Điện Biên: Tháo nút thắt tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM ở huyện Điện Biên Đông

Hoàng Châu | 22/12/2022, 13:15

(TN&MT) - So với các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm là một trong những nút thắt khiến nhiều địa phương gặp khó trong việc tìm giải pháp hữu hiệu. Do đó, việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xác định tiêu chí môi trường là một trong những nội dung khó thực hiện trong xây dựng nông thôn mới, nhất là đối với huyện nghèo như Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Những năm qua, các cấp chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, xây dựng cảnh quan môi trường sạch đep.

Là địa bàn rộng, địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung, số hộ nghèo còn cao trong khi nguồn lực dành cho xây dựng nông thôn mới (NTM) hết sức khó khăn, còn thấp so với yêu cầu. Để từng bước thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng NTM, huyện Điện Biên Đông xác định, nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường cho người dân là giải pháp quan trọng hàng đầu. Huyện đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường; trách nhiệm của các cấp, ngành cũng như người dân đối với việc bảo vệ môi trường; tác động, cản trở của sự ô nhiễm, suy thoái môi trường đến phát triển kinh tế - xã hội... Đồng thời, đưa nội dung cam kết giữ vệ sinh môi trường vào hương ước của các thôn, bản; biểu dương và nhân rộng mô hình hay, điển hình tiên tiến trong các hoạt động, phong trào quần chúng bảo vệ môi trường.

img_20190814_065618.jpg

Một số xã của huyện Điện Biên Đông đã xây dựng mô hình lò đốt rác để thu gom rác thải.

Đáng chú ý, nhằm thực hiện tốt các nội dung trong tiêu chí như chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định; nâng tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch...; huyện yêu cầu các xã chủ động xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách triển khai xây dựng bãi chôn lấp rác thải quy mô nhỏ, tổ chức thu gom rác nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.

Với khu vực các bản, khu thưa dân cư, các xã vận động hộ gia đình tự đào hố, phân loại, xử lý rác thải; không vứt rác ra lòng lề đường, sông, suối gây ô nhiễm môi trường; thường xuyên khơi thông cống rãnh, quét dọn vệ sinh xung quanh nhà ở và đường làng ngõ xóm. Mặt khác, tích cực vận động nhân dân làm nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh; không nhốt thả trâu bò, lợn dưới gầm sàn, không thả rông gia súc, làm chuồng chăn nuôi có khoảng cách xa nhà ở và phải vệ sinh định kỳ tránh lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; chủ động đào hố ủ chất thải vật nuôi hoặc xây dựng hệ thống biogas để tận dụng khí đốt. Khi có gia súc, gia cầm chết phải tiến hành chôn lấp, rắc vôi khử trùng đảm bảo vệ sinh, không vứt xác gia súc, gia cầm bừa bãi xuống sông, suối.

Riêng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi phải có đầy đủ, hồ sơ thủ tục về môi trường. Đặc biệt, từ nguồn vốn các chương trình, dự án, huyện triển khai thực hiện một số công trình nước sạch; hỗ trợ người dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Ngoài ra, huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ chăn nuôi thuộc đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường...

img_4626.jpg

Đội thu gom rác thải tại thị trấn huyện Điện Biên Đông

Ông Quàng Ngọc Tiên, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Biên Đông chia sẻ: Chú trọng thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, đến nay huyện đã đạt một số quả tích cực. Toàn huyện có 3/13 xã cơ bản đạt tiêu chí số 17 (gồm Mường Luân, Luân Giói, Pu Nhi); tổng số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh là 10.064/12.547 (đạt 80,2%); có 6.994/12547 hộ có nhà tắm, nhà tiêu, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (đạt 55,7%); số trường học và trạm y tế có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100%. Hiện huyện có 4/13 xã có nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; 404/421 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Dù đạt những kết quả nhất định trong thực hiện tiêu chí số 17, song trong quá trình thực hiện huyện Điện Biên Đông vẫn gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về xây dựng NTM còn hạn chế, chưa quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện; một bộ phận người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước; một số phong tục, tập quán sinh hoạt lâu đời của người dân (chôn cất người chết, thả rông gia súc...) chưa được thay đổi; vẫn còn tình trạng một số cơ sở sản xuất, kinh doanh đổ rác thải ra ngoài; các công trình bảo vệ môi trường nông thôn chưa được đầu tư xây dựng. Trên địa bàn các xã, bản chưa hình thành tổ thu gom rác; chưa có nơi tập kết chất thải tập trung, chưa có nơi lưu chứa chất thải vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chưa có nơi xử lý chất thải rắn...

anh-2.-nguoi-dan-ban-huoi-tong-xa-hang-lia-huyen-dien-bien-dong-duoc-dap-ung-nhu-cau-nuoc-an-va-sinh-hoat.jpg

Hiện nay, các xã trong huyện Điện Biên Đông  đã có công trình cấp nước sinh hoạt

Để từng bước khắc phục khó khăn trong thực hiện tiêu chí về môi trường, huyện Điện Biên Đông tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân; tập trung giải quyết các vấn đề về môi trường nông thôn; nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp nước sinh hoạt, thu gom xử lý rác thải, xử lý môi trường trong sản xuất, từ đó từng bước tăng số xã đạt tiêu chí số 17, xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn sạch đẹp

Bài liên quan
  • Biến rác thải thành… xi măng
    (TN&MT) - Sản xuất xi măng là một trong những lĩnh vực đang tiên phong về giảm phát thải khí nhà kính. Song song với quá trình này, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu từ việc tiếp nhận xử lý, tái chế chất thải từ các ngành khác làm nguyên, nhiên liệu đầu vào. Từ đó, hướng tới xây dựng một ngành công nghiệp hỗ trợ nền kinh tế phát triển theo hướng tuần hoàn, bền vững với môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Ninh Bình phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 2/6, tại TP Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình phối hợp với UBND TP Ninh Bình tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới – Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam – Ngày Đại dương thế giới và Chiến dịch làm sạch môi trường năm 2023.
  • Thời tiết ngày 2/6: Nắng nóng kèm nguy cơ gây hại cao
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày hôm nay (2/6), chỉ số UV cực đại trong ngày hầu hết các tỉnh trên cả nước đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao. Đặc biệt, các địa phương là Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quy Nhơn có chỉ số nhiệt cực đại ở mức nguy hiểm, người hoạt động ngoài trời trong thời gian dài có thể bị sốc nhiệt.
  • Nhiều giải pháp mới trong xử lý, tái chế nhựa
    (TN&MT) - Ngày 1/6, tại Hà Nội, Viện Chính sách Kinh tế môi trường (EEPI), Tạp chí Kinh tế Môi trường và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam”.
  • Chúng ta cùng hành động
    (TN&MT) - Diễn ra vào ngày 5/6 hằng năm, ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là tập trung vào thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Lựa chọn của UNEP không nằm ngoài dự đoán của các quốc gia, đồng nghĩa với nhận định cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa đang là mối nguy hàng đầu đe dọa nặng nề tương lai trái đất.
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sơn La: Xây dựng những miền quê đáng sống
    (TN&MT) - Với 188/204 xã khu vực nông thôn, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
  • Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
    (TN&MT) - Tại nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia hoạt động đàm phán với việc phân công trách nhiệm, chủ trì đàm phán rõ ràng để đảm bảo tính khả thi của cam kết khi thực thi một Thỏa thuận có tính chất pháp lý toàn cầu về rác thải nhựa.
  • Việt Nam tham gia thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương: Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực
    (TN&MT) - Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Với Quyết định này, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới và thực hiện những bước đi tiên phong trong cuộc chiến với rác thải nhựa đại dương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
  • Phù Yên (Sơn La): Chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Là địa phương đang trên đà phát triển, những năm qua, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; đặc biệt, ưu tiên công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
  • Sơn La: Phát động mỗi địa phương có 1 mô hình Chống ô nhiễm nhựa
    (TN&MT) - Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường 2023, theo nội dung Công văn số 1755/STNMT- QLMT của Sở TN&MT tỉnh Sơn La.
  • Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, là một tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, nhưng với địa hình và vị trí tự nhiên có nhiều tiềm năng, tỉnh Bến Tre đã tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du dịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Vườn quốc gia (VQG) Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) tập trung phát triển du lịch sinh thái và ngày càng thu hút đông du khách đến tham quan. Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Phạm Văn Nam - Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, vừa tăng thu nhập cho người dân vừa tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO