Điện Biên: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đóng góp vào sự phát triển kinh tế

Hoàng Châu | 16/01/2023, 10:57

(TN&MT) - Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được đánh giá là một hướng đi đúng đắn và kịp thời, mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, tăng độ che phủ rừng và chất lượng rừng, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên.

Bà Đặng Thị Thu Hiền, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên cho biết: Thời gian qua, việc thực hiện chính sách chi trả DVMRT trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng; nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ rừng, không còn hiện tượng lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy, tàn phá, khai thác gỗ rừng trái phép giảm đáng kể; đời sống của người dân về vật chất và tinh thần được cải thiện; hàng năm người dân có nguồn thu nhập ổn định.

Năm 2022, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thực hiện chi trả tiền DVMTR cho hơn 4.322 chủ rừng là tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân với số tiền: 274,840 tỷ đồng.

a1-2-.jpg

Chính sách chi trả DVMTR góp phần làm xanh thêm những cánh rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Đồng thời, nguồn chi trả DVMTR góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên, tăng thêm thu nhập và cải thiện sinh kế của người dân, đặc biệt trên địa bàn tỉnh chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, cuộc sống dựa vào rừng. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, người dân cùng bảo vệ, chăm sóc, hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR, có nguồn tài chính ổn định, đời sống sinh kế cho người dân tham gia giữ rừng và phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện chính sách DVMTR đã phát huy hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thực tế, góp phần bảo vệ và phát triển diện tích rừng trên địa bàn theo chiều hướng bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rừng tự nhiên bị các tổ chức, cá nhân xâm hại. Ngoài tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao ý thức giữ rừng và cải thiện đời sống của người dân, chính sách chi trả DVMTR còn góp phần hỗ trợ nguồn kinh phí hàng năm cho các đơn vị chủ rừng.

Mặt khác, nguồn chi trả tiền DVMTR tăng sẽ góp phần bổ sung thêm thu nhập cho người làm nghề rừng, đồng thời khuyến khích người dân nhận khoán tham gia bảo vệ rừng tốt hơn, hạn chế tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép, môi trường rừng từng bước được cải thiện, tăng khả năng phòng hộ, điều tiết và duy trì nguồn nước cho các cơ sở sử dụng DVMTR.

Nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng được hưởng hàng năm là nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, góp phần hỗ trợ các chủ rừng cung ứng DVMTR chủ động về nguồn tài chính để triển khai các hoạt động như: Chi cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, chi đầu tư lâm sinh, xây dựng các công trình công cộng của thôn bản… góp phần ổn định diện tích rừng hiện có cả về số lượng, chất lượng. Từ đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở các địa bàn dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

a2.jpg

Nguồn tiền DVMTR được hưởng hàng năm là nguồn lực quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.

Có thể nói chính sách chi trả DVMTR là chính sách đúng đắn nên nhận được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền các cấp. Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành có liên quan, đặc biệt là sự phối hợp tốt với các đơn vị có cung ứng DVMTR, đơn vị có sử dụng DVMTR trong việc thu, nộp tiền DVMTR.

Sau thời gian triển khai thực hiện, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã tạo sự chuyển biến tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội, khẳng định là hướng đi đúng đắn, từng bước đi vào cuộc sống, tạo nên một nguồn lực tài chính mới ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững cũng như tiếp tục hỗ trợ ngành Lâm nghiệp của tỉnh một cách hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng theo chiều hướng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, làm giàu từ rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản hộ gia đình và người dân sống ở gần rừng.

Vì vậy, đây là nguồn tài chính ổn định, bền vững, góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả chính sách đã làm thay đổi nhận thức của nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, từng bước tạo lập sinh kế cho người dân sống được bằng nghề rừng - Bà Hiền cho biết thêm.

Bài liên quan
  • Tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023
    (TN&MT) - Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 155/BYT-DP về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Sơn La điều động, bổ nhiệm lãnh đạo các sở, ngành
(TN&MT) - Chiều 3/10, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về điều động, bổ nhiệm lãnh đạo một số sở, ngành.
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều nhà khoa học dự Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường"
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Tài nguyên nước, Khoa Khoa học Biển và Hải đảo, Bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững; đồng thời tổ chức Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường”.
  • Lạng Sơn: Ngăn chặn vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới
    (TN&MT) - Gần đây, tại Lạng Sơn diễn ra hoạt động vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới, trước tình hình này, chiều 3/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai ngăn chặn, phát hiện, xử lý.
  • Tạm dừng lưu thông lên, xuống Núi Cấm (An Giang) do sạt lở đất, đá
    Ngày 3/10, UBND thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã có thông báo số 5469/TB-UBND, tạm dừng các phương tiện lưu thông trên tuyến đường chính lên, xuống Núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) do sạt lở đất, đá.
  • Khách du lịch đến Quảng Bình trong 9 tháng đã vượt chỉ tiêu cả năm
    Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này.
  • Bảo hiểm Việt Nam: Kiên định các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023
    “Toàn Ngành tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối, định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chính sách BHXH, BHYT; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong xây dựng, hoàn thiện các Luật liên quan đến nhiệm vụ của Ngành thời gian tới”. Đây là yêu cầu của ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành 2/10/2023.
  • Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức họp báo về “Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2023. Chương trình sẽ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, và lần đầu tiên tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc.
  • Long An: Lan tỏa các mô hình xanh để thu hút các dự án xanh
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh
    Hiện nay, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm Sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX, KD) của người sản xuất chân chính. Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý SX, KD Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 6689/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
  • Thanh Hóa: Tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn”
    Ngày 2/10/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 237/KH-UBND về việc tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2023 – 2025.
  • TP.HCM: Phấn đấu đến cuối năm 2025 không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước
    (TN&MT) -UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi đoàn giám sát của Quốc hội về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo tiêu chuẩn nghèo Thành phố.
  • Hội Nông dân TP.HCM: Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) Trong nhiệm kỳ 2018 -2023, Hội Nông dân TP.HCM đã thực hiện thành công Công trình “Tư vấn, hỗ trợ 10 chi hội làm điểm không còn hội viên nghèo theo tiêu chí của thành phố để nhân rộng”. Từ thành công này, nhiều mô hình giảm nghèo bền vững đã được nhân rộng, giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
  • Người nông dân trăn trở với mảnh đất quê hương
    (TN&MT)- Đến ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ hỏi thăm ông Huỳnh Thanh Lâm hầu như ai cũng biết. Ông không chỉ là người nông dân sản xuất giỏi, hay giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn là người dám chia sẻ những “bí quyết” về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng Sầu Riêng đạt năng suất, chất lượng cho nhiều nông dân khác để cùng nhau làm giàu trên mảnh đất quê hương của mình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO