Doanh nghiệp bất động sản đang trong giai đoạn khó khăn

Thùy Linh | 22/11/2022, 11:23

(TN&MT) - Vướng mắc về mặt pháp lý, tài chính khi thực hiện các dự án bất động sản (BĐS) đang là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp (DN). Đây cũng là điểm cần được Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét, tháo gỡ kịp thời.

Doanh nghiệp BĐS khó khăn trăm bề

Trao đổi với báo giới, các DN BĐS đều cho rằng, đây là thời điểm khó khăn nhất của các DN. Lãi suất ngân hàng tăng cao trong khi các kênh huy động vốn khác như nguồn trái phiếu, nguồn tiền huy động từ khách hàng đang tắc nghẽn. Nhiều DN đã chấp nhận hạ giá sâu sản phẩm nhà ở để thu được dòng tiền mặt, đáo hạn các khoản nợ nhưng không thành công. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nhiều DN buộc phải phá sản, giải thể.

Đại diện một DN BĐS lớn tại Hà Nội cho biết, hiện nay, lãi suất cho vay đối với các DN BĐS đang ở mức rất cao 12 - 15%. Tuy nhiên, “room” tín dụng dành cho cả DN và người mua nhà hiện nay không có, kể cả đối với những dự án mà ngân hàng đã cam kết tài trợ vốn. Vì vậy, DN muốn vay cũng không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. “Kể từ khi ngân hàng Nhà nước kiểm soát tín dụng vào BĐS, việc vay vốn của cá nhân và doanh nghiệp rất khó khăn. Nhiều ngân hàng trả hồ sơ vay vốn với lý do hết “room” tín dụng, số khác thông báo hạn chế giải ngân đối với BĐS. Trong khi vốn tự có của DN chỉ chiếm 20%, còn 80 - 85% phải huy động từ các kênh khác như trái phiếu, khách hàng, quỹ đầu tư (trong nước, ngoài nước) nhưng đến nay, các nguồn này đều vướng. Vì vậy, DN BĐS rất khó khăn".

van-phu-invest-3-1-.jpg

Dưới góc độ là đơn vị phát triển dự án, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP.Invest cho rằng, DN BĐS đang ở giai đoạn khó khăn nhất vì không có dự án, tìm kiếm dự án vô cùng khó bởi vướng mắc về cơ chế, chính sách. Vì vậy, vấn đề mà các DN BĐS đang quan tâm nhất hiện nay chính là hành lang pháp lý...

Hiện, hành lang pháp lý của BĐS liên quan tới khoảng 12 luật. Trong hệ thống pháp luật, các thủ tục pháp lý do các bộ chuyên ngành soạn thảo nên có sự đan xen, chồng chéo,... vì vậy các cơ quan hành pháp khó xử lý. Điều này dẫn đến việc các dự án bị chậm lại, có những dự án dừng cả chục năm, chi phí vô hình cho các DN BĐS là rất lớn. Những quy định, thủ tục này đã được kiến nghị và được cơ quan quản lý Nhà nước cũng như Chính phủ ghi nhận cần tháo gỡ. Tuy nhiên, việc tháo gỡ sẽ cần có thời gian và chắc chắn trong giai đoạn hiện tại là khó khăn.

Thứ hai, ngoài các thủ tục pháp lý, gần đây Việt Nam có chủ trương siết chặt tín dụng BĐS với cả người mua và người bán. Khi tín dụng siết chặt lại, trái phiếu cũng được quản lý chặt chẽ, các DN BĐS sẽ không có nguồn cung về tài chính. Do BĐS ở Việt Nam có xu thế bán nhà hình thành trong tương lai, nên vừa làm vừa thu gom vốn của người mua. Đây là một rào cản mà nếu không cẩn thận, BĐS sẽ đổ vỡ.

Theo dự báo của chuyên gia, dòng tiền tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong 3 tháng tới do Nhà nước tiếp tục xử lý và làm lành mạnh hệ thống ngân hàng. Khó khăn sẽ giảm dần trong quý I/2023 và có thể ổn định lại trong quý II/2023. DN BĐS sẽ có ít nhất 6 tháng nữa để đối đầu với sự khó khăn của dòng tiền.

Theo báo cáo của Hiệp hội BĐS Việt Nam, Hà Nội đang có khoảng 400 dự BĐS. TP.HCM có 302 dự án "treo", chờ thủ tục pháp lý. Các dự án “đắp chiếu” nhiều năm chưa thể triển khai, cần được xem xét tháo gỡ.

Lập Tổ công tác gỡ khó cho BĐS

Trước những khó khăn của DN BĐS, Chính phủ đã tổ chức 2 cuộc họp mặt cộng đồng các DN BĐS tại 2 thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP.HCM. Ngay sau cuộc họp, Thủ tướng quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng và 7 thành viên là thứ trưởng các bộ, ngành liên quan.

Gửi Biên Tập

Tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án BĐS cho các địa phương, doanh nghiệp tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Qua kiểm tra, rà soát, Tổ công tác sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan trực tiếp tới các dự án BĐS, trường hợp các vướng mắc vượt thẩm quyền, Tổ sẽ tham mưu cho Thủ tướng báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam đặt kỳ vọng Tổ công tác của Chính phủ sẽ vào cuộc một cách quyết liệt để giải quyết các vướng mắc hiện nay đối với thị trường BĐS và tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho DN phát triển lành mạnh. “Việc lập Tổ công tác để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án BĐS lúc này thể hiện sự thấu hiểu, chia sẻ, vào cuộc quyết liệt của Thủ tướng và Chính phủ. Điều này giúp lấy lại niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường BĐS và các thị trường liên quan như chứng khoán, trái phiếu. Đây cũng là thông điệp của Thủ tướng, vì niềm tin thị trường đang là vấn đề lớn nhất của thị trường lúc này”- ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lạng Sơn: Khởi công dự án khu đô thị 674 tỷ đồng
Dự án Khu đô thị phía Đông Nam Thị trấn Đồng Mỏ (Chi Lăng, Lạng Sơn) có tổng mức đầu tư 674 tỷ đồng, quy mô sử dụng đất 198.217m2; diện tích đất xây dựng nhà ở là 58.203,4m2; loại nhà ở liền kề, biệt thự với quy mô dân số trên 3.900 người.
Đừng bỏ lỡ
  • Công nghệ bất động sản Meey Land đạt “TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023”
    Ngày 22/9/2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Land) với Hệ sinh thái Công nghệ - Tài chính bất động sản vừa chính thức được vinh danh tại Chương trình “TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023”. Được biết, Meey Land là một trong số ít doanh nghiệp công nghệ bất động sản được xướng tên tại giải thưởng danh giá này.
  • Sắp bàn giao nhà, Legacy Prime hút khách muốn nhận nhà ở ngay
    (TN&MT) - Mặc dù nguồn cung căn hộ tại Bình Dương khá dồi dào nhưng do Kim Oanh Group phát triển vẫn ghi nhận lượng tiêu thụ ổn định với hàng trăm lượt khách tham quan và giao dịch mỗi tuần.
  • TP.HCM: Nhu cầu nhà riêng lẻ sẽ tăng cao dịp cuối năm 2023
    (TN&MT) - Mặc dù thị trường BĐS vẫn còn khó khăn, thanh khoản còn yếu, tuy nhiên phân khúc nhà riêng lẻ tại TP.HCM vẫn nhận được lượt quan tâm lớn. Đặc biệt, là loại hình nhà riêng ở các hẻm xe hơi đang có lượt khách tìm mua nhiều, bởi đây là phân khúc phục vụ nhu cầu ở thực.
  • Chung cư mini hết thời "hốt bạc"
    (TN&MT) - Sau vụ cháy chung cư mini ở TP. Hà Nội, thị trường chung cư mini tại TP.HCM được dự báo sẽ rất khó khăn trong thời gian tới. Mặc dù nhu cầu ở đối với chung cư mini vẫn còn rất nhiều, nhiều khách hàng vẫn e ngại khi lựa chọn phân khúc này.
  • Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án Vlasta – Sầm Sơn
    Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án Tổ hợp đô thị biển Vlasta – Sầm Sơn vừa diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của 16 đại lý phân phối hàng đầu miền Bắc.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 20/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (Nghị định 10/2023/NĐ-CP), có ý nghĩa rất lớn trong việc tháo gỡ những nút thắt về pháp lý cho dự án bất động sản (BĐS), góp phần thúc đẩy sự phục hồi của thị trường BĐS. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Lê Hoàng Châu (ảnh) - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) xung quanh vấn đề này.
  • Hạ lãi suất cho vay, vẫn khó kích cầu BĐS
    (TN&MT) - Các ngân hàng thương mại đang chạy đua hạ lãi suất để kích cầu người mua nhà.
  •  Đà Nẵng gỡ vướng cho condotel, thúc đẩy thị trường BĐS
    (TN&MT) - Các giải pháp tháo gỡ của Chính phủ cùng với việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đang góp phần “giải hạn” cho phân khúc căn hộ khách sạn (condotel) tại Đà Nẵng.
  • “Mách nước” giúp Gen Z sở hữu ngay căn hộ cao cấp ngay khi vừa khởi nghiệp
    “Mua nhà 8 năm không lo lãi suất - không gánh nặng tài chính” là cơ hội “có 1-0-2” giúp các bạn trẻ Gen Z với lối đầu tư táo bạo và chuẩn sống cao sớm sở hữu tổ ấm riêng.
  • Feliz Homes công bố quỹ căn hộ đẹp nhất tòa Zen Tower
    Feliz Homes một lần nữa “hâm nóng” thị trường chung cư nội đô Hà Nội khi chủ đầu tư KLB cho ra mắt quỹ căn hộ đẹp nhất Zen Tower - tòa tháp “hoa hậu” của dự án.
  • Căn hộ giá bình dân trở lại
    (TN&MT) - Thị trường bất động sản (BĐS) không còn chịu sự “áp đảo” của phân khúc cao cấp nữa, thay vào đó phân khúc bình dân, nhà giá rẻ trên dưới 2 tỷ đồng ngày càng phổ biến trên thị trường. Diễn biến này kỳ vọng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình quay trở lại thị trường của phân khúc nhà ở bình dân.
  • Bộ Xây dựng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi biến nhà ở thành chung cư mini
    Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải khẩn trương rà soát toàn bộ các công trình nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ ở (thường gọi là chung cư mini) để phát hiện các vi phạm về trật tự xây dựng, đặc biệt là vi phạm về phòng cháy, chữa cháy; có giải pháp ngăn cách khu vực để xe với khu vực ở và có lối thoát nạn riêng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO