Điện Biên: Cần xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước bề mặt

09/11/2018, 10:48

(TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn các huyện của tỉnh Điện Biên, nhiều thôn bản vùng cao đang đối diện nguy cơ thiếu nước; tình trạng một số giếng nước, một số điểm nước mặt tại các khu dân cư tập trung đang có dấu hiệu gia tăng nhẹ một số chỉ tiêu ô nhiễm so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do quá trình khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm không hợp lý, đồng thời do ảnh hưởng bởi các chất thải phát sinh từ khu dân cư, khu vực chăn nuôi khiến nguồn nước bề mặt, nước sinh hoạt của tỉnh Điện Biên đang có dấu hiệu suy giảm…

Điện Biên nằm ở thượng nguồn của 3 hệ thống lưu vực sông, gồm: sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Nguồn nước trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nước sông, suối, ao, hồ, trong khi đó lượng mưa trung bình mỗi năm khoảng 1.500 – 2.000mm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 18 hồ chứa nước, trong đó hồ Pa Khoang là hồ chứa nước lớn nhất với diện tích 6km2.
 

1. Tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn tình trạng thiếu nước sinh hoạt
Tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn tình trạng thiếu nước sinh hoạt

Được biết, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có khoảng 750 công trình khai thác nước tập trung phục vụ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho gần 256 nghìn người, chiếm 60,62% tổng dân số nông thôn toàn tỉnh. Trong đó có 9 công trình cấp nước sạch gồm: Nhà máy cung cấp nước sạch cho thành phố Điện Biên phủ, thị trấn Tuần Giáo, Tủa chùa, Mường Ẳng, Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên Đông, huyện Điện Biên và thị xã Mường Lay. Ngoài ra, có khoảng 800 công trình thủy điện lớn nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, Sở TN&MT Điện Biên đã tiến hành lấy mẫu phân tích với 51 mẫu nước mặt và 40 mẫu nước ngầm trên địa bàn toàn tỉnh. Qua kết quả phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều thôn bản vùng cao vẫn đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô. Chính vì vậy, nhiều hộ dân đã tự đào, khoan giếng bổ sung thêm nguồn nước ngầm để phục vụ trong sinh hoạt, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khai thác, sử dụng nguồn nước không hợp lý và gây thất thoát, lãng phí nguồn nước. Ngoài ra, các hoạt động sản xuất của người dân, cùng với việc khai thác khoáng sản đất, cát…; xây dựng công trình thủy điện đã và đang ảnh hướng đến dòng chảy và chất lượng nước.Mặc dù tài nguyên nước ở Điện Biên có trữ lượng khá dồi dào nhưng nguồn nước có thể dùng được ngay hay sẵn dùng là hữu hạn, vì phân bố không đồng đều trong mùa cũng như từng khu vực.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, tại một số địa phương đã có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, nước tưới tiêu nông nghiệp do tình trạng xuống cấp một số công trình thủy lợi, hoạt động khai thác nguồn nước trên các con sông chính. Theo ước tính của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên, khoảng 37% lượng nước bị mất đi do lãng phí mà nguyên nhân một phần do hệ thống tưới tiêu xây dựng từ lâu đã bị xuống cấp hư hỏng; thêm vào đó mỗi ngành trên mỗi lưu vực sông đều tự đặt cho mình mục tiêu khai thác, sử dụng, quản lý nguồn nước theo cách riêng nên dẫn đến tình trạng một số điểm của lưu vực sông gần khu dân cư bị ô nhiễm cục bộ.
 

2. Để tăng cường quản lý tài nguyên nước, Điện Biên cần xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước mặt chính, quan trọng trên địa bàn tỉnh.
Để tăng cường quản lý tài nguyên nước, Điện Biên cần xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước mặt chính, quan trọng trên địa bàn tỉnh

Ông Bùi Châu Tuấn, Giám đốc Sở TN&MT Điện Biên cho biết: Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ban nghành liên quan tiến hành củng cố và tăng cường xây dựng đập, hồ chứa nước dự trữ cho mùa khô; quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước đúng mục đích sử dụng; quan tâm chú trọng tới quản lý tài nguyên nguyên nước, phân công phân cấp quản lý tài nguyên nước rõ ràng.

Trong thời gian qua, Sở TN&MT tỉnh Điện Biên đã tham mưu cho UBND tỉnh Điện Biên cấp 5 giấy phép, trong đó có 3 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt và 1 Quyết định phê duyệt phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt cho Công ty CP cấp nước sạch Điện Biên.

Sở TN&MT tỉnh Điện Biên hiện đang xây dựng đề cương nhiệm vụ “Xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước mặt chính, quan trọng trên địa bàn tỉnh” và phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra giải pháp trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, phấn đấu nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh Điện Biên từ nay đến năm 2020.

Để công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước bàn tỉnh có hiệu quả, Sở TN&MT Điện Biên tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước, đặc biệt là ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước; xả thải chưa qua xử lý tới nguồn nước. Rà soát, đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh dịch cụ có hoạt động khai thác, sử dụng nước xả nước thải vào nguồn nước thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước và thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước dướt đất trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác quản lý về tài nguyên nước. Cùng với đó, tăng cường công tác thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường.


(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
  • Quy định rõ trách nhiệm các Bộ ngành, cơ quan đối với đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 về nội dung thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Phiên họp.
  • Nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng mùa khô tới, Bộ TN&MT chỉ đạo khẩn triển khai các biện pháp cấp bách
    (TN&MT) - Ngày 8/5, Bộ TN&MT đã có Công văn gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa lưu vực sông thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO