Môi trường

Điện than gây phát thải nhiều nhất EU

Trung Nguyên 14:25 24/05/2023

(TN&MT) - Theo các phân tích của Tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, 10 cơ sở phát thải khí nhà kính lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) đều là các nhà máy điện than.

Các chuyên gia đã phân tích số liệu phát thải trong EU-ETS, ghi nhận từ hơn 10.000 cơ sở trong các lĩnh vực bao gồm hàng không, năng lượng và công nghiệp. 7 nhà máy trong danh sách này nằm trong số 10 nhà máy điện phát thải hàng đầu của cả thập kỷ vừa qua. Trong đó, nhà máy Bełchatów của PGE ở Ba Lan liên tục đứng đầu danh sách kể từ khi chương trình EU - ETS bắt đầu vào năm 2005.

ember.png
Danh sách 10 nhà máy điện than phát thải lớn nhất châu Âu theo Hệ thống giao dịch phát thải của EU năm 2022

Điều này cho thấy, các nhà máy điện than vẫn là các cơ sở gây ô nhiễm nhất châu Âu và vẫn chưa thể cải thiện được tình trạng này, dù đã mất rất nhiều thời gian. Ông Harriet Fox, chuyên gia Ember nhấn mạnh: Để giảm phát thải thực sự, châu Âu cần phải loại bỏ năng lượng than càng nhanh càng tốt.

Trong năm 2022, ngành điện của EU thải ra 739 triệu tấn CO2 tương đương (CO2e), chiếm khoảng một nửa tổng lượng phát thải của EU-ETS. Riêng nhiệt điện than chiếm hơn 60% lượng phát thải của ngành điện, tập trung phần lớn tại Đức và Ba Lan.

Hai quốc gia đều đang điều chỉnh giảm phát thải từ điện than, và tại Đức, quá trình này đang diễn ra nhanh hơn. Trong 10 năm qua, Đức đã giảm 37% lượng khí thải từ điện than và đặt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn than vào năm 2030. Trong khi đó, Ba Lan chưa ấn định thời điểm loại bỏ điện than và chỉ đạt được mức giảm 12%. Tỷ lệ phát thải từ điện than tại Ba Lan vẫn tăng lên trong EU-ETS.

“Ba Lan sẽ sớm bị bỏ lại phía sau và trở thành nước phát thải lớn nhất của EU, nếu nước này không thay đổi hướng đi” - ông Harriet Fox khẳng định.

Đà suy giảm của điện than trong dài hạn đã rõ ràng. Báo cáo ghi nhận lượng khí thải từ điện than vào năm 2022 thấp hơn 40% so với một thập kỷ trước, bất chấp những lo ngại về việc châu Âu quay trở lại sử dụng điện than do cuộc khủng hoảng khí đốt toàn cầu. Tuy nhiên, mức tăng trưởng còn hạn chế và các quốc gia sẽ cần thúc đẩy các nỗ lực nhiều hơn trong thời gian tới.

Bài liên quan
  • Nhiều quốc gia loại bỏ dự án điện than mở mới
    (TN&MT) - Cơ quan Giám sát Năng lượng Toàn cầu (Global Energy Monitor) vừa công bố báo cáo giám sát hằng năm lần thứ 8. Báo cáo cho thấy, tổng công suất điện than từ các dự án mới trong cả năm 2021 đã giảm 13%, từ 525 gigawatt (GW) xuống còn 457 GW - một mức thấp kỷ lục.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Lốc xoáy liên tiếp ở Thừa Thiên – Huế, hàng chục nhà dân tốc mái
    (TN&MT) - Một số người dân bị thương, nhiều căn nhà tại Thừa Thiên - Huế đã bị tốc mái, hư hỏng nặng do lốc xoáy liên tiếp xảy ra.
  • Chuyên gia KTTV cảnh báo nguy cơ sạt lở, lũ quét rất nguy hiểm do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới
    (TN&MT) - Trao đổi với báo chí vào chiều 25/9, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết nhiều nơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên sẽ có mưa dồn dập trong thời gian ngắn, cảnh báo nguy cơ sạt lở, lũ quét rất nguy hiểm do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
  • Tuyên Quang: Bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc
    Năm 2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 bắt đầu được thực thi. Để những chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống, tỉnh Tuyên Quang mà ở đây là Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang đã nỗ lực tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tới người dân, nhất là người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đông thời qua đó giúp người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có phỏng vấn ông Đặng Minh Tơn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang.
  • Áp thấp nhiệt đới cách Quảng Ngãi khoảng 80km, gây mưa ở Bắc và Trung Trung Bộ
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới nên ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
  • Quảng Trị: Sẵn sàng ứng phó thời tiết nguy hiểm
    Nhằm sẵn sàng ứng phó với thời tiết nguy hiểm sắp tới, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị liên quan trong tỉnh triển khai các lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực ven sông, suối, khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.
  • Thừa Thiên – Huế: Mưa xối xả, nhiều tuyến đường ngập cục bộ
    (TN&MT) - Mưa lớn kéo dài đang xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế khiến nhiều tuyến đường thấp trũng bị ngập. Trong khi đó, để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, tỉnh sẽ tổ chức bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.
  • Điện Biên: Dấu ấn trong công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Là đơn vị chủ trì và quản lý về lĩnh vực bảo vệ môi trường, Sở TN&MT Điện Biên đã thực hiện tốt trách nhiệm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành, chỉ đạo, triển khai nhiều chính sách quan trọng về lĩnh vực môi trường. Đến nay, công tác bảo môi trường tỉnh Điện Biên đã và đang được kiểm soát tốt, không phát sinh cơ sở mới gây ô nhiễm môi trường trong vài năm trở lại đây.
  • Áp thấp nhiệt đới cách bờ hơn 200km, di chuyển với tốc độ 10-15km/h
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết từ chiều 25/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn và huyện đảo Cù Lao Chàm) gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
  • Nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường thông qua Dự án “Vì tương lai xanh”
    (TN&MT) - Dự án “Vì tương lai xanh” là dự án thiện nguyện của chùa Long Hưng (Đông Anh – Hà Nội) được thành lập từ ngày 13/7/2023 đã một lần nữa phổ biến đến đông đảo quần chúng, nhân dân thông qua thời khoá Pháp thoại tại chùa diễn ra vào ngày 24/9.
  • Đề phòng gió mạnh trên biển, mưa lớn, sạt lở đất ở Trung Bộ, Tây Nguyên do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới
    (TN&MT) - Tối 24/9, chủ trì cuộc họp về dự báo áp thấp nhiệt đới, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái nhấn mạnh các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên cần đề phòng với gió mạnh trên biển, mưa lớn và sạt lở đất do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
  • Các tỉnh Nam Miền Trung: Cảnh báo mưa to trên diện rộng, ngâp úng và sạt lở núi
    Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) áp sát miền Trung khiến cho các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi đang có mưa vừa đến mưa to. Trước diễn biến phức tạp của ATNĐ, hiện các địa phương đang khẩn trương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
  • Nghệ An: Chủ động ứng phó mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất
    Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An vừa ban hành Văn bản số 152/VP-PCTT về việc chủ động ứng phó mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trong những ngày tới.
  • Áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hồi 22 giờ ngày 24/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 10km/h.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO