Điện Biên: Quản lý khoáng sản ở cấp xã, "bắt tay chỉ việc" là cần thiết

Trần Hương | 12/04/2022, 10:05

Vai trò quản lý khoáng sản của các cấp chính quyền được quy định trong Luật Khoáng sản năm 2010 và trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật, đặc biệt đối với chính quyền cấp xã được quy định rất rõ. Tuy nhiên, việc ban hành quy chế phối hợp, quản lý của UBND tỉnh cần nêu cụ thể từng việc mà UBND cấp xã phải làm trong quản lý hoạt động khoáng sản, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa… bắt tay chỉ việc trong hoạt động này là cần thiết.

Để nêu cao vai trò trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn. UBND tỉnh Điện Biên cần quy định cụ thể UBND cấp xã cần lưu chiểu những loại hồ sơ nào, đặc biệt vai trò quản lý được thể hiện cụ thể ở nhiệm vụ nào trong việc quản lý khoáng sản tại địa phương.

Theo đó, UBND xã có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản cho người dân. Bên cạnh đó, vận động người dân không khai thác, thu mua, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, có trách nhiệm phát hiện và tố giác tổ chức, cá nhân khai thác trái phép; lấy mẫu khoáng sản tại các dự án khai thác khoáng sản đóng trên địa bàn quản lý; có trách nhiệm tham gia rà soát, lựa chọn các khu vực khoáng sản đủ tiêu chí đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

anh(1).jpg
Mỏ đá Minh Thắng, xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo

Đối với việc cấp, gia hạn, thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản; Công tác công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản; Cấp giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản.

UBND xã phải tiến hành các hoạt động cụ thể như: Cử người tham gia phối hợp trong công tác kiểm tra thực địa khu vực hoạt động khoáng sản, cử người tham gia thẩm định đề án đóng cửa mỏ, nghiệm thu kết quả đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc địa bàn quản lý, tham gia phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác kiểm tra bàn giao mốc mỏ, mốc phao tiêu khu vực cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, thực hiện công tác giám sát hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đảm bảo thực hiện trong diện tích được cấp phép theo ranh giới mốc mỏ, mốc phao tiêu được bàn giao ngoài thực địa.

hoat-dong-khai-thac-cat-trai-phep-o-muong-phang(1).jpg
Điểm khai thác cát nhỏ lẻ trái phép tại Mường Phăng, TP. Điện Biên Phủ

Ngoài ra, UBND xã phải được tiếp nhận các thông tin của cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân về hoạt động khoáng sản như thăm dò, hay khai thác. Như nhận thông báo bằng văn bản của tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản về đăng ký xây dựng cơ bản mỏ. Trực tiếp tham gia việc bàn giao trên thực địa về ranh giới hoạt động khoáng sản, thông báo cho thôn, bản để phổ biến cho người dân biết việc có hoạt động khoáng sản trên địa bàn.

Đặc biệt đối với việc đảm bảo thực hiện quyền của địa phương và người dân ở địa bàn có khoáng sản, UBND xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản trong việc triển khai thực hiện. UBND xã còn được yêu cầu các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản đăng ký máy chuyên dùng phục vụ công trình trên địa bàn. Đồng thời thống kê và quản lý phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn.

Đối với công tác quản lý sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của các tổ chức, cá nhân, UBND xã phối hợp trong việc quản lý, xác định sản lượng khai thác của các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản. Giám sát nguồn gốc khoáng sản đã khai thác của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền, UBND xã được kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản và quy định của pháp luật có liên quan đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn quản lý. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luật.

6_2-1-(2).jpg

Ngoài ra, UBND xã còn có trách nhiệm quản lý đất đai và môi trường tại khu vực cấp phép của mỏ, cụ thể: Quản lý các tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất của địa phương, việc thực hiện nghĩa vụ tài của người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất và tham gia vào các hoạt động tính toán, đền bù trong thu hồi đất. Đồng thời rà soát việc bàn giao trên trên thực địa đất cho thuê, chủ động nắm bắt và giải quyết theo thẩm quyền quản lý việc đơn vị hoạt động khoáng sản sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác; tham gia vào đánh giá tác động môi trường.

Riêng đối với trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, UBND cấp xã cần phải lập đường dây nóng phân công lãnh đạo hoặc thành lập lực lượng thường trực giao cán bộ phụ trách theo từng vùng cụ thể, đảm bảo thông tin liên lạc 24/24 để tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời và báo cáo UBND huyện chỉ đạo công tác này.

Bài liên quan
  • Thực trạng quản lý khoáng sản cấp xã, phường ở Điện Biên
    Theo Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành, trách nhiệm quản lý của từng chủ thể trong hoạt động quản lý khoáng sản khá rõ ràng, đặc biệt là chính quyền các cấp. Tuy nhiên, hiện nay ở Điện Biên rất ít địa phương hiểu hết được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý và bảo vệ khoáng sản.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khơi dậy niềm tin, khát vọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Năm nay, sự kiện Ngày Đại dương Thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1- 8/6) diễn ra trong bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nhiệt độ tăng, nước biển dâng và môi trường biển đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đáng báo động. Vậy Thế giới và Việt Nam đã lấy chủ đề nào làm phương châm hành động để góp phần đạt mục tiêu “đảo ngược” xu thế ô nhiễm môi trường biển, mất cân bằng sinh thái?
  • Phân bổ hợp lý, hài hòa không gian biển
    (TN&MT) - Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch không gian biển.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Đà Nẵng: Nghị định số 10/2023/NĐ-CP kịp thời tháo gỡ cấp bách một số nút thắt về đất đai, condotel
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có ý nghĩa đối với Đà Nẵng, nhất là trong năm 2023, thành phố triển khai chủ đề công tác năm “Tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội”.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
  • Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn): Quản lý tốt TNMT góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
    (TN&MT) - Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) có 21 đơn vị hành chính, 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Huyện đã chú trọng triển khai các giải pháp nhằm phát huy nguồn lực tài nguyên, môi trường để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành các văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan nhằm chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn công trình đê điều.
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Cần có quy định để HTX nông nghiệp tích tụ, tập trung đất đai
    Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nên quy định thêm cơ chế để giúp hợp tác xã nông nghiệp tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thành chuỗi chế biến, phân phối sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP.
  • Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Ủy ban KH,CN&MT tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • ĐBQH Hoàng Đức Chính: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến rất quan trọng về chất
    (TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO