Điện Biên: Nâng cao quyền lợi, nghĩa vụ của bên cung ứng và sử dụng dịch vụ môi trường rừng

Hoàng Châu | 08/06/2021, 15:31

(TN&MT) - Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo ra cơ chế dịch vụ chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và bên cung ứng DVMTR, nhằm xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, tạo nguồn tài chính bền vững từ chính sách. Nhằm tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập cho các hộ dân có tham gia nhận khoán bảo vệ rừng mà đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi, tỉnh Điện Biên.

Theo quy định tại Điều 65 Luật Lâm nghiệp 2017 thì Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng được quy định quyền lợi của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng: Yêu cầu chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Được cung cấp thông tin về giá trị dịch vụ môi trường rừng. Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản lý nhà nước và của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

Cùng với đó, nghĩa vụ mà bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng phải đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với từng loại rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với chủ rừng. Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập phải quản lý, sử dụng số tiền được chi trả theo quy định của pháp luật.

Nhờ chính sách chi trả DVMTR mà nhiều cánh rừng được khoanh nuôi bảo vệ tốt. 

Tại quy định Điều 64 Luật Lâm nghiệp 2017 thì Quyền lợi và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng được quy định quyền lợi của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: Được thông báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thông báo về diện tích, chất lượng và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

 Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không bảo đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.

Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ: Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.

Ông Trần Xuân Tâm, Phó Giám đốc Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên, cho biết: Trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng có thể khẳng định: chính sách chi trả DVMTR đã đi vào cuộc sống, tạo mối quan hệ kinh tế, gắn kết giữa bên cung ứng với bên sử dụng và hưởng lợi từ DVMTR.

Nhờ đó mà cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Điện Biên vì thế mà cũng được nâng lên. Ảnh chụp: Xã Sín Thầu huyện Mường Nhé. Ảnh XT

 Theo đó, các hộ dân đã tích cực nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, đó là cơ sở để các tổ chức căn cứ thực hiện việc chi trả DVMTR. Ngoài ra, các cấp chính quyền cũng đã quan tâm và tích cực chủ động cùng tham gia chỉ đạo các nội dung liên quan đến công tác chi trả DVMTR. Từ đó, bên sử dụng DVMTR (các cơ sở sản xuất thủy điện, nước sạch...) đã xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ đầy đủ, kịp thời theo và quy định.

Có thể nói, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR không những từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ nhận khoán bảo vệ rừng mà còn huy động được một nguồn nhân lực lớn cho công tác tuần tra bảo vệ rừng một cách thường xuyên.

 Nhờ triển khai chính sách chi trả DVMTR mà thu nhập bình quân của các hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng đã từng bước được cải thiện. Chính sách đã góp phần thiết thực vào Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới tại các địa phương; tiền DVMTR đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương thuộc khu vực miền núi, biên giới như tỉnh Điện Biên. 

Bài liên quan
  • Than Uyên (Lai Châu): Phát huy sức trẻ trong bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Huyện đoàn Than Uyên vừa phối hợp với Hội Liên hiệp thanh niên huyện Than Uyên (Lai Châu) tổ chức ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2021 tại bản Pá Khoang, xã Pha Mu nhằm phát huy sức trẻ của đoàn viên thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO