Điện Biên quản lý sử dụng các công trình thủy lợi, hồ chứa

Hoàng Châu | 10/11/2022, 10:25

(TN&MT) - Xác định tầm quan trọng của nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, để nâng cao và phát huy hiệu quả các hồ chứa công trình thủy lợi, tỉnh Điện Biên yêu cầu các đơn vị trên địa bàn quản lý khai thác tốt các công trình thủy lợi; xây dựng kế hoạch phòng chống, theo dõi thông tin khí tượng thủy văn, kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tưới tiết kiệm… Qua đó, các công trình thủy lợi phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp của người dân.

Hiện nay toàn tỉnh có 15 hồ thủy lợi, trong đó 14 hồ đã đưa vào khai thác với tổng dung tích hơn 64,5 triệu mét khối. Hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đều được xây dựng và đưa vào vận hành, sử dụng đã lâu; hệ thống kênh mương kéo dài, chủ yếu là kênh đất chưa được kiên cố; đi qua nhiều địa hình là sườn núi có độ dốc lớn dễ sụt sạt vào mùa mưa; lại thường xuyên chịu những tác động bất lợi của thiên nhiên nên ngày càng bị hư hỏng, xuống cấp.

a1(2).jpg
Đảm bảo an toàn Hồ bản Ban, xã Mường Nhà, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Để nâng cao hiệu quả việc sử dụng và quản lý các công trình thủy lợi cũng như các hồ chứa UBND tỉnh Điện Biên cũng đã quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, theo đó việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được chia thành 2 cấp (cấp tỉnh và cấp huyện).

Trong đó, các công trình thủy lợi cấp tỉnh quản lý, khai thác đập có chiều cao từ 10m trở lên hoặc hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 nước trở lên; các công trình thuộc cấp huyện quản lý khai thác đập có chiều cao dưới 10m hoặc hồ chứa nước có dung tích dưới 500.000 m3 nước. Các công trình hồ chứa không những đảm bảo phục vụ nước tưới cho nông nghiệp mà còn góp phần điều tiết lũ cho hạ du, cấp nước cho nhà máy thủy điện và cho sinh hoạt, phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; ngoài ra còn phục vụ du lịch sinh thái, góp phần cải tạo môi trường cảnh quan trong khu vực hồ chứa, tích cực triển khai các hoạt động, gia cố, tu sửa hạ tầng cơ sở nhằm đảm bảo an toàn hồ đập, duy trì nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn.

a3.jpg

Tu sửa hồ Hồng Sạt do Cty Thủy nông Điện Biên quản lý.

Cùng với đó, tỉnh đã có các văn bản hướng dẫn, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đập, hồ chứa công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá an toàn trong vận hành đập, hồ chứa công trình thủy điện; thường xuyên đôn đốc chủ đầu tư các công trình thủy điện đang thi công xây dựng và các chủ đập, hồ chứa thủy điện thực hiện nghiêm những quy định về quản lý vận hành, phương án bảo vệ đập, hồ chứa, phương án phòng chống thiên tai, phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong mùa mưa bão đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Ông Nguyễn Văn Duyên, Chủ tịch Công ty TNHH Quản lý thủy nông Điện Biên, cho biết: Hiện nay công ty được giao quản lý, vận hành, khai thác 13 hồ chứa nước thủy lợi: Hồ chứa bản Ban, Na Hươm, Sái Lương, Hồng Khếnh, Hồng Sạt, Pe Luông, Bồ Hóng, Huổi Phạ, Pa Khoang, Nậm Ngám, Sông Ún, Loọng Luông I. Quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dân sinh kinh tế cho thành phố Điện Biên Phủ và các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, cung cấp nước bổ sung cho các nhà máy thủy điện. Thời gian qua Công ty chủ động các phương án, vật tư, trang bị đầy đủ tại các hồ chứa, đáp ứng tích nước phục vụ sản xuất, vừa phải đảm bảo an toàn hồ, đập trong mùa mưa. Đối với những hư hỏng nhỏ thì đã được đơn vị tiến hành sửa chữa, nâng cấp bằng nguồn vốn Trung ương, như: Hồ Pa Khoang, Bản Ban, Sái Lương, Hồng Sạt, Bồ Hóng. Đồng thời đơn vị phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá tình trạng các hồ chứa nước, nhất là các công trình đầu mối quan trọng và xây dựng phương án phòng, chống phù hợp.

a2(2).jpg

Nhân viên Công ty thủy nông Điện Biên kiểm tra khu vực vận hành của hồ chứa nước.

Để công tác quản lý, khai thác các hồ tích nước an toàn, hiệu quả, hàng năm, Công ty tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về an toàn hồ chứa cho hàng chục lượt cán bộ, công nhân, xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm quy trình vận hành, điều tiết nước các hồ chứa trong và sau những mùa bão lũ. Nguyên tắc vận hành điều tiết nước tại các hồ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên: An toàn tuyệt đối cho công trình; góp phần giảm lũ hạ du; đảm bảo hiệu quả cấp nước sản xuất. Khi vận hành giảm lũ, các công trình phải tuân thủ theo quy định phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả được cấp có thẩm quyền ban hành, đảm bảo không gây ra lũ nhân tạo đột ngột, bất thường, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân vùng hạ du các hồ tích nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tiết kiệm nước: Thay đổi nhỏ cho hiệu quả lớn
(TN&MT) - Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người và hệ sinh thái tự nhiên. Nhất là khi dân số ngày càng tăng nhanh, kéo theo tài nguyên nước càng cạn kiệt và ô nhiễm với tốc độ nhanh hơn. Dù chưa tìm được “đường tắt” để ngăn chặn tình trạng này, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hành động bảo vệ nguồn nước sạch bằng những thay đổi rất nhỏ trong việc dùng nước hàng ngày.
Đừng bỏ lỡ
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
  • Bắc Ninh sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả góp phần giảm nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh việc tạo điều kiện về vốn vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tỉnh còn thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sản xuất góp phần nâng cao chất lượng cho người dân.
  • Nước..! Yếu tố thoát nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nước là để duy trì sự sống và mọi hoạt động kinh tế xã hội, đóng vai trò tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, tỉnh Điện Biên đã triển khai một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
  • Hội nghị Nước 2023 của Liên Hợp Quốc: Đẩy nhanh tiến độ tiếp cận phổ cập nước sạch
    (TN&MT) - Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3 tới tại trụ sở LHQ (Mỹ), đang được đánh giá là cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy nhanh tiến độ hướng tới tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh vào năm 2030.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
    (TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông “chết”
    (TN&MT) - Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long vừa được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá, thay đổi trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm ở đô thị.
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
  • Bình Thuận: Siết chặt quản lý, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước (TNN) cũng như giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO