Đô thị loay hoay trong vòng vây của rác: Gập ghềnh con đường rác

Phạm Oanh | 20/08/2020, 13:21

(TN&MT) - Lo ngại về nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe, tiền hỗ trợ, bồi thường chưa thỏa đáng… là những nguyên nhân khiến cho người dân Hà Nội phản đối việc xây dựng, mở rộng các bãi chôn lấp và xử lý rác thải tại địa phương.

Quay lưng với các dự án xử lý rác thải

Theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định Hà Nội có 17 khu xử lý chất thải rắn bao gồm 8 khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và khu đầu tư mới. Tuy nhiên, thống kê của Đoàn Giám sát HĐND TP. Hà Nội cho thấy, hầu hết 17 khu xử lý chất thải rắn của TP. Hà Nội đã phê duyệt nằm trong tình trạng đã ngưng hoạt động, chưa triển khai hoặc chưa nhận được sự đồng thuận của người dân.

Rác thải sinh hoạt ùn ứ trên nhiều tuyến phố ở Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Hoàng Minh

Điển hình tại dự án Khu liên hiệp xử lý rác thải Sóc Sơn được phê duyệt giai đoạn 2 từ năm 2010 và đầu tư từ năm 2011, phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng vào năm 2017. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng và di dân khỏi khu vực bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường vẫn chưa hoàn thành. Chính điều này dẫn đến tình trạng trong vòng 4 năm qua đã có tới 7 lần người người dân xã Hồng Kỳ và xã Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội)  chặn xe ra vào bãi rác Nam Sơn. Tương tự, bãi rác lớn thứ hai của Hà Nội là bãi rác Xuân Sơn trong quá khứ cũng đã từng nhiều lần bị người dân chặn xe chở gây nhiều khó khăn cho công tác xử lý rác thải trên địa bàn.

Đối với các dự án xây mới như Dự án Nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ; Dự án xử lý rác thải Lại Thượng, huyện Thạch Thất… cũng không nhận được sự đồng tình của người dân. Hầu hết các dự án trên đã được triển khai từ 5 - 10 năm trước nhưng vẫn không thể hoàn thành, kéo theo đó là hàng loạt các đợt khiếu nại, phản đối của người dân địa phương.

Đảm bảo quyền lợi của người dân địa phương

Theo TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, vấn đề xung đột, trước mắt, chính quyền cần giải quyết ổn thỏa các yêu cầu đền bù của người dân. Đơn cử, vụ việc người dân chặn bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn mới đây, do thành phố không giải quyết dứt điểm và triển khai hiệu quả phương án di dân, hỗ trợ như đã thống nhất với người dân vào năm 2019 nên họ mới tái diễn việc ngăn chặn xe chở rác.

“Vấn đề của rác thải đô thị Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành khác là khâu phân loại rác thải chứ không phải là công nghệ xử lý. TP. Hà Nội sẽ không bao giờ giải quyết được bài toán về rác nếu chúng ta không giải quyết được khâu phân loại rác tại nguồn. Và để làm được điều này, phải bắt nguồn từ người dân”.

PGS.TS Tăng Thị Chính

Viện Công nghệ môi trường,

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

 

Còn về lâu dài, cần nâng cao chất lượng nhà thầu và cải tiến công nghệ xử lý rác thải để môi trường sống của người dân sống gần các khu xử lý rác không bị ảnh hưởng. Hà Nội đang xây dựng Nhà máy điện rác Nam Sơn, hướng đi đó, khả quan nhưng phải chuẩn bị từ bây giờ để công nghệ đốt rác thành điện đi vào hoạt động. Đồng thời, phải làm các giải pháp song song như phân loại rác tại nguồn, tăng cường tái sử dụng rác, chuẩn bị cơ sở vật chất để thu gom, tổ chức các bãi thu gom chuẩn cho hợp vệ sinh, nhất là các loại rác có khối lượng lớn.

Xử lý rác thải của Hà Nội chỉ thành công khi tìm được sự đồng thuận trong dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bão KOINU đổi hướng di chuyển trước khi tiến vào Biển Đông
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 4/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự báo xâm nhập mặn đến sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Mùa mưa năm nay theo dự báo chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 - 10 và sẽ kết thúc sớm vào giữa tháng 11. Do vậy, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn dự báo xuất hiện sớm so với trung bình nhiều năm một tháng (bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 12).
  • Bão KOINU có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão KOINU cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.
  • Bão KOINU cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết hồi 19 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin), cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km về phía Đông Đông Nam.
  • Chỉ số bảo vệ môi trường Điện Biên xếp 19/63 tỉnh, thành trong cả nước
    (TN&MT) - Chỉ số bảo vệ môi trường của tỉnh Điện Biên trong 2 năm 2020 và 2021 luôn đứng trong top khá, xếp thứ 19/63 tỉnh thành trong cả nước. Thực tế cho thấy, những năm qua Điện Biên là tỉnh không để phát sinh mới về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nỗ lực lớn của ngành tài nguyên môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong những năm trở lại đây.
  • Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022
    (TN&MT) - Tại Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index 2022). Bộ TN&MT đã bứt phá ngoạn mục, tăng hạng mạnh, vươn lên xếp thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công về chỉ số ICT Index 2022.
  • Dự báo thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
  • Quảng Ninh: Chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra theo chiều hướng ngày càng cực đoan, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
  • Chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc Philippin
    (TN&MT) - Sáng 3/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai ban hành Văn bản số 3688/VPTT về việc chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc của Philippin.
  • Hậu Giang: Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, các ngành, người dân quan tâm triển khai thực hiện, góp phần hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng ổn định, bền vững.
  • Lai Châu: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành và địa phương, tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Qua đó, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.
  • Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
    (TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
  • Ngành KTTV liên tục hiện đại hóa phục vụ cảnh báo sớm thiên tai
    (TN&MT) - Với truyền thống 78 năm xây dựng và phát triển, Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã hoàn thiện thể chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực KTTV, tập trung đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, pháp chế trong công tác điều tra cơ bản, dự báo phục vụ cộng đồng, thông tin lưu trữ tư liệu, giám sát biến đổi khí hậu, đặc biệt ngành liên tục đổi mới, hiện đại hóa công nghệ phục vụ cảnh báo sớm thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO