Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ tự nhiên tại ven biển phía Nam

Mai Đan | 08/02/2023, 19:45

(TN&MT) - Chiều 8/2, tại Hà Nội, Bộ TN&MT tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định dự án mở mới 2023 “Xây dựng bộ bản đồ phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:250.000 toàn lãnh thổ Việt Nam - giai đoạn III (2023 - 2025) cho các tỉnh ven biển phía Nam”.

img_8068.jpg
Ông Trần Bình Trọng, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp

Thừa ủy quyền của Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên - Chủ tịch Hội đồng, ông Trần Bình Trọng, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Kiểm định máy địa vật lý, Liên đoàn Vật lý Địa chất, đơn vị chủ trì thực hiện dự án cho biết: Mục tiêu tổng quát của nhiệm vụ là điều tra đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ tự nhiên lãnh thổ Việt Nam phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững nền độc lập chủ quyền quốc gia.

Mục tiêu cụ thể là xác định được hiện trạng môi trường phóng xạ tự nhiên các tỉnh, thành phố ven biển phía Nam Việt Nam: TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, trong đó chú trọng các khu đô thị, dân cư lớn nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước và định hướng cho việc phát triển bền vững kinh tế, xã hội.

Ngoài ra, xác định các vị trí có môi trường phóng xạ cao trong diện tích nghiên cứu có nguy cơ gây hại cho con người.

img_8080.jpg
Ông Trần Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Kiểm định máy địa vật lý, Liên đoàn Vật lý Địa chất trình bày thuyết minh nhiệm vụ

Theo ông Trần Anh Tuấn, việc tiếp tục thành lập bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:250.000 cho các tỉnh trên là hết sức cần thiết. Kết quả thu được sẽ là tài liệu điều tra cơ bản về môi trường phóng xạ, giúp cho các nhà quản lý, bảo vệ môi trường có cái nhìn tổng quát về môi trường phóng xạ. Từ đó hoạch định được đường lối chiến lược đúng đắn trong bảo vệ môi trường, duy trì sự ổn định những vùng có mức ô nhiễm thấp, có biện pháp hạn chế và giảm thiểu mức ô nhiễm ở những vùng có nguy cơ cao.

Góp ý tại cuộc họp, ông Nguyễn Hữu Quyết - Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân cho rằng, việc thực hiện dự án là cần thiết, kết quả dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội, đóng góp lớn về cơ sở dữ liệu, bộ bản đồ về phóng xạ môi trường, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Theo ông, các công việc cụ thể cần đảm bảo tính khoa học và tránh trùng lặp số liệu.

Ông Kiều Duy Thông - Trường Đại học Mỏ - Địa chất đánh giá, dự án này là giai đoạn thứ ba thuộc loạt dự án xây dựng bản đồ phóng xạ tự nhiên tỉ lệ 1:250.000 toàn quốc. Như vậy, dự án được xây dựng có tính cấp thiết và tính pháp lý đầy đủ. Dự án đã xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ được giao trong mối quan hệ đồng nhất với 2 dự án tương tự đã thực hiện.

Tuy vậy, ông đề nghị bổ sung phần tổng quan về các nghiên cứu, đề án, dự án liên quan đến môi trường phóng xạ tại các tỉnh thành mà dự án này tiến hành; nên trình bày về các kết quả chủ yếu, các bài học kinh nghiệm rút ra từ hai dự án trước để nâng cao chất lượng và hiệu quả cho giai đoạn này.

Đồng thời, nên kế thừa vị trí khảo sát từ các dự án trước đây về xây dựng bản đồ phông bức xạ, bản đồ phóng xạ tự nhiên tỉ lệ 1:500.000, 1:1000.000... để có tư liệu đối sánh, nên có sơ đồ vị trí của các tài liệu này; cập nhập những phương pháp xử lý tài liệu mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả dự án.

“Trong điều kiện hiện nay, mục tiêu quan trọng là bộ bản đồ này phải được quốc tế công nhận làm cơ sở để bảo đảm an ninh môi trường quốc gia khi mà có các nguy cơ tiềm ẩn về phóng xạ ngoài biên giới. Do đó, cần bổ sung thêm các nội dung công việc liên quan đến nội dung này”, ông Kiều Duy Thông đề nghị thêm.

img_8073(1).jpg
Quang cảnh cuộc họp

Bà Lê Thị Diệu Thúy, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ TN&MT đánh giá, mục tiêu và nhiệm vụ của dự án đã bám sát mục tiêu và nhiệm vụ được Bộ phê duyệt tại Quyết định số 1399/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về việc phê duyệt nhiệm vụ chuyên môn mở mới năm 2023.

Tuy vậy, các sản phẩm của dự án chưa đúng và chưa đủ so với sản phẩm đã được Bộ phê duyệt tại Quyết định trên, trong trường hợp có thay đổi bổ sung, đề nghị thuyết minh giải trình rõ để Bộ xem xét điều chỉnh.

Kết thúc cuộc họp, Hội đồng đã thông qua dự án với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung. Ông Trần Bình Trọng, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng đề nghị Liên đoàn Vật lý Địa chất tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng và chỉnh sửa, bổ sung để sớm hoàn thiện thuyết minh dự án trình Hội đồng xét duyệt.

Bài liên quan
  • Bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên: Cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi quốc gia
    (TN&MT) - Liên đoàn Vật lý Địa chất (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) đang thực hiện dự án “Xây dựng bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:250.000 giai đoạn II (2018-2022) cho các tỉnh biên giới và ven biển phía Bắc”. Dự án nhằm điều tra đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ tự nhiên lãnh thổ Việt Nam phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững nền độc lập chủ quyền quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
(TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
Đừng bỏ lỡ
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Hướng tới hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn
    (TN&MT) - Để hướng tới hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn, nhiều chuyên gia, các nhà khoa học khuyến nghị ban hành các quy định để khuyến khích phát triển hoạt động khoáng sản ở công đoạn hạ nguồn, đặc biệt là hoạt động chế biến khoáng sản, nhằm định hình thượng nguồn theo hướng bền vững.
  • Ưu tiên vật liệu để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải dành sự ưu tiên cao nhất các điều kiện về nguồn lực, vật liệu để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm.
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • Quản lý tài nguyên, BVMT ở TP. Hồng Ngự (Đồng Tháp): Hướng tới giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Đồng Tháp, TP. Hồng Ngự đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hà Luân, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) xung quanh nội dung này.
  • Thừa Thiên – Huế: Sớm giải quyết việc bồi thường, GPMB đường gom cao tốc Cam Lộ - La Sơn
    Gần đây, một số hộ dân cản trở không cho các đơn vị thi công hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã yêu cầu khẩn trương giải quyết dứt điểm việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB).
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản 2010: Rà soát nội dung về chiến lược, quy hoạch khoáng sản
    (TN&MT) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ TN&MT về xây dựng dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam vừa rà soát và tổng hợp các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010. Trong đó, có nhiều nội dung liên quan đến chiến lược, quy hoạch khoáng sản.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO