DNA của loài chim Moa tuyệt chủng cung cấp cái nhìn mới về biến đổi khí hậu

Phạm Hoa | 13/05/2022, 15:29

(TN&MT) - Một nghiên cứu mới của Đại học Otago (New Zealand) cho biết DNA của loài chim Moa cổ đại đã mở ra những hiểu biết sâu sắc về cách mà động vật ứng phó với biến đổi khí hậu.

6c1a4b8b7d79bc27e568(1).jpg
Tranh vẽ của một nghệ sĩ về cảnh đại bàng tấn công chim Moa. Ảnh minh họa: John Megahan

Bằng cách phân tích DNA cổ đại của Eastern Moa (tạm dịch: loài chim Moa phía Đông) đã tuyệt chủng, các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Động vật học của Đại học Otago cho biết, loài chim này thường có xu hướng thay đổi môi trường sống của mình khi khí hậu thay đổi.

Tiến sĩ Alex Verry, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, trong thời kỳ Holocen, khi khí hậu ấm hơn, loài Moa phía Đông đã xuất hiện ở khắp phía Đông và phía Nam của Đảo Nam, New Zealand. Tuy nhiên, trong thời kỳ băng hà cuối cùng hay còn gọi là giai đoạn cực đại của Kỷ Băng hà vào khoảng 25.000 năm trước, chúng hầu như không sinh sống tại phía Nam của đảo này nữa.

Trong cùng khoảng thời gian đó, nếu như loài Moa chân lớn lại sống và phát triển tại khu vực phía Nam và phía Bắc của Đảo Nam thì loài Moa vùng cao lại phân bổ ở 4 phía khác nhau.

Theo Tiến sĩ Verry, đặc tính di cư của loài Moa phía đông khiến cho quy mô và sự đa dạng di truyền của loài suy giảm rõ rệt. Thời kỳ băng hà cuối cùng đã gây ra sự tắc nghẽn di truyền, nghĩa là trong cùng khu vực, sự đa dạng di truyền của loài Moa phía Đông thấp hơn nhiều so với các loài Moa khác.

Tờ Biology Letters của Hiệp hội Hoàng Gia Anh đã công bố nghiên cứu và cho biết đây là lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu thành công trong việc giải trình tự DNA thông lượng cao với số lượng gen lên đến hàng triệu đoạn, giúp ích cho việc nghiên cứu loài Moa ở cấp độ quần thể.

Theo nghiên cứu, trong quá khứ, biến đổi khí hậu có tác động đến các loài động vật theo nhiều cách khác nhau và mô hình “one for all” (tạm dịch: một cho tất cả) là không hợp lý. Điều này đã đặt ra câu hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra khi các loài động vật cố gắng thích ứng với biến đổi khí hậu? Liệu chúng có cố gắng di cư đến các khu vực mới để tồn tại?

Tiến sĩ Nic Rawlence, đồng tác giả của nghiên cứu, Giám đốc Phòng thí nghiệm Di truyền cổ Otago, New Zealand cho biết, nghiên cứu này là một minh chứng hiếm hoi cho tác động của biến đổi khí hậu lên các loài động vật lớn đã tuyệt chủng ở New Zealand.

Ông khẳng định: "Việc sử dụng các di tích hóa thạch để nghiên cứu chính là sức mạnh của cổ sinh vật học, cung cấp chìa khóa cho các câu hỏi về các loài động vật của New Zealand. Điều này trái ngược hoàn toàn so với trước đây, khi hầu hết các nghiên cứu và mối quan tâm đều tập trung vào các loài Âu-Á hoặc Mỹ".





Theo Tổng hợp từ Science Daily
Copy Link
Bài liên quan
  • Biến đổi khí hậu đe dọa nhiều loài chim
    Các nhà động vật học của Đại học Groningen, Hà Lan, vừa công bố một nghiên cứu cho hay, sự nóng lên toàn cầu làm thay đổi tập tính, hành vi của một số loài chim nên cuộc chiến giữa các loài chim cũng ngày càng tăng lên trong mùa sinh sản.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu: Nhiều loài có thể bị mất môi trường sống
    (TN&MT) - Nhóm nghiên cứu từ Đại học University College London (UCL) (Anh), Đại học Cape Town (Nam Phi), Đại học Connecticut (Mỹ) và Đại học Buffalo (Mỹ) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu có khả năng đột ngột đẩy các loài vượt qua các điểm giới hạn khi nhiệt độ tại các khu vực địa lý nơi chúng sinh sống tăng đến mức không lường trước được.
  • Bengaluru (Ấn Độ) cần 363 triệu USD khắc phục hệ thống thoát nước
    (TN&MT) - Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa công bố một báo cáo cho thấy bang Bengaluru của Ấn Độ có thể cần gần 28 tỷ rupee (tương đương 362,7 triệu USD) để khôi phục mạng lưới thoát nước bị hư hại do sự phát triển bất động sản nhanh chóng, trong bối cảnh lũ lụt xảy ra nhiều lần đe dọa làm gián đoạn công việc và cuộc sống tại bang, trung tâm về công nghệ thông tin.
  • Thế giới cần lương thực, không cần thuốc lá
    Alice Achieng Obare, một nông dân làng Migori ở Tây Nam Kenya, cảm thấy như được giải thoát sau khi làng của cô dần từ bỏ nghề trồng cây thuốc lá chuyển sang trồng đậu. Trong câu chuyện xúc động được chia sẻ lại trên trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Obare đã kể về những ngày tháng cả ngôi làng chìm trong khói thuốc từ quá trình sơ chế lá và thân cây thuốc lá, những giây phút cô run rẩy cầm trên tay tấm phim chụp lại hình ảnh lồng ngực cô đầy khói thuốc dù bản thân không hề hút thuốc lá. Mỗi vụ mùa thuốc lá kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 8 năm sau, trẻ nhỏ thay vì cắp sách đến trường thì phải đến ruộng trồng cây thuốc lá.
  • Mùa bão Đại Tây Dương năm nay: Có khả năng “gần như bình thường”
    (TN&MT) - Theo dự báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), hoạt động bão gần như bình thường ở Đại Tây Dương trong mùa bão sắp tới, có thể có từ 12 đến 17 cơn bão nhiệt đới được đặt tên.
  • Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác
    Sự thúc đẩy kinh tế “xanh” của Mỹ và chính quyền các bang đang biến rác thành kho báu và trao cơ hội lớn cho các công ty xử lý rác.
  • Châu Á cần đoàn kết, hợp tác để cùng vượt qua khó khăn, thách thức
    Việc kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển ở châu Á và trên thế giới, do đó cần xác định đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, xây dựng lòng tin chiến lược, tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình là mẫu số chung gắn kết các quốc gia cùng vượt qua khó khăn, thách thức, khủng hoảng.
  • Động vật hoang dã biến mất nhanh chóng, báo động về thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6
    Tốc độ biến mất của động vật hoang dã trên toàn cầu là đáng báo động hơn so với dự tính trước đây khi gần một nửa số loài trên hành tinh đang sụt giảm số lượng nhanh chóng.
  • Lộ trình cắt giảm ô nhiễm nhựa của liên hợp quốc: Có khả năng giảm 80% vào năm 2040
    (TN&MT) - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.
  • Giải quyết thách thức về nước: Cần hành động khẩn cấp
    (TN&MT) - Những thách thức về nước mà miền Tây nước Mỹ phải đối mặt do hậu quả của biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn cung cấp nước cũng tương tự như các quốc gia khác, và nếu cộng đồng quốc tế có hành động khẩn cấp đối với những kết quả của Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc gần đây thì có thể góp phần giải quyết những thách thức này.
  • Ấn Độ ra mắt loại hình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên thế giới: Phao cứu sinh cho người nghèo
    (TN&MT) - Trung tâm phục hồi thuộc quỹ Arsht-Rock, một tổ chức từ thiện ở Mỹ vừa hợp tác với công ty khởi nghiệp bảo hiểm vi mô Blue Marble và Hiệp hội phụ nữ tự doanh (SEWA) ở bang Gujarat (Ấn Độ) ra mắt chương trình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên trên thế giới trong tháng 5. Arsht-Rock là đơn vị trang trải phí bảo hiểm 10,3 USD cho mỗi người tham gia chương trình.
  • Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng sóng nhiệt ở châu Á gấp 30 lần
    (TN&MT) - Nhóm Phân bổ Thời tiết Thế giới (WWA) vừa công bố nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đã làm tăng khả năng xảy ra các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng phá vỡ kỷ lục ở Bangladesh, Ấn Độ, Lào và Thái Lan vào tháng trước ít nhất 30 lần.
  • Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng đến mức kỷ lục trong 5 năm tới
    (TN&MT) - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ tăng lên mức kỷ lục trong 5 năm tới do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.
  • Máy lạnh làm nóng Trái đất
    (TN&MT) - Theo cơ quan khí tượng, mùa hè năm 2023 nhiều khả năng sẽ xuất hiện các kỷ lục về nhiệt độ, nắng nóng trên phạm vi cả nước.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO