chúng ta cùng hành động
    (TN&MT) - Diễn ra vào ngày 5/6 hằng năm, ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là tập trung vào thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Lựa chọn của UNEP không nằm ngoài dự đoán của các quốc gia, đồng nghĩa với nhận định cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa đang là mối nguy hàng đầu đe dọa nặng nề tương lai trái đất.
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sơn La: Xây dựng những miền quê đáng sống
    (TN&MT) - Với 188/204 xã khu vực nông thôn, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
  • Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
    (TN&MT) - Tại nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia hoạt động đàm phán với việc phân công trách nhiệm, chủ trì đàm phán rõ ràng để đảm bảo tính khả thi của cam kết khi thực thi một Thỏa thuận có tính chất pháp lý toàn cầu về rác thải nhựa.
  • Việt Nam tham gia thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương: Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực
    (TN&MT) - Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Với Quyết định này, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới và thực hiện những bước đi tiên phong trong cuộc chiến với rác thải nhựa đại dương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO