Phát triển bền vững

Độc đáo cọn nước du lịch

Phóng sự của: Đình Tiệp - Thành Vinh 14:47 23/05/2023

(TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.

Cái khó ló cái khôn

Với đặc thù các huyện miền núi, địa hình núi non hiểm trở nên hồ đập ít, nhỏ lẻ, các dòng khe suối cũng có độ dốc lớn. Thế nên việc tích trữ nước, chống hạn vào mùa khô hết sức khó khăn; mặt khác, việc chống hạn bằng những chiếc máy bơm chạy bằng xăng dầu, tưới nước tốc độ nhanh là điều rất xa xỉ vì chi phí lớn…

anh-1(1).jpg
Cọn nước được làm san sát trên suối.

Trong cái khó ló cái khôn, từ nhiều năm nay, người dân tộc Thái ở các huyện miền Tây Nghệ An như Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Con Cuông đã có phương án đối phó với hạn hán bằng những chiếc cọn (còn gọi là guồng nước) nước bằng gỗ, tre tự chế hết sức độc đáo, đơn giản, chi phí thấp mà hiệu quả lại cao.

Tại các bản Hoa Tiến 1, Hoa Tiến 2 thuộc xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu), người dân sống bên dòng sông Hiếu ruộng chủ yếu là đất pha cát, dùng máy bơm cũng chỉ được một hai ngày, dân nghèo nên không có tiền mua máy bơm nước, lại tốn xăng dầu. Và, cách chống hạn bằng những chiếc cọn nước tự chế đơn giản, kinh phí ít, nhưng lại mang đến hiệu quả cao hơn rất nhiều.

anh-2.jpg
Để giúp chống lại hạn hán cho các thửa ruộng vùng cao.

Ông Sầm Văn Tâm, bản Hoa Tiến I, cho biết: “Cọn nước có từ đời ông cha chúng tôi, làm cọn nước không khó làm, dụng cụ cũng đơn giản, làm 2 đến 3 ngày là xong, chi phí cũng thấp hơn, trong bản có trung bình từ 70-80 chiếc cọn nước phục vụ tưới cho hơn 40 ha đất trồng lúa”.

Mỗi cái cọn nước ước tính chi phí vào khoảng 2 – 3 triệu đồng, cọn nước bình thường dùng được 2 năm, sau đó tu sửa lại và có thể sử dụng tiếp. Cọn nước rất thuận lợi cho việc đưa nước vào tưới tiêu cho những cánh đồng khô hạn ở vị trí cao.

Quanh năm, hình ảnh những chiếc cọn nước như những chiếc bánh xe khổng lồ, chậm chậm quay vòng đều đặn ở hai bờ sông Hiếu đã trở nên rất quen thuộc đối với người dân cũng như khách thập phương. Hình ảnh cọn nước rất độc đáo, lạ mắt nên nhiều khách đi qua cũng nán lại để lưu lại những hình ảnh làm kỷ niệm bên chiếc cọn nước. Cọn nước đã trở thành những nét đặc trưng của người Thái ở các huyện miền Tây Nghệ An.

anh-5.jpg
anh-4.jpg
Bà con tự làm cọn nước bằng tre, nữa, gỗ nhỏ, chi phí thấp và còn rất "thân thiện với môi trường".

Cọn nước được thiết kế rất khéo léo từ những vật liệu của núi rừng như: tre, nứa. Những chiếc cọn nước của đồng bào miền núi đã trở thành những công trình thủy lợi tự chế hết sức độc đáo, phục vụ sản xuất nông nghiệp, chống hạn hán cho bà con nơi đây.

Ông Sầm Văn Túc – Phó chủ tịch UBND xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu), cho biết: “Xã Châu Tiến có gần 280 ha đất trồng lúa, trong đó có khoảng một nửa thường xuyên thiếu nước, việc đảm bảo nước tưới tiêu bằng kênh mương thủy lợi là không thể, bà con tự làm cọn nước chống hạn rất tốt, tiết kiệm kinh phí xây dựng hệ thống thủy lợi, với những chiếc cọn nước bà con đã giải quyết được khó khăn cho chính quyền trong việc chống hạn”.

Cọn nước...làm du lịch

Mấy năm gần đây, một tác dụng bất ngờ của cọn nước là du khách ở khắp nơi khi nhìn thấy đều tỏ ra thích thú vì độc đáo, lạ mắt. Khi nhìn thấy cọn nước, nhiều du khách đã nán lại bên những con khe, dòng suối ở các huyện miền Tây xứ Nghệ để chụp ảnh, quay những thước phim làm kỷ niệm...Vì thế, một số địa phương đã tận dụng việc này để khai thác tối đa tác dụng của cọn nước. Và, cọn nước ngoài việc lấy nước chống hạn thì bất ngờ trở hành một công cụ để giúp người dân làm du lịch.

anh-6.jpg
Một số xã của huyện Tương Dương, Quỳ Châu đã dùng cọn nước để...làm du lịch. (Ảnh: H.P).

Tiên phong trong việc làm cọn nước “đa mục đích” là xã Yên Na và xã Yên Hòa, huyện Tương Dương. Tại đây, bên dòng suối Chà Hạ yên bình có đến hàng trăm cọn nước san sát nhau tạo nên một khung cảnh hết sức đẹp mắt, thơ mộng để chào đón du khách.

Ông Vi Thanh Tùng – Chủ tịch UBND xã Yên Na, tâm sự rằng, từ xưa người dân đã biết làm cọn nước để dẫn nước tưới tiêu cho những cánh đồng dọc suối Chà Hạ. Quả thật, những chiếc cọn nước là “cỗ máy” vừa không tốn nhiều chi phí mà lại “thân thiện với môi trường” mà đồng bào miền núi đã sáng tạo ra để giúp chống hạn hiệu quả.

anh-7.jpg
Du khách thích thú với hình ảnh cọn nước miệt mài quay trên suối bên cánh đồng lúa xanh mướt. (Ảnh: H.P).

“Những năm gần đây chúng tôi nhận thấy khung cảnh này rất đẹp, thu hút được nhiều khách đến du ngoạn, chụp ảnh...nên xã đã tiến hành bàn bạc với người dân để đầu tư thêm những cây cầu gỗ, chòi dừng nghỉ và phục vụ ẩm thực để mùa hè thu hút du khách, phát triển du lịch cộng đồng sinh thái cho địa phương” – Ông Vi Thanh Tùng, cho biết thêm.

Cách đó không xa, vào xã Yên Hoà điều gây ấn tượng nhất là bà con người Thái ở đây cũng đã bắt đầu biết làm du lịch, dựa vào cảnh quan và đời sống văn hóa, phong tục để thu hút du khách. Giờ đây, du khách đến Yên Hòa mê mẩn với những cánh đồng mùa trĩu hạt, với gần 50 cọn nước ngày đêm thức cùng dòng Chà Hạ, ở đây còn có cánh rừng săng lẻ tuyệt đẹp ở bản Yên Tân và lời ca, điệu múa của những cô gái Thái. Không ít người cho rằng với ưu thế về phong cảnh, Yên Hòa sẽ là một trong những điểm du lịch cộng đồng nổi bật nhất ở miền Tây Nghệ An trong tương lai gần.

anh-3(1).jpg
Những chiếc cọn nước đẹp hoang sơ, độc đáo giúp thu hút du khách  về miền Tây xứ Nghệ.

Khi nói về cọn nước, ông Nguyễn Hữu Hiến – Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương, rất kỳ vọng rằng, ngoài tác dụng tuyệt vời về việc chống hạn thì trong tương lai cọn nước sẽ tiếp tục được các địa phương của huyện nhà phát huy tác dụng thu hút du khách, phát triển du lịch. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có phương án chỉ đạo các xã, phối hợp với các đơn vị có kinh nghiệm trong làm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái để tạo nên những tua thu hút du khách bằng cách kết hợp nhiều địa danh, địa điểm từ văn hóa đến cảnh quan, trong đó có quần thể cọn nước để đẩy mạnh phát triển du lịch huyện nhà” – Ông Hiến, cho hay.

Bài liên quan
  • Nghệ An: Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng ở 4 huyện miền núi
    (TN&MT) - UBND tỉnh Nghệ An vừa phê duyệt Danh sách các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2021. Tổng kinh phí hỗ trợ là 1,94 tỷ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bài học đồng lòng - từ khóa của thành công
Cách trung tâm huyện 23,5km, Chiềng Khoa như khối cơ bắp cuộn lên trên cánh tay của Vân Hồ. Nơi đây, ba năm về trước, xã Chiềng Khoa được công nhận xã Nông thôn mới đầu tiên. Đi tìm “điểm sáng” Chiềng Khoa, chúng tôi được nghe rất nhiều về hai chữ “đồng lòng”.
Đừng bỏ lỡ
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
  • Sắc xanh xứ đạo xã Phú Sơn
    Bà con giáo xứ tại xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn nêu cao phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
  • Theo chân cán bộ kiểm lâm “cắm bản”
    (TN&MT) - Dọc theo những con đường đến với xã vùng biên Phiêng Pằn của huyện Mai Sơn (Sơn La), trên những quả đồi bạc màu, hoang hóa ngày nào, đang xanh lên màu xanh của những cánh rừng. Trong thành công ấy, có bóng dáng, sự nỗ lực quên mình của người kiểm lâm viên địa bàn ngày ngày “bám đất, bám rừng”.
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
  • Kinh nghiệm giữ rừng của người Tày Lạng Sơn
    Thôn Đông Đằng, xã Bắc Quỳnh (Bắc Sơn, Lạng Sơn) nằm cạnh một rừng nghiến cổ thụ xanh mướt. Bao đời nay, bằng tấm lòng yêu rừng, giữ rừng của người dân nơi đây, hàng trăm gốc nghiến quý giá vẫn giữ nguyên vẹn, sừng sững như minh chứng sống cho những thăng trầm, đổi thay trên vùng đất cách mạng Bắc Sơn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO