Điện Biên: Mục tiêu "kép" cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hoàng Châu | 25/03/2021, 10:00

(TN&MT) - Vài năm trở lại đây, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên đời sống được nâng lên nhờ chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Cũng từ chính sách này người dân giữ được rừng, nguồn nước ở vùng có rừng luôn dồi dào, phục vụ tốt cho đời sống sống sinh hoạt và đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Cũng chính từ rừng mà diện tích đất không bị hoang hóa, lớp mùn không bị bào mòn rửa trôi. Nên việc canh tác gieo trồng tại những vị trí nương thoải của bà con gặp

Theo đánh giá sơ bộ của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên, năm qua tổng số tiền đã chi trả cho người nhận khoán, bảo vệ rừng là hơn 161 tỷ đồng; điều này giúp đồng bào các dân tộc ở Điện Biên, yên tâm gắn bó với công tác bảo vệ rừng và ổn định cuộc sống. Nhờ vậy, tỷ lệ che phủ rừng đã được nâng lên, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con vùng có rừng để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, hướng đến giảm nghèo bền vững.
Đến nay, sau gần 8 năm chính sách chi trả tiền DVMTR được thực hiện tại Điện Biên, cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ che phủ rừng được nâng cao.

Cán bộ của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân tộc thiểu số là các chủ rừng khoanh nuôi bảo vệ rừng. 

Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên, Đặng Thị Thu Hiền, cho biết: Hiện nay, tỉnh Điện Biên có hơn 694.000ha rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng. Năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng của Điện Biên tiếp tục tăng 0,41% so năm 2019 đã góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 42,66%. Kết quả đó không chỉ phản ánh nỗ lực của cán bộ, công chức ngành kiểm lâm mà đồng thời cho thấy ý thức bảo vệ, phát triển rừng của nhân dân các dân tộc, chính quyền các huyện, các ngành đã được nâng lên. 
Đặc biệt, đối với đồng bào các DTTS ở các huyện vùng cao, biên giới, như: Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, Mường Chà... thì tỷ lệ che phủ rừng tăng lên, đồng nghĩa với việc đời sống bà con được nâng lên nhờ nguồn quỹ hỗ trợ từ DVMTR.
Bà Hiền, cho biết thêm: Những năm trước, khi chưa thực hiện chi trả DVMTR, tỉnh Điện Biên cũng đã nỗ lực bằng nhiều cách, tác động từ nhiều phía để người dân nhận thức rõ về lợi ích của rừng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người dân không mặn mà với rừng, nhất là trong việc trồng rừng và bảo vệ rừng. Đó cũng là lí do khiến cho bao năm qua, tỉnh Điện Biên luôn rơi vào tình trạng: Không hoàn thành kế hoạch trồng rừng và các vụ phá rừng thường xuyên xảy ra. Đến nay, tình trạng đó đã được khắc phục và có sự thay đổi rõ rệt từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, được chi trả đến tận tay các chủ rừng.
Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé là một trong những xã có các hộ dân bản địa là các chủ rừng trực tiếp quản lý, bảo vệ rừng... nên bà con đều được hưởng chính sách chi trả tiền DVMTR. Đặc biệt, người dân đã biết sử dụng tiền DVMT để phát triển sinh kế thông qua việc phát triển kinh tế ngoài rừng, hạn chế khai thác gỗ và lâm sản phụ, góp phần bảo vệ, phát triển rừng.

Một góc rừng tái sinh ở Mường Chà được người bà con dân tộc khoanh nuôi và bảo vệ.

Ông Lỳ Pó Tư, bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé là một trong số hộ điển hình sử dụng hiệu quả tiền DVMTR. Nhờ tiền DVMTR gia đình ông Pó Tư đã mua sắm các phương tiện, dụng cụ máy móc để phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng năm, điều mà cách đây mấy năm trở về trước, ông Pó Tư cũng như bà con Hà Nhì trong bản, trong xã không hề nghĩ tới. Bởi người dân ở đây từ bao đời nay chỉ biết lao động, sản xuất theo phương thức tuyền thống như: Dùng trâu, bò để cày bừa; vận chuyển nông sản dùng gùi, vác. Nay nhờ những chiếc máy phay, máy cày bừa, máy tuốt lúa, xe chở hàng…  phục vụ sản xuất đã giảm bớt sức lao động và tăng hiệu quả sản xuất cho người dân.
Bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, người dân không chỉ có thêm thu nhập mà còn tạo được môi trường sinh thái, môi trường sống cho chính con người cân bằng và bền vững hơn. Mặt khác, khi rừng phát triển thì các loại lâm sản tự sinh sôi, phát triển, đem lại nhiều lợi ích cho người dân.
Bên cạnh đó, sự thay đổi lớn nhất đó là ý thức, trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của người dân được nâng cao. Chính sách chi trả DVMTR thời gian qua đã góp phần tăng nguồn lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, tạo động lực khuyến khích người dân tích cực, chủ động tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Việc chi trả kịp thời tiền DVMTR đã góp phần tạo sự tin tưởng, yên tâm với các chủ rừng; đồng thời khích lệ chủ rừng, nhân dân tích cực hơn trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.
Từ nguồn thu điều phối Quỹ DVMTR Việt Nam, thu ủy thác từ các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2020, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên đã chi trả hơn 161 tỷ đồng cho các chủ rừng. Trong đó, thanh toán chi trả DVMTR năm 2019 cho các chủ rừng gần 120 tỷ đồng đạt 98%; tạm ứng năm 2020 gần 40 tỷ đồng đạt 90.8%  kế hoạch.
 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO