Điện Biên tăng cường quản lý đất đai tại huyện Mường Nhé

Bài và ảnh: Hoàng Châu | 21/05/2020, 14:45

(TN&MT) - Những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, đặc biệt từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đã thúc đẩy việc sử dụng đất có hiệu quả góp phần tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện Mường Nhé (Điện Biên) là huyện biên giới và là 1 trong hơn 60 huyện nghèo nhất nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn.

Huyện Mường Nhé có tổng diện tích tự nhiên của huyện là 156.908,11 ha (chiếm 16,46% diện tích của tỉnh) bao gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã, có chung đường biên giới giáp với 2 quốc gia Trung Quốc là 40,861 km và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là 91,303 km.

Trung tâm huyện lỵ Mường Nhé đang từng bước hoàn thiện hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Vài năm trở lại đây, tình hình giao dịch về đất đai trên địa bàn huyện Mường Nhé có nhiều bước chuyển biến, nhu cầu sử dụng đất hàng năm được tăng lên, tạo nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ đất tăng dần theo các năm như: Năm 2015 thu 143.395.000 đồng; năm 2016 thu 246.498.423 đồng; năm 2017 thu 301,749,875 đồng; năm 2018 thu 363.352.565 đồng. Tính đến nay, UBND huyện đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở cho người dân để sử dụng với 1,79 ha, thu ngân sách trên 23 tỷ đồng.

Ông Vùi Văn Nguyện, Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé cho biết: Từ khi Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp. Việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả hơn góp phần tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong năm 2018 và 2019, Phòng TN&MT huyện Mường Nhé đã tiếp nhận và xác nhận 207 hợp đồng giao dịch đảm bảo thế chấp quyền sử dụng đất; tiếp nhận và giải quyết 123 hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thực hiện thẩm định và tham mưu phê duyệt phương án giao đất, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 9 dự án thuộc Đề án 79.

Đoàn Giám sát HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra công tác quản lý đất đai tại huyện Mường Nhé

Cùng với đó, Phòng TN&MT huyện Mường Nhé cũng đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tham mưu cho UBND huyện nộp hồ sơ trình Hội đồng thẩm định, Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Mường Nhé theo quy định. Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư cũng được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và các quy định pháp luật.

Ông Lò Văn Hòa, Phó trưởng phòng TN&MT huyện Mường Nhé cho biết: Để chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, lập lại kỷ cương đưa công tác quản lý đất đai vào nền nếp, UBND huyện Mường Nhé đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 14/8/2018, về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện, trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai, đặc biệt là công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về đất đai.

Huyện Mường Nhé đẩy mạnh thực hiện giao đất, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bên cạnh đó, UBND huyện giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND các xã phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành; có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm sử dụng đất như: Lấn chiếm xây dựng công trình trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND huyện khi để tình trạng vi phạm sử dụng đất xảy ra trên địa bàn mình quản lý mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý dứt điểm; thực hiện công khai, minh bạch, tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Qua đó, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với quá trình xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Bài liên quan
  • Đồng Nai: Tăng cường quản lý đất đai, bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nhằm đánh giá những kết quả đạt được cũng như đưa ra các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đồng Nai vửa tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác quản lý Nhà nước về TN&MT 6 tháng đầu năm 2018.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO