Điện Biên: Hạn chế hợp pháp hóa tang vật lâm sản sau đấu giá

Hà Thuận | 11/10/2019, 09:25

(TN&MT) - Trong 9 tháng đầu năm 2019, tình hình phá rừng, vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ Nghiến.

1
Tang vật thu giữ tại Hạt Kiểm Lâm huyện Tủa Chùa.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, tỉnh Điện Biên đã phát hiện, xử lý 87 vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển, cất giữ gỗ Nghiến tròn dạng thớt, tịch thu 2.234 lóng, khúc khối lượng 18.409m3 khúc gỗ Nghiến thuộc loài quý hiếm nhóm IIA sung quỹ nhà nước. Chuyển giao cho cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tủa Chùa 770 lóng, khối lượng 4,522m3 gỗ Nghiến tròn dạng thớt nhóm IIA để xử lý hình sự.

Đối tượng khai thác chủ yếu là người dân địa phương, gỗ sau khi được khai thác được người dân bán cho các đối tượng chuyên thu mua gom tại thị trấn Tủa Chùa, đỉnh đèo Pha Đin, huyện Tuần Giáo và một số đối tượng tại huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Các đối tượng thường sử dụng phương tiện không chính chủ để vận chuyển lâm sản, khi bị phát hiện thì thuê người không có tài sản, nơi cư trú đứng ra nhận làm chủ hàng, chủ gỗ nhằm tránh bị xử lý, gây khó khăn cho công tác điều tra, thi hành quyết định xử phạt.

2
3

Được biết, tổng số gỗ Nghiến tịch thu, chưa bàn giao bán đấu giá trong 9 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn tỉnh Điện Biên là 2.144 lóng với khối lượng 5,203m3; Gỗ Nghiến chưa bán đấu giá sau ngày 10/3/2019 là 1.401 lóng, khúc, thanh với khối lượng 12.137m3.

Tại huyện Tủa Chùa, tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng cũng diễn biến phức tạp. Ông Trần Quốc Khánh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tủa Chùa cho biết: Tính đến ngày 14/8/2019, Hạt Kiểm lâm huyện Tủa Chùa đã phối hợp với Tổ công tác Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các cơ quan chức năng phát hiện 30 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, trong đó xử lý 23 vụ (1 vụ chuyển hồ sơ về chi cục Kiểm lâm tỉnh để tham mưu UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính; 4 vụ chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện để truy cứu trách nhiệm hình sự và 2 vụ đang củng cố hồ sơ xử lý. Tang vật thu giữ gồm 8,598m3 các loại; 43 cây ban gốc, 1 xe ô tô, 3 xe máy. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước trên 300 triệu đồng.

Cũng theo ông Trần Quốc Khánh, hiện tại số tang vật thu giữ từ cuối năm 2018 đến nay vẫn đang được lưu giữ tại kho. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Điện Biên tại công văn số 566/UBND –KTN ngày 7/3/2019, toàn bộ tang vật thu giữ sẽ tạm dừng chuyển giao, bán đấu giá. Điều này sẽ hạn chế các cá nhân, tổ chức, đối tượng thu mua gỗ lợi dụng được hồ sơ mua bán đấu giá, lâm sản sau tịch thu để hợp pháp hóa nguồn gốc lâm sản trong cất giữ và vận chuyển.


(0) Bình luận
Nổi bật
Quy định nghiêm ngặt về phát triển du lịch trong khu bảo tồn
(TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Lan Hương (Lâm Đồng) hỏi: Hiện nay, xu thế vừa phát triển, vừa bảo tồn tại Vườn quốc gia đang thịnh hành. Xin hỏi, Nhà nước có chính sách và quy định cụ thể nào liên quan đến việc đầu tư, phát triển kinh tế, phát triển du lịch trong hệ thống các Vườn quốc gia để bảo đảm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học?
Đừng bỏ lỡ
  • Cấp “sổ đỏ” xâm phạm quyền, lợi ích của người khác, xử lý thế nào?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đỗ Thị Thường ở Thôn An Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên hỏi: Năm 1995, gia đình tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) với mục đích “Đất ở, thời hạn sử dụng lâu dài”.
  • Khai thác khoáng sản trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
    (TN&MT) - Kính gửi Báo Tài nguyên và Môi trường, ở quê tôi xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) đang diễn ra tình trạng khai thác đá trái phép hết sức bức xúc.
  • Chuyển đổi từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm?
    (TN&MT) - Bạn đọc Đoàn Thị Hoa ở xóm Thín, xã Tinh Nhuệ, Huyện Thanh Sơn, Phú Thọ hỏi: Năm 2022, ông Nguyễn Văn V. ở xóm tôi mua lại 10.000 m3 đất rừng sản xuất của ông Đinh Văn Th. ở xóm Sinh, xã Tinh Nhuệ. Sau đó ông V. nhờ ông Hà Văn Cường ở xóm Giáo xã Tinh Nhuệ đứng tên và chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây lâu năm với diện tích 5000m2. Vậy xin hỏi việc chuyển đổi đất như vậy có được pháp luật cho phép hay không? Nếu được cho phép thì thủ tục chuyển đổi như thế nào?
  • Tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế của sản phẩm săm, lốp ô tô
    (TN&MT) - Bạn đọc Phạm Gia Khánh (TP.HCM) hỏi: Công ty của tôi chuyên sản xuất săm, lốp ô tô. Tôi được biết mặt hàng thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Xin hỏi, với mặt hàng săm, lốp thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là bao nhiêu và quy cách tái chế như thế nào?
  • Xác định đối tượng xử lý chất thải dựa vào doanh thu
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Anh (Hà Nội) hỏi: Xin hỏi, những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu những mặt hàng cụ thế nào phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2022? Tôi được biết, để xác định đối tượng có trách nhiệm xử lý chất thải  phải căn cứ vào doanh thu, giá trị nhập khẩu của năm trước. Vậy doanh thu và giá trị nhập khẩu được tính như thế nào?
  • Những bao bì nào phải thực hiện trách nhiệm tái chế?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hòa An (Đồng Nai) hỏi: Công ty chúng tôi chuyên sản xuất mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm như dầu gọi, sữa tắm… Xin hỏi, chúng tôi có thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì không? Theo quy định bao bì thương phẩm là bao bì gì?
  • Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
    Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi lấy nhau năm 1991 và có 2 con (2 con đều đã trưởng thành và có gia đình, ổn định cuộc sống, ông bà tôi đã chết từ năm 1996). Mẹ tôi chết từ năm 2010, đến năm 2015 bố tôi có mua mảnh đất 45m2 để ở và đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi. Trước khi mất, bố tôi có nói để lại mảnh đất này cho tôi. Tuy nhiên, gần đây bố tôi vừa qua đời mà không để lại di chúc.
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO