Doanh nghiệp được tham gia quyết định và giám sát quản lý, sử dụng tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải

Phạm Oanh (thực hiện) | 30/09/2021, 12:04

(TN&MT) - Quy định đóng góp tài chính vào Quỹ BVMT Việt Nam hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020 đang gặp ý kiến trái chiều từ phía các hiệp hội doanh nghiệp. Liệu đây có phải là một khoản thuế hay phí mà doanh nghiệp phải chịu? Số tiền các doanh nghiệp đóng góp sẽ được sử dụng ra sao…

Để làm rõ vấn đề này, Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT.

Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT

PV: Thưa ông, Luật BVMT 2020 có quy định nhà sản xuất, nhập khẩu đóng góp tài chính vào Quỹ BVMT Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải, xin ông cho biết rõ hơn về quy định này.

Ông Phan Tuấn Hùng:

Luật BVMT 2020 có hai quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu, gồm: Điều 54 quy định trách nhiệm tái chế chất thải và Điều 55 quy định trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải. Theo đó, tại hai điều luật này có quy định đóng góp tài chính vào Quỹ BVMT Việt Nam tương ứng là đóng góp để hỗ trợ tái chế và đóng góp để hỗ trợ xử lý chất thải. Hai cơ chế đóng góp tài chính này là khác nhau, áp dụng cho các nhóm sản phẩm, bao bì khác nhau và cơ chế quản lý, vận hành cũng khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay đang có hiểu nhầm và nhầm lẫn giữa hai quy định này.

Về trách nhiệm tái chế, dự thảo Nghị định quy định doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu 06 nhóm sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế (gồm: thiết bị điện – điện tử; pin - ắc quy; săm lốp; dầu nhớt, phương tiện giao thông và bao bì) có hai lựa chọn là tự mình tổ chức tái chế hoặc đóng tiền vào Quỹ BVMT Việt Nam để hỗ trợ tái chế. Việc đóng tiền vào Quỹ BVMT trong trường hợp này là tự nguyện vì đây là lựa chọn nhằm thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Về trách nhiệm xử lý chất thải, dự thảo Nghị định quy định doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu 05 nhóm sản phẩm, bao bì có các tiêu chí như chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý sau khi trở thành chất thải (gồm: bao bì hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật; kẹo cao su; tã, bỉm sử dụng một lần; thuốc lá; sản phẩm, đồ nhựa dùng một lần hoặc các sản phẩm sử dụng nhựa như một số sản phẩm như quần áo, giày dép, đồ chơi.v.v…) thì phải đóng góp tài chính vào Quỹ BVMT Việt Nam để hỗ trợ xử lý chất thải. Đây là khoản đóng góp bắt buộc, khách với đóng góp tự nguyện để thực hiện trách nhiệm tái chế.

PV: Như vậy, các khoản đóng góp tài chính vào Quỹ BVMT Việt Nam nêu trên không phải là thuế, phí bảo vệ môi trường, tại sao lại như vậy, thưa ông?

Ông Phan Tuấn Hùng:

Cần phải khẳng định Luật BVMT 2020 đã quy định đóng góp tài chính vào Quỹ BVMT Việt Nam để hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động tái chế hoặc xử lý chất thải. Luật BVMT 2020 không quy định khoản đóng góp này là thuế hay phí bảo vệ môi trường. Bản chất thì tiền đóng vào Quỹ BVMT Việt Nam là để thực hiện trách nhiệm tái chế hoặc xử lý các sản phẩm, bao bì khi chúng trở thành chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu; khoản tiền này không nộp vào ngân sách nên không thể gọi là thuế hay phí môi trường. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã triển khai cơ chế này đều không coi khoản đóng góp này là nguồn thu ngân sách, sử dụng trực tiếp cho hoạt động tái chế, xử lý chất thải; cơ quan nhà nước không quản lý, sử dụng khoản đóng góp này mà chỉ thực hiện vai trò giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng bảo đảm hiệu quả, minh bạch, đúng mục đích và đúng pháp luật.

Ngoài ra, việc đóng góp hỗ trợ tái chế theo Điều 54 Luật BVMT 2020 là tự nguyện, không phải bắt buộc như tôi đã nêu nên không thể gọi đây là một nguồn thu thuế hay phí.

Theo chiều ngược lại, theo quy định pháp luật thì thuế, phí là khoản thu ngân sách. Thuế, phí chỉ được quy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí. Hơn nữa, về nguyên tắc Luật BVMT 2020 và dự thảo Nghị định không thể quy định cụ thể thuế, phí bảo vệ môi trường được. Do đó, tôi khẳng định tiền đóng góp để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải trong dự thảo Nghị định hiện nay không phải là thuế, phí hay lệ phí theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí như một số ý kiến băn khoăn.

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay, có nhiều quy định của pháp luật tương tự như khoản đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện EPR ở các lĩnh vực khác, ví dụ như chi trả dịch vụ môi trường rừng đóng vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng theo Luật Lâm nghiệp; đóng Quỹ Phòng chống thiên tai theo Luật Phòng, chống thiên tai, đóng Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và nhiều quỹ khác. Các khoản đóng góp tôi nêu cũng là các khoản đóng góp không thuộc ngân sách và được dùng hỗ trợ cho các mục tiêu phát triển và hoạt động quản lý khác nhau, giúp giảm gánh nặng cho ngân sách.

PV: Hiện nay, có nhiều ý kiến băn khoăn về tính minh bạch của việc quản lý các khoản đóng góp vào Quỹ BVMT Việt Nam. Xin ông cho biết việc quản lý, sử dụng tiền đóng góp này được thực hiện như thế nào?

Ông Phan Tuấn Hùng:

Công khai, minh bạch và đúng mục đích là yếu tố quyết định thành công của quy định này do vậy đây là vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm, đây là vấn đề đã được Luật BVMT 2020 quy định tại Điều 54 và Điều 55. Về vấn đề này tôi xin nêu mấy ý để làm rõ hơn như sau:

Thứ nhất, dự thảo Nghị định đã quy định việc quản lý, sử dụng khoản đóng góp này có sự tham gia thực hiện, giám sát, kiểm tra bởi các thiết chế khác nhau để bảo đảm minh bạch, công khai và cơ chế giám sát lẫn nhau, bao gồm: Quỹ BVMT Việt Nam, Văn phòng EPR Việt Nam, Hội đồng EPR quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo dự thảo Nghị định, Quỹ BVMT Việt Nam chỉ có vai trò giữ tiền mà không sử dụng tiền và không tổ chức thực hiện, vận hành tái chế thay cho nhà sản xuất, nhập khẩu đã đóng tiền; tổ chức thực hiện tái chế được thực hiện bởi Văn phòng EPR Việt Nam.

Thứ hai, Văn phòng EPR Việt Nam hay Quỹ BVMT Việt Nam ngoài việc chịu sự quản lý, giám sát, kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng EPR quốc gia thì các tổ chức này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán như các tổ chức khác.

Thứ ba, theo quy định của dự thảo Nghị định hiện nay, việc quản lý, giám sát việc sử dụng khoản tiền đóng góp này có sự tham gia trực tiếp của nhà sản xuất, nhập khẩu thông qua Hội đồng EPR quốc gia. Nhà sản xuất, nhập khẩu được quyền tham gia quyết định, giám sát việc quản lý, sử dụng khoản tiền này để bảo đảm hiệu quả, minh bạch và đúng mục đích.

Thứ tư, dự thảo Nghị định quy định Hội đồng EPR quốc gia với sự có mặt của đại diện tất cả các nghành hàng sẽ có quyền tham gia quyết định, giám sát quản lý, sử dụng khoản đóng góp này. Ngoài ra, nhà sản xuất, nhập khẩu được thông báo công khai việc quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của họ.

Do đó, ý kiến cho rằng Văn phòng EPR Việt Nam hay Quỹ BVMT Việt Nam toàn quyền quyết định sử dụng khoản đóng góp này mà không có cơ chế kiểm tra, giám sát là không chính xác.

Quy định EPR được xây dựng phù hợp với nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền"

PV: Có ý kiến cho rằng công thức tính tiền hỗ trợ tái chế chưa thực sự rõ ràng, ông có thể cho biết rõ hơn về công thức không thưa ông?

Ông Phan Tuấn Hùng:

Theo dự thảo Nghị định, tiền hỗ trợ tái chế đối với từng loại sản phẩm, bao bì được xác định theo công thức: F = (Fs * V * R) + Fm, tức là tổng tiền đóng góp = (định mức chi phí tái chế * lượng sản phẩm, bao bì * tỷ lệ tái chế theo yêu cầu) + chi phí quản lý, tổ chức hoạt động tái chế.

Theo công thức này thì có 02 phần: phần thứ nhất là chi phí tái chế như thu gom, phân loại, vận chuyển, tái chế. Chi phí này sẽ được chi trả cho các đơn vị tái chế. Phần thứ hai (Fm) là chi phí quản lý và tổ chức tái chế của Quỹ BVMT Việt Nam và Văn phòng EPR Việt Nam thay cho nhà sản xuất, nhập khẩu.

Công thức này là phù hợp thông lệ quốc tế và thực tế ở Việt Nam, được các chuyên gia quốc tế và trong nước đề xuất trên cơ sở tham khảo hầu hết các quốc gia đã áp dụng cơ chế này. Các quốc gia ở EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều quốc gia khác đều áp dụng quy định đóng góp này theo nguyên tắc “tính đủ chi phí” (full cost principle). Theo đó, đóng góp này tối thiểu phải bao gồm đầy đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ thực tế của tái chế như thu gom, phân loại, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì sau quá trình tiêu dùng cũng như các chi phí quản lý có liên quan.

Về nguyên tắc, chi phí đóng góp trong trường hợp không tự tổ chức tái chế thì phải cao hơn chi phí mà nhà sản xuất, nhập khẩu tự tổ chức tái chế; tức là khuyến khích nhà sản xuất, nhập khẩu tự tái chế và khi tự tái chế thì họ sẽ điều chỉnh thiết kế sản phẩm, bao bì cho mục đích tái chế nhằm tối ưu hóa về mặt kinh tế. Mục tiêu của quy định này không phải là nhằm thu tiền mà nhằm mục tiêu cao hơn là tạo động lực cho nhà sản xuất, nhập khẩu tự thực hiện tái chế.

Có ý kiến kiến nghị bỏ hoặc gộp chi phí quản lý, tổ chức hoạt động tái chế (Fm) vào chi phí tái chế. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy chi phí quản lý, tổ chức tái chế là bắt buộc phải có, nếu không có thì ai sẽ đứng ra tổ chức tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu. Chi phí này nên quy định rõ ràng mà không nên gộp vào chi phí tái chế.

Cũng có ý kiến cho rằng quy định 5% chi phí quản lý (Fm) như dự thảo Nghị định hiện nay còn thấp, không đủ trang trải chi phí quản lý, tổ chức tái chế. So sánh với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trích khoảng 15% (10% chi phí quản lý và 5% chi phí dự phòng) của khoản thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng cho chi phí quản lý.

Bài liên quan
  • Nhà sản xuất, nhập khẩu kẹo cao su phải đóng quỹ bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Qua rất nhiều cuộc tham vấn và từ kinh nghiệm của quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định đưa vào dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, nhà sản xuất, nhập khẩu dự kiến phải đóng 1,5% giá trị lô hàng vào Quỹ Bảo vệ môi trường để hỗ trợ thu gom, xử lý bã kẹo cao su.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thời tiết ngày 26/3: Hà Nội có mưa, trời lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 26/3, Hà Nội có mưa, mưa rào và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19-21 độ.
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: 'Năng lượng sạch – Trái đất xanh'
    (TN&MT) - Ngày 25/3, tại Phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội đã diễn ra sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng với chủ đề “Năng lượng sạch - Trái Đất xanh”. Sự kiện hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2023, diễn ra tối nay từ 20h30 đến 21h30.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Thanh Hóa: Thả cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Mã
    Sáng 25/3, tại khu phố Yên Vực, phường Tào Xuyên, UBND TP Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức “Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Mã – TP.Thanh Hóa”.
  • Quảng Bình: Xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải
    (TN&MT) - Ngày 22/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký ban hành công văn số 479 /UBND-KT về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải Quảng Bình.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Mưa đá xuất hiện tại miền núi Thừa Thiên – Huế
    Một trận mưa đá vừa xảy ra tại huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế, không thiệt hại về người.
  • Thời tiết ngày 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm 25/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to.
  • Lạng Sơn: Giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học giúp dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, làm du lịch sinh thái đã tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Thời tiết ngày 24/3: Nắng nóng gay gắt trước khi giảm nhiệt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 24/3, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, vùng núi phía Tây có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ trên 39 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất 35-45%.
  • Ngay sau nắng nóng diện rộng, miền Bắc sắp đón không khí lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ chiều tối và đêm 24/3 trở đi, có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Bắc, gây mưa rào và dông mạnh ở khu vực Việt Bắc, Đông Bắc.
  • Các nước Bắc Âu chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 23/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải: Kinh nghiệm của Bắc Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.
  • Tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
    (TN&MT) - Sáng 23/03, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Đại sứ quán Na Uy và một số đơn vị tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs).
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO