Điện Biên lượng mưa giảm một số hồ cạn đến mực nước chết

Trần Hương | 21/03/2022, 08:49

(TN&MT) - Hiện nay, đang là cuối mùa khô, sang tháng 4 bắt đầu là mùa mưa. Đây là thời điểm cánh đồng Mường Thanh của tỉnh Điện Biên cần nước để tưới cho diện tích lúa vụ chiêm. Tuy nhiên, một số hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện đang cạn chỉ còn 1/3 dung tích hồ, khiến một số diện tích lúa vụ chiêm một số xã của người dân thiếu nước.

Hồ Hồng Sạt, tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên là một trong 13 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Hiện nay, mực nước tại hồ Hồng Sạt cạn chỉ còn 1/3 dung tích so với mực nước hàng năm, khoảng 700.000m3. Trong khi, năng lực chứa của hồ Hồng Sạt dung tích chứa khoảng hơn 2 triệu khối. Nguyên nhân, do lượng mưa năm qua tại Điện Biên rất ít, trung bình các tháng mưa chỉ đạt từ 100mm đến 125mm, so với hàng năm thì lượng mưa năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 rất ít, có tháng không có mưa.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Cụm trưởng cụm Thủy nông Hồng Sạt, cho biết: Suốt 10 năm qua, đây là năm đầu tiên hồ Hồng Sạt cạn chỉ còn 1/3 lòng hồ. Hồ Hồng Sạt là hồ chứa nước tưới tiêu cho một phần cánh đồng Mường Thanh, cụ thể là khu vực xã Pom Lót và Sam Mứn, khoảng hơn 120ha. Hiện, lượng nước không đủ nên hồ này chỉ đảm bảo tưới ẩm cho hơn 60ha diện tích vụ chiêm xã Pom Lót và Sam Mứn, còn hơn 40ha lúa vụ chiêm tại xã Sam Mứn phải chuyển sang cho bên Đại thủy nông Nậm Rốm đảm nhiệm tưới diện tích lúa cho dân. Hiện hồ Hồng Sạt vẫn đang tưới diện tích còn lại hơn 60ha của xã Pom Lót và Sam Mứn… nhưng chỉ đủ tưới ẩm. Không đủ nước để ruộng luôn có nước.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Điện Biên tính đến tháng 12/2021 toàn tỉnh có khoảng gần 1.000 công trình thủy lợi đã đưa vào khai thác sử dụng, trong đó có: 14 hồ chứa, 02 trạm bơm điện, 02 trạm bơm thủy luân, 886 công trình lấy nước bằng đập dâng và 1,487km kênh mương. Tổng năng lực tưới theo thiết kế của các công trình khoảng gần 40.000ha.

giam-sie-2.jpg
Hồ Hồng Sạt, tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên là một trong 13 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Qua kiểm tra thực địa hiện trạng các hồ chứa trên địa bàn huyện Điện Biên cho thấy: Đến thời điểm này, các hồ chứa cơ bản đảm bảo được việc tích nước, điều tiết phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân và sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô. Tuy nhiên, một số hồ tại thời điểm này mực nước đang xuống rất thấp, cụ thể: Hồ Hồng Sạt, hồ Pó Hóng, hồ Hồng Khếnh, hồ Pe Luông…. Trong nhứng hồ kể trên thì có hồ Hồng Sạt hiện nay mực nước chứa tại hồ thấp nhất. Bà Hằng cho biết thêm: Nếu vài tháng nữa mà trời không mưa, hồ vẫn phải tưới ấm cho diện tích lúa hơn 60ha của xã Sam Mứn, Pom Lót thì nguy cơ hồ sẽ trơ đáy là rất cao.

Bài liên quan
  • Điện Biên: Sớm có biện pháp điều tiết, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp
    Tình trạng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp là một trong những nguyên nhân làm giảm diện tích cấy lúa nước vụ chiêm trên cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, ngoài yếu tố do biến đổi khí hậu thì còn phải kể đến ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước của người dân, đặc biệt công tác phối hợp với các xã, phường điều tiết nước từ kênh cấp 2 vào kênh nội đồng của Công ty TNHH quản lý Thủy nông Điện Biên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
    (TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông “chết”
    (TN&MT) - Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long vừa được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá, thay đổi trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm ở đô thị.
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
  • Bình Thuận: Siết chặt quản lý, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước (TNN) cũng như giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
  • Long An: Sử dụng, bảo vệ hiệu quả nguồn nước ngọt đê duy trì giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Long An đã và đang tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước (TNN), bảo đảm an ninh nguồn nước; đồng thời, khuyến khích đổi mới tư duy sản xuất, tạo việc làm ổn định, giúp người dân nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Quản lý tài nguyên nước ở Tiền Giang: Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tiền Giang đã và đang tăng cường công tác quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên nước (TNN); đồng thời, triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết nhu cầu về nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.
  • Huy động trí tuệ chuyên gia trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước
    Ngày 11/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp và ông Nguyễn Ngọc Sơn, Ủy viên Thường trực, Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đồng chủ trì Hội thảo.
  • Quảng Nam: Để người dân được tiếp cận nguồn nước bền vững
    (TN&MT) - Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và làm giảm nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ nguồn tài nguyên quan trọng này.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO