Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 19/5/2025 5:54 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 24/06/2024 , 11:32 (GMT+7)

Độc đáo lễ mừng cơm mới dân tộc Thái Quang Huy

Thứ Hai 24/06/2024 , 11:32 (GMT+7)

(TN&MT) Tháng 6 - mùa lúa chín, cũng là lúc đồng bào dân tộc Thái xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La) náo nức tổ chức lễ mừng cơm mới, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cùng du khách trong và ngoài tỉnh.

Dân tộc - Tôn giáo

Độc đáo lễ mừng cơm mới dân tộc Thái Quang Huy

Nguyễn Nga 24/06/2024 11:32

(TN&MT) Tháng 6 - mùa lúa chín, cũng là lúc đồng bào dân tộc Thái xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La) náo nức tổ chức lễ mừng cơm mới, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cùng du khách trong và ngoài tỉnh.

1.jpg

Lễ mừng cơm mới năm nay được tổ chức tại Đình Chu, bản Chiềng Hạ, xã Quang Huy. Gồm các hoạt động: Lễ cúng cơm mới tại Đình Chu, bản Chiềng Hạ; các trò chơi dân gian; triển lãm ảnh và giới thiệu sản phẩm với chủ đề: “Mường Tấc - Mùa nếp thơm”.

Tại phần Lễ, nghi thức cúng cơm mới được thầy cúng thực hiện để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đủ đầy. Sau khi làm lễ ở nhà thờ tổ, các hộ dân chuẩn bị lễ cúng cơm mới tại gia đình. Tùy điều kiện từng gia đình, mời khách đến chung vui.

9.jpg

Tham dự lễ hội, bà con dân tộc Thái xã Quang Huy đã thi nấu cơm, thực hiện các công đoạn từ giã thóc thành gạo, sàng gạo...

2.jpg
5.jpg

8.jpg

...vừa gánh niêu, vừa di chuyển…

4.jpg

Thông qua các phần thi, thể hiện sự khéo léo, cần cù của đồng bào dân tộc Thái, tái hiện nét đẹp truyền thống, tôn vinh những người trồng lúa trên địa bàn.

3.jpg

Những sản vật đặc trưng của quê hương Phù Hoa.

6.jpg

Trong khuôn khổ Lễ hội, còn diễn ra các trò chơi dân gian độc đáo, thu hút đông đảo bà con địa phương và du khách tham quan, cổ vũ.

Lễ mừng cơm mới xã Quang Huy được tổ chức vào mùa lúa chín tháng 6, nhằm khôi phục, bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân các dân tộc xã Quang Huy, tạo nền tảng để địa phương xây dựng đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp của cánh đồng Mường Tấc. Đồng thời, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm “Gạo Phù Yên”, mở ra cơ hội hợp tác, đầu tư và nâng cao chỗ đứng của Gạo Phù Yên trên thị trường.

Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông

Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông

(TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.

Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

(TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì

Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì

(TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết

Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Đầu Xuân đi trẩy hội mở cửa rừng

Đầu Xuân đi trẩy hội mở cửa rừng

(TN&MT) - Đây là sự kiện văn hóa, tín ngưỡng lớn trong năm của huyện Lạng Giang nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị lễ hội đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then. Lễ hội mở cửa rừng được tổ chức từ ngày 07/02 đến 09/02 (tức ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch) tại đền Cổ Ngựa, đền Chúa Then, thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường

Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường

(TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Xem thêm