Điện Biên: Lên phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021

Hoàng Châu | 17/03/2021, 11:18

(TN&MT) - Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và đài khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên, năm 2021 tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn có nhiều diễn biến bất thường và khó lường theo hướng cực đoan, nghiêm trọng hơn như: nắng nóng, hạn hán, dông sét, lốc, mưa đã, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất…

Theo đó, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND, ngày 16/3/2021 nhằm chủ động phối hợp triền khai Kế hoạch phòng, chống thiên tai, giai đoạn 2021-2025, về việc tổ chức kiểm tra, kiên quyết đình chỉ thi công đối với các dự án có thải đất đá gây cản trở thoát lũ hoặc gây sạt lở, lấp dòng chảy tạo nguy cơ lũ bùn đá ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đồng thời, xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh, tập két cát, sỏi, vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, kè chống sạt lở ở sông, suối, bờ kè, hoàn trả hiện trạng ban đầu ngay sau khi xử lý vi phạm.

Năm 2020 Điện Biên xảy ra mưa đá và lốc xoáy trên diện rộng, khiến một số hộ dân tốc mái nhà.

Việc kiểm tra, rà soát, xác định những khu vực xung yếu có nguy có xảy ra thiên tai như: Lũ, lũ quét, sạt lở đất… gây mất an toàn trên địa bàn (kể cả khu vực hạ lưu hồ chứa) để xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) cho sát với tình hình thực tiễn, chủ động xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống có thể xảy ra trước, trong và sau mùa mưa lũ. Đồng thời, kiên quyết di dời dân hoặc sơ tán những hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm, nhất là vùng ven sông, suối cạn có độ dộc lớn, các công trình giao thông, công trình đang thi công và san ủi mặt bằng địa chất không ổn định có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.

Bộ đội Điện Biên giúp người dân sửa lại nhà sau mưa lũ.

Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên tai, các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, chủ động gia cố nhà cửa, thu hoạch mùa màng tránh ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là dông lốc, mưa đá và sạt lở đất.
Chủ động lực lượng phương tiện, vật tư, dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch bệnh để dáp ứng kịp thời khi thiên tai xảy ra nhất là các địa phương còn gặp khó khăn về giao thông đi lại trong mùa mưa lũ. Duy trì thường xuyên chế độ thường trực 24/24 giờ theo quy định kịp thời báo cáo tình hình và kết quả triển khai nhiệm vụ về UBND tỉnh và Ban chỉ huy phòng chóng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn... 

Người dân xã sá Tổng, huyện Mường Chà sửa lại dường sau mưa lũ.

Cùng với đó, tỉnh Điện Biên yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai theo quy định. Xây dựng và củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã theo hướng dẫn số 08/QĐ-TWPCTT, ngày 27/3/2020 của ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai; tập trung truyên truyền, hướng dẫn, cảnh báo, thông báo thường xuyên đến người dân về thông tin dự báo, cảnh báo thời tiết thiên tai, cách phòng tránh, ứng phó với các loại hình thiên tai. 
Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo đôn đốc các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi thực hiện nghiêm quy trình vận hành điều tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng phương án chống lũ lụt cho vùng hạ du đập. Phối hợp với các Sở, ban ngành và địa phương kiểm tra đánh giá thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Điện Biên và yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện thị, thành phố triển khai thực hiện trước khi Điện Biên bắt đầu bước vào mùa mưa. 
 

Bài liên quan
  • “Bắt bệnh” thời tiết phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL
    (TN&MT) - Kế hoạch ngắn hạn hay chiến lược dài hạn để thích ứng với biến đổi khí hậu đều cần dựa trên thông tin giám sát các hiện tượng thời tiết, khí hậu cũng như các tác động cụ thể. Đó là yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đặc biệt là đối với những khu vực dễ chịu tổn thương như Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này đã được thể hiện rõ nét trong công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn thời gian qua.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
    (TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
  •  Nghiên cứu cảnh báo sớm thiên tai tại Sapa, hỗ trợ nông dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Thị trấn Sapa - Xã Tả Van từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão triền miên, tình trạng lũ quét, sạt lở, gây nên nhiều thiệt hại về người và của nghiêm trọng .... Hiện tượng thiên tai khó lường này không những gây nguy hiểm cho tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt trong việc xóa đói giảm nghèo đến đồng bào thiểu số.
  • Minh Hóa (Quảng Bình): Đưa người dân thoát lũ, thoát nghèo
    (TN&MT)- Với Quảng Bình và cả nước, huyện Minh Hóa được “mẹ tự nhiên” sắp đặt cho một vị trí không mấy thuận lợi. Một mặt là núi cao, giao thông cách trở, nhưng mặt khác Minh Hoá lại vẫn phải thường xuyên hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng mỗi mùa bão về. Trong bối cảnh đó, chính quyền các cấp của Minh Hoá luôn trú trọng công tác di dời, tái định cư, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
  • Bán tín chỉ các-bon sao cho được giá?
    (TN&MT) - Việc mua bán tín chỉ các-bon ở Việt Nam đã manh nha từ vài năm trở lại đây. Do chưa có các quy định cụ thể nên hầu hết các hoạt động mua bán, trao đổi đều thực hiện tự phát theo nhu cầu của bên mua là các tổ chức quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thách thức trong phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Vũ Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu về vấn đề này.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO