Điện Biên: Vật liệu xây dựng tăng “phi mã” doanh nghiệp “khóc ròng”

Trần Hương | 24/04/2022, 10:20

Doanh nghiệp xây dựng Điện Biên chiếm tỷ lệ trên 80% trong tổng số các đơn vị sản, xuất kinh doanh trên địa bàn. Do giá vật liệu tăng "phi mã”, đẩy tổng chi phí xây dựng công trình tăng từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm trước. Vật liệu xây dựng tăng mạnh, các nhà thầu như ngồi trên đống lửa. Đặc biệt, đối với các gói trúng thầu từ năm 2021 và những gói thầu theo hợp đồng trọn gói. Các đơn vị trúng thầu chưa làm đã thấy lỗ.

Nguyên nhân dẫn đến việc các nhà thầu phải bù lỗ thuộc các gói thầu có nguồn ngân sách nhà nước có 2 yếu tố chủ quan và khách quan; do giá vật liệu xây dựng tại thời điểm trúng thầu so với thời điểm thi công chênh lệch lớn. Còn yếu tố chủ quan từ phía Sở Xây dựng, đơn vị công bố bảng giá nguyên vật liệu xây dựng tại địa bàn chưa sát với thực tế.

img_20220424_070520(1).jpg
Đá , cát là một trong những vật liệu tại địa phương hiện đang tăng cao so với  cùng thời điểm này năm 2021

Chia sẻ vấn đề này, ông Bùi Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Điện Biên, cho biết: Từ đầu năm đến nay, giá nguyên vật liệu thực tế trên thị trường ở địa bàn tỉnh Điện Biên tăng cao hơn so với giá dự toán. Cụ thể, giá vật liệu xây dựng tháng 2/2022 của Sở Xây dựng công bố, thép phi 6 là 19.417 đ/kg, trong khi giá thực tế ngoài thị trường là 22.300 đ/kg; thép phi 10 là 19.580 đ/kg, giá thực tế ngoài thị trường là 22.550đ/kg. Cũng 2 loại thép này, bảng công bố giá tháng 3/2022 của Sở Xây dựng thì cũng có giá thấp hơn 21.375 đ/kg (phi 6); 21.610 đ/kg (phi 10), trong khi đó giá ngoài thực tế từ 22.000đ/kg và 22.220đ/kg. Như vậy, mỗi một tấn thép nhà thầu phải bù lỗ từ 230.000đ đến 2,9 triệu đồng.

Ngoài việc nhà thầu phải bù lỗ nhóm sắt, thép thì nhóm đá, cát, gạch cũng là một trong những đối tượng nhà thầu phải bù lỗ khá cao. Tính sơ bộ, mỗi một khối đá (các loại), cát công bố của Sở Xây dựng so với thực tế nhà thầu luôn phải bù lỗ từ 5000đ – 30.000đ/khối, điều này gây bất lợi lớn cho các doanh nghiệp xây dựng, tạo nhiều rủi ro trong sản xuất kinh doanh và cho cả phía chủ đầu tư. Giá đá, cát, thép… đồng loạt tăng làm nhiều đơn vị trúng thầu xây dựng gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến chậm tiến độ, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Cũng theo ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Điện Biên, nhiều doanh nghiệp xây dựng khác trên địa bàn và những đơn vị liên quan là chủ đầu tư, giám sát A-B thì đơn giá vật liệu xây dựng thời gian qua chưa sát với thực tế. Trong khi giá đá, giá cát, sỏi, sắt thép trên thực tế lại tăng cao gấp nhiều lần, điều này khiến nhà thầu và cả nhà đầu tư rơi vào tình trạng thi công cầm chừng, thậm chí dừng thi công để chờ giá vật liệu giảm xuống. Đặc biệt, những gói thầu đã ký hợp đồng từ cuối năm 2021 đang thi công dở dang thì theo bảng Công bố giá của Sở Xây dựng tháng 12/2021 so với tháng 3/2022, mỗi tấn thép nhà thầu phải bù lỗ từ 3 – 5 triệu đồng. Mỗi một khối đá nhà thầu phải bù lỗ từ 100.000đ – 200.000đ. Trong khi đó, tỷ trọng của hai nhóm vật liệu này trong các công trình xây dựng thuộc nguồn ngân sách nhà nước chiếm tương đối lớn. Đây chính là yếu tố khách quan dẫn đến các nhà thầu phải bù lỗ nhóm vật liệu này.

img_20220424_070632(1).jpg

Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng 28 Điện Biên nêu thực trạng từ tháng 12/2021 đến nay, giá nguyên vật liệu cát, gạch xây, gạch ốp … tăng từ 5 – 10%. Nguyên vật liệu thép và đá chiếm tỷ trọng về giá cao nhất trong giá thành xây dựng, chiếm khoảng 20% giá trị. Trong khi đó, các hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu đa số ký theo hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng đơn giá cố định.

Công ty này kiến nghị, đối với các công trình dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện Biên cần kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tổng mức đầu tư. Sở Xây dựng công bố đơn giá vật liệu xây dựng hàng tháng kịp thời, bám sát diễn biến thị trường, cập nhật đầy đủ chủng loại chính tại công trình dự án. Riêng đối với nhóm sơn, bột bả… đề nghị Sở Xây dựng Điện Biên quy ước một đơn vị đo lường là lít hay kilogam… không để như tình trạng hiện nay, mã thì ghi lít, mã ghi thùng, mã ghi bao, mã ghi lon… gây khó khăn cho chính các đơn vị là chủ đầu tư và các đơn vị liên quan.

Trước đó, trong buổi gặp mặt Hiệp hội Doanh nghiệp Điện Biên với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 19/4, trước kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện Biên về việc công bố giá xây dựng tại Điện Biên chưa kịp thời và sát thực tế. Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, nhấn mạnh: Yêu cầu Sở Xây dựng kiểm tra, rà soát lại… không lệ thuộc hoàn toàn vào báo giá của các cơ sở kinh doanh. Yêu cầu liên Sở Tài chính – Sở Xây dựng chấn chỉnh lại quy trình công bố giá vật liệu, giá công nhân tại địa phương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • PVEP - Hành trình 35 năm kiếm tìm tài nguyên trên biển
    Hướng đến mục tiêu trở thành công ty dầu khí quốc tế chuyên nghiệp nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực, với năng lực hoạt động toàn cầu, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn ở tư thế sẵn sàng đổi mới, vượt qua các thử thách trong hành trình 35 năm xây dựng và phát triển.
  • WinMart đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn
    Hệ thống WinMart/WinMart+ dự kiến đến cuối tháng 6/2023 sẽ  tiêu thụ khoảng 200 tấn vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang và đưa loại trái cây đặc sản này có mặt tại gần 3.500 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Đây là chia sẻ của đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp (WCM) tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn năm 2023, diễn ra ngày 7/6.
  • Trồng rừng - “mục tiêu kép” của PVEP trong nỗ lực giảm phát thải
    Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang tích cực triển khai những giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK), hướng tới mục tiêu “net-zero” theo cam kết COP26 vào năm 2050. Một trong những giải pháp được PVEP lựa chọn là trồng rừng, đây là một giải pháp cụ thể để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa giảm phát thải KNK, vừa thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ môi trường.
  • Thị trường LNG chuyển biến thuận lợi - giải pháp cho năng lượng Việt Nam
    Giá LNG tại các thị trường châu Á và châu Âu liên tục giảm mạnh do khí hậu và lượng hàng tồn kho lớn. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể nhập khẩu và chuyển dịch dài hạn sang điện khí LNG. PV GAS là đơn vị tiên phong nhập khẩu chuyến tàu LNG về Việt Nam, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, nhu cầu tiêu thụ khí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • PVEP - 35 năm: Viết tiếp truyền thống tự hào
    Trong quá trình 35 năm xây dựng và phát triển, dưới sự định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) luôn bám sát mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của mình để trở thành đơn vị chủ lực, cốt lõi của Petrovietnam trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
  • EVNGENCO1 quyết liệt triển khai các giải pháp tiết kiệm điện
    Mục tiêu là mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn Tổng công ty tiết giảm điện tối thiểu 10% so với cùng kỳ năm 2022; riêng trong các tháng cao điểm (tháng 5, 6, 7/2023) tiết giảm tối thiểu 15% so với cùng kỳ năm 2022.
  • EVN phản hồi về khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng và việc nhập khẩu điện
    Ngày 3/6/2023, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Trần Đình Nhân đã có văn bản gửi đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) phản hồi về  khoản lỗ 26.235 tỷ đồng và việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời.
  • Cùng nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại
    Phát huy vai trò ngân hàng thương mại chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, Agribank Hoàng Su Phì tích cực hỗ trợ, đồng hành cùng nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, cùng nông dân phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh.
  • PV Power “Đổi pin cũ - Nhận quà xanh” hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới
    Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã triển khai chương trình “Đổi pin cũ - Nhận quà xanh” nhằm hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm 2021 - 2025 “Vì một Việt Nam xanh” của Thủ tướng Chính phủ, cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 về biến đổi khí hậu.
  • PV GAS PMC tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo cho người lao động
    Công ty Quản lý dự án Khí (PV GAS PMC) đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ). Các hoạt động được triển khai rộng rãi, có hiệu quả, được các cấp ủy đảng, chính quyền và NLĐ ghi nhận, hưởng ứng tích cực.
  • 5 doanh nghiệp Dầu khí thuộc top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023
    Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023 của Forbes Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự hiện diện của 5 doanh nghiệp ngành Dầu khí, gồm: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans) và Công ty CP PVI (PVI).
  • PV GAS 11 năm liên tiếp lọt top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
    Ngày 5/6, Forbes Việt Nam đã công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023”. Đây là lần thứ 11, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) liên tiếp vinh dự có mặt trong danh sách này.
  • Doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023 tại Bình Dương
    (TN&MT) - Ngày 5/6, tại huyện Bàu Bàng, với cam kết bền vững “Chung tay nuôi dưỡng hành tinh của chúng ta”, FrieslandCampina Việt Nam (Tập đoàn sở hữu sữa Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost, Fristi…) đã đồng hành cùng Sở TN&MT Bình Dương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 với sự tham gia của hơn 500 người gồm đại biểu, khách mời, các em học sinh và người dân địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO