Điện Biên: Tháo gỡ khó khăn các dự án phát triển cây mắc ca

Trần Hương | 20/07/2021, 10:02

(TN&MT) - Cách đây không lâu, Điện Biên ban hành chính sách cho doanh nghiệp thuê đất của dân để phát triển cây mắc ca. Tuy nhiên, trong thực tế chính sách ấy đã gặp phải một số vướng mắc, trong đó nguy cơ người dân sẽ bị mất tư liệu sản xuất. Lẽ đó, Điện Biên đã tổ chức Hội nghị bàn giải pháp và ban hành lại chính sách đảm bảo quyền lợi 3 bên; người dân, doanh nghiệp và địa phương.

Chính sách phát triển dự án trồng mắc ca trước đây của tỉnh Điện Biên là cho doanh nghiệp trồng mắc ca thuê đất của dân, với giá 4 triệu đồng/1ha/năm. Và từ năm thứ 6 trở đi người dân ngoài tiền cho thuê đất 4 triệu/ha/năm còn được thêm 4 triệu đồng/ha/năm từ việc ăn chia sản phẩm; cơ sở tính dựa vào sản lượng thu hoạch lúa nương của người dân/ha/năm và từ năm thứ 2 trở đi giá thuê đất giữ nguyên và được cộng thêm phần điểu chỉnh tăng hàng năm theo chỉ số tiêu dùng (CPI do Tổng cục Thống kê công bố). Trường hợp giá đất của Điện Biên vượt số tiền doanh nghiệp chi trả cho người dân (đã bao gồm lũy tiến) thì tính theo giá đất của tỉnh cộng với hệ số trượt giá hàng năm.

Đồi cây mắc ca của Công ty maccadimia Điện Biên trồng tại huyện Tuần Giáo

 Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn triển khai chính sách này đã gặp một số vướng mắc nảy sinh, nhiều ý cho rằng: cách tính này không khác gì bài học cây cà phê Mường Ảng, dân góp đất cho Công ty Thái Hòa, làm ăn thua lỗ mang “sổ đỏ” cầm cố ngân hàng rồi bỏ chạy. Trước những dự báo và thực tế ấy. Vừa qua, ngày 17/7/2021, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị đánh giá tổ chức triển khai thực hiện và bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn các dự án mắc ca.

Theo đó, chính sách phát triển dự án mắc ca của tỉnh Điện Biên Biên được tính lại, đảm bảo 3 bên: doanh nghiệp, người dân và địa phương. Trong đó, vai trò doanh nghiệp là liên kết cùng các hộ dân, hỗ trợ giống cây tốt, kỹ thuật chăm sóc và tiêu bao sản phẩm. Còn phía người dân thì có trách nhiệm thành lập tổ liên kết, HTX... chăm sóc tốt vườn cây của hộ gia đình theo đúng tiêu chuẩn, quy định và giữ vững liên kết khi mắc ca cho thu hoạch. Cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò là "trọng tài" đảm bảo lợi ích các bên, đồng thời hỗ trợ người dân cây giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc thông qua doanh nghiệp.

Theo cách tính đó, doanh nghiệp tham gia trồng cây mắc ca tại tỉnh vẫn được thuê lại đất của dân để phát triển vùng nguyên liệu. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu... và nếu người dân có phá vỡ liên kết, bán mắc ca cho tư thương thì doanh nghiệp vẫn chủ động được vùng nguyên liệu.

Mặt khác, người dân cũng sẽ được giao trồng mắc ca, làm chủ vườn cây trong hạn mức không quá 5ha/hộ. (ngoài hạn mức đó dân có thể cho doanh nghiệp thuê đất trồng mắc ca...) Số tiền người dân cho doanh nghiệp thuê đất sẽ đảm bảo đời sống trước mắt, "lấy ngắn nuôi dài". Còn về lâu dài thì vẫn phải có vườn cây mắc ca của hộ gia đình, là nguồn sinh kế ổn định, bền vững. Có thể nói, trong bài toán cây mắc ca của Điện Biên thì người dân là người vừa được cho "cá, trao cần câu và cả mồi câu."

Người dân chăm sóc vườn cây mắc ca

Ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên, cho biết: Hiện nay, Điện Biên còn khoảng hơn 265.900ha đất lâm nghiệp chưa có rừng. Do cấu trúc địa hình dốc cao và thẳng đứng, cùng với tập tục canh tác luân canh của đồng bào các dân tộc, quá trình mưa lũ làm bào mòn rửa trôi lớp mùn trên bề mặt khiến nhiều diện tích đất của Điện Biên đang có nguy cơ hoang hóa.

Để giải quyết bài toán phủ xanh đất trống đồi trọc và phát triển kinh tế ngành lâm nghiệp, 7 năm qua, Điện Biên đã cho trồng thí điểm cây mắc ca trên đất dốc. Đến nay, diện tích gần 1.000ha mắc ca đã cho thu hoạch và được đánh giá là cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Điện Biên.

Là một trong những người đầu tiên trồng thử nghiệm cây mắc ca ở Điện Biên, ông Phạm Duy Thành, Phó Giám đốc Công ty CP Macadamia Điện Biên, chia sẻ: “...mắc ca là cây rất khó chọn giống, nếu người dân không đủ tiềm lực kinh tế thì rất khó thành công ở giống cây này. Hàng năm, chúng tôi phải mời chuyên gia mắc ca từ Australia sang để hướng dẫn kĩ thuật ghép cành; tỷ lệ cây sống sau ghép cành chỉ đạt từ 60 - 70%. Trong khi đó, chúng tôi phải tìm nguồn hạt có đủ tiêu chuẩn để ươm cây hạt thực sinh, đến khi cây non được gần 1 năm tuổi sẽ tiến hành ghép cây giống với cành trưởng thành đã ra quả. Phải ghép cành mới mong ra quả và cho năng suất. Khâu chọn giống rất quan trọng, vì mỗi loại sẽ có một đặc điểm riêng ví dụ như năng suất, chất lượng hạt, khả năng kháng hạn, kháng bệnh.. Nếu chọn giống không đúng thì năng suất sẽ rất thấp, thậm chí cây rất tốt nhưng lại không ra quả.

Chúng tôi đã mất 7 năm để trồng thử nghiệm giống cây này, bắt đầu từ năm 2009, với diện tích là 771ha ở các huyện Tuần Giáo, Mường Ảng và TP. Điện Biên Phủ. Đến nay, một số diện tích này đã cho thu hoạch. Mỗi cây được khoảng 2 - 3 tạ quả. Mỗi kilogam quả mắc ca tươi dao động từ 130 -150 nghìn đồng/kg và không có để bán ra thị trường vì chúng tôi đang quá trình nhân giống.

Trước những điều kiện thuận lợi về khí hậu thổ những và đặc biệt là bài toán kinh tế từ quả mắc ca, Điện Biên đã chọn giống cây này để trồng trên 265ha diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng. Đến nay, UBND tỉnh Điện Biên đã phê duyệt chủ trương đầu tư 5 dự án cho 5 nhà đầu tư; trồng cây mắc ca gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm... tổng diện tích 17.214ha, tổng mức đầu tư 4.729,95 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm này dự án phát triển cây mắc ca cơ bản tỉnh Điện Biên đã giao đất cho các doanh nghiệp để trồng trong mùa mưa năm nay. Tuy nhiên, vì gặp phải một số vướng mắc tại những diện tích cây mắc ca trồng thí điểm đang cho thu hoạch và một số dự tính đi kèm mà Điện Biên điều chỉnh chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, nhằm đảm đảo lợi ích 3 bên: Doanh nghiệp, người dân và nhà nước. Song, đến nay dự án này đang bị đánh giá là triển khai chậm cho với kế hoạch đã đề ra.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thoát nghèo nhờ mô hình sản xuất chổi Thanh Hao
    (TNMT) – Với mục đích ban đầu là cải thiện thu nhập kinh tế gia đình nhưng nhờ nắm bắt được thị trường và tận dụng nguồn nhân lực ở địa phương, chị Bùi Thị Lý (xã Sào Báy, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) đã mạnh dạn mở xưởng sản xuất chổi Thanh Hao, tạo công ăn việc làm cho hơn 50 lao động.
  • Cộng đồng trầm trồ trước khả năng lội nước “cực đỉnh” của xe điện VinFast
    Xe điện VinFast đang là tâm điểm trên nhiều diễn đàn mạng xã hội khi hàng loạt hình ảnh, video clip từ chính người dùng cho thấy khả năng “lướt băng băng” qua đường ngập nước của những chiếc xe xanh.
  • PV GAS phối hợp tổ chức Trung thu cho trẻ em huyện Nhà Bè
    Với trách nhiệm phát triển cộng đồng, đặc biệt là tại huyện Nhà Bè (TP.HCM) - nơi điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cùng các đơn vị trực thuộc, thành viên đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình chăm lo phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội thiết thực và ý nghĩa.
  • Lãnh đạo Petrovietnam tham dự Đại hội Dầu khí thế giới lần thứ 24 - WPC 24
    Từ ngày 15 đến 23/9/2023, đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) do Thành viên HĐTV Petrovietnam Bùi Minh Tiến dẫn đầu cùng lãnh đạo một số Ban Tập đoàn và lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Công ty CP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tham dự Đại hội Dầu khí thế giới lần thứ 24 (WPC 24) tại Calgary (Canada).
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều nỗ lực thích ứng với hạn, mặn
    Sau những đợt hạn lịch sử vào năm 2016 và 2020, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn luôn ở trong tâm thế sẵn sàng ứng phó với hạn, mặn vào mùa khô hàng năm. Những phương thức “sống chung” với hạn, mặn được bà con vùng đất châu thổ này sử dụng linh hoạt hơn bao giờ hết.
  • Kỹ sư Trương Phương Nam - Viên ngọc sáng của Nhà máy Đạm Cà Mau
    Luôn xem những áp lực vất vả trong công việc là thử thách và cơ hội để phấn đấu và phát triển, chính tinh thần đó đã tạo nên một kỹ sư Trương Phương Nam - Nhà máy Đạm Cà Mau giàu sáng kiến như hôm nay.
  • Nhà đầu tư bất động sản: Bắt đầu săn “hàng ngộp”
    (TN&MT) - Trong khi nhiều nhà đầu tư (NĐT) phải gồng lãi hoặc bán cắt lỗ thì trên thị trường bất động sản (BĐS) tại phía Nam bắt đầu xuất hiện các NĐT tranh thủ săn “hàng ngộp” (hàng cần bán gấp).
  • TKV và Tổng Công ty Đông Bắc ký thỏa thuận hợp tác cung cấp than dài hạn với EVN
    (TN&MT) - Ngày 20/9, tại Trụ sở của TKV đã diễn ra Hội nghị thống nhất và ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc cung cấp than dài hạn cho các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) sử dụng than anthracite trong EVN. Chủ tịch HĐTV TKV Ngô Hoàng Ngân, Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An, Chủ tịch Tổng công ty Đông Bắc Trần Duy Lê đồng chủ trì hội nghị.
  • Hoàn thành Báo cáo thẩm định dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trước ngày 30/9
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành báo cáo thẩm định Dự án đầu tư xây dựng Đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành, trình Chính phủ trước ngày 30/9/2023.
  • Kỷ niệm 5 năm thành lập Ban TT&VHDN Petrovietnam (1/10/2018 - 1/10/2023): Lan tỏa giá trị văn hóa tạo thành sức mạnh
    Những năm qua, công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đạt được những thành quả hết sức tự hào. Ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp Tập đoàn (Ban TT&VHDN) là "cầu nối" góp phần khơi dậy, tuyên truyền và lan tỏa sâu sắc các giá trị văn hóa Petrovietnam đến từng cán bộ nhân viên - người lao động (CBNV-NLĐ). Từ đó tạo thêm niềm tin, tình yêu và động lực để người Dầu khí càng thêm quyết tâm cống hiến cho sự phát triển của ngành.
  • Có thể bạn chưa biết: Nước uống đóng chai cũng cần phải phân biệt!
    (TN&MT) - “Nước nào mà chẳng giống nhau” – Đây rất có thể là điều bạn đã từng nghĩ. Nhưng rồi bạn sẽ thay đổi quan điểm ngay sau khi biết các sự thật bên dưới!
  • Khám phá “bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ” tại Glory Heights
    Sở hữu tầm view hoàn hảo ôm trọn đại công viên Grand Park 36 ha và sông Đồng Nai xanh mát, Glory Heights hiện thực hóa giấc mơ về một không gian sống giao hòa với thiên nhiên.
  • PV GAS: Đồng hành với cộng đồng vì tương lai bền vững
    Trong 33 năm hình thành và phát triển, song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã bồi đắp nên những giá trị nhân văn, vì sự phát triển của cộng đồng xã hội. Trong hành trình bền bỉ, đồng lòng của tập thể lãnh đạo và người lao động, PV GAS đã kiến tạo những giá trị chân - thiện - mỹ được người dân và đất nước ghi nhận, góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh, thương hiệu PV GAS.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO