Điều chỉnh quy hoạch cần lưu ý giữ công viên, cây xanh, công trình an sinh xã hội

Theo Chinhphu.vn | 13/04/2022, 22:06

Không điều chỉnh cục bộ quy hoạch đối với các khu vực quy hoạch cây xanh, mặt nước, công trình an sinh xã hội sang nhà ở, kinh doanh thương mại, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ.

Điều chỉnh quy hoạch cần lưu ý giữ công viên, cây xanh, công trình an sinh xã hội - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Phân cấp mạnh mẽ đi đôi với kiểm tra chặt chẽ - Ảnh VGP/Đức Tuân

Chiều nay, 13/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt và trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị thuộc TP Hải Phòng, TP Cần Thơ, tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.

Vừa qua, Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Xây dựng đã chủ trì xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc phân cấp điều chỉnh cục bộ quy hoạch cho 4 tỉnh, thành phố nêu trên.

Tạo điều kiện tối đa cho các địa phương phát triển

Việc phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh, thành nhằm bảo đảm rút ngắn thời gian, phù hợp với mô hình thí điểm theo hướng phân cấp, tăng cường trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nêu rõ.

Điều chỉnh quy hoạch cần lưu ý giữ công viên, cây xanh, công trình an sinh xã hội - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nghe đại diện các địa phương góp ý - Ảnh VGP/Đức Tuân

Bên cạnh đó là tạo điều kiện cho các tỉnh, thành phố chủ động hơn trong công tác quản lý, điều hành, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và kịp thời triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Qua đó huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư từ ngân sách cũng như từ xã hội, người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp cho phát triển.

Góp ý cho dự thảo Quyết định, các bộ, ngành cho rằng cần làm rõ hơn tiêu chí về điều chỉnh cục bộ, tránh việc điều chỉnh cục bộ ảnh hưởng tới quy hoạch tổng thể đã duyệt. Một số ý kiến nhất trí, khi việc điều chỉnh quy hoạch mà có ý kiến khác nhau giữa địa phương và Bộ Xây dựng thì ý kiến của Bộ Xây dựng mang ý nghĩa "trọng tài", không nhất thiết phải đẩy lên Thủ tướng Chính phủ.

Các ý kiến nhất trí với quy định thời gian lấy ý kiến về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung (quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị) ít nhất là 40 ngày đối với cộng đồng dân cư, 15 ngày đối với cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều chỉnh quy hoạch cần lưu ý giữ công viên, cây xanh, công trình an sinh xã hội - Ảnh 3.

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển phát biểu tại cuộc họp - Ảnh VGP/Đức Tuân

Cơ bản nhất trí với ý kiến của Bộ Xây dựng, các địa phương cho rằng, việc phân cấp sẽ giúp tăng tính chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực tiễn địa phương.

 "Trong thời gian thực hiện thí điểm, thành phố Cần Thơ sẽ vừa làm, vừa báo cáo cơ quan quản lý ngành cấp Trung ương cũng như Chính phủ để kịp thời có hướng dẫn, chỉ đạo và rút kinh nghiệm", Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển nói. "Kỳ vọng của thành phố về cơ chế đặc thù trong lĩnh vực quản lý quy hoạch là mang đến lợi ích thiết thực cho người dân, thành phố và nhà đầu tư, khơi thông nguồn lực đầu tư trong xã hội, kịp thời nắm bắt thời cơ, giải quyết các điểm nghẽn".

Phân cấp mạnh mẽ đi đôi với kiểm tra chặt chẽ

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Xây dựng. Việc phân cấp cho các địa phương là rất cần thiết nhằm tạo động lực phát triển. "Chúng ta đều mong muốn là phân cấp mạnh mẽ".

Điều chỉnh quy hoạch cần lưu ý giữ công viên, cây xanh, công trình an sinh xã hội - Ảnh 4.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị Bộ Xây dựng hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định trước ngày 30/4 - Ảnh VGP/Đức Tuân

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý, phân cấp mạnh mẽ nhưng cũng cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đây là hai việc song hành, tránh trọng việc này lại nhẹ việc kia, phải sát sao để tránh việc phân cấp điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng tới quy hoạch tổng thể của đô thị đã được Thủ tướng duyệt.

Phó Thủ tướng cho rằng, phải đẩy nhanh việc phân cấp để tháo gỡ khó khăn cho địa phương, đồng thời phải giữ gìn được cảnh quan đô thị đã được quy hoạch, nhất là cần tránh chủ quan, sơ suất ở cấp cơ sở, dẫn tới điều chỉnh không phù hợp.

Phó Thủ tướng lấy ví dụ về trường hợp điều chỉnh quy hoạch khi di chuyển một nhà máy cũ ra khỏi khu vực nội thành để chuyển đổi thành đất đô thị, xây dựng công viên cây xanh để bà con đi bộ, tập thể dục vẫn phải xin ý kiến Thủ tướng với nhiều thủ tục, tốn nhiều thời gian. Trong khi phân cấp cho địa phương thì rất nhanh. Theo Phó Thủ tướng, những việc làm có lợi như trên thì có thể phân cấp cho địa phương, không cần xin ý kiến của các Bộ.

Phó Thủ tướng nêu rõ, dự thảo quy định cần nêu rõ nguyên tắc của việc điều chỉnh, để khi địa phương triển khai.

Việc điều chỉnh cục bộ phải đảm bảo giữ nguyên hoặc tăng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, tỉ lệ cây xanh, hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội, các công trình an sinh xã hội tại đô thị phục vụ cộng đồng và nhân dân địa phương.

Sau quá trình triển khai thực hiện thí điểm, Phó Thủ tướng cho rằng, cần tiến hành rà soát, đánh giá tổng kết kết quả thực hiện việc phân cấp của các tỉnh, thành phố trên.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định trước ngày 30/4.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Không quản gian khó, đánh thức tiềm năng khoáng sản
(TN&MT) - Trong gần 80 năm qua, để tìm kiếm và đánh thức những tiềm năng khoáng sản đang “ngủ sâu” dưới lòng đất, các nhà địa chất đã không quản khó khăn, vất vả trong công cuộc điều tra, đánh giá và cho ra đời những bản đồ địa chất, khoáng sản có giá trị khoa học và thực tiễn cao.
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Hiệu quả của tích tụ, tập trung đất đai tại huyện miền núi Ngọc Lặc
    Việc triển khai hiệu quả chính sách tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp đang là bàn đạp để huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào bà con các dân tộc trên địa bàn huyện.
  • Yên Bái: Phát triển mô hình mới giúp người dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai thực hiện, qua đó thúc đẩy những mô hình sản xuất nông nghiệp mới, giá trị kinh tế cao giúp người dân xoá đói, giảm nghèo. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Ngãi: Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để có sinh kế bền vững
    Mỗi năm, tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thả hàng chục nghìn con giống thủy sản xuống các hồ, đập đã góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm có sinh kế bền vững.
  • Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên vật liệu xây dựng cho dự án trọng điểm
    Hệ thống đường bộ cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, trước tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Ngày 27/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 16 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Cần bổ sung thêm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước
    Sáng 27/9, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy và Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì Hội thảo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO