Môi trường

Điện Biên bảo tồn đa dạng sinh học

Hoàng Châu 11:20 27/04/2023

(TN&MT) - Những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Điện Biên đã thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm; nghiêm cấm các hoạt động săn bắt các nguồn gen và động vật hoang dã; phục hồi các diện tích rừng, góp phần mở rộng môi trường sống cho các loài động, thực vật hoang dã.

6-1-.jpeg
Tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tỉnh Điện Biên đã lồng ghép công tác bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Diện tích rừng phần nào đã được bảo vệ, chất lượng rừng ở nhiều nơi đang tăng lên; nhiều loài động, thực vật quý hiếm, có giá trị cao được bảo vệ.

Tỉnh Điện Biên có hệ động, thực vật rừng đa dạng, phong phú, với nhiều loài quý, hiếm. Hệ thực vật rừng: có 948 loài, cây gỗ là 279 loài (chiếm 29,4% tổng số các loài), với 41 loài thực vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ - IUCN. Trong đó, có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: Lát, Chò chỉ, Nghiến, Táu, Pơ mu, Thông tre, Sao mặt quỷ, Trầm hương...

6-2-.jpg
Tỉnh Điện Biên có hệ sinh thái đa dạng, phong phú về loài và nguồn gen.

Hệ sinh thái cây bụi, tre nứa có thành phần loài thực vật khá phong phú, với 405 loài, trong đó có 3 loài quý hiếm là Kim cang nhiều tán, Kim cang petelo và Hà thủ ô đỏ. Hệ sinh thái trảng cỏ có 259 loài, ở dạng thứ sinh hình thành sau cháy rừng, đốt nương rẫy hoặc đốt các trảng cỏ vào mùa khô, các loài cỏ chính đều thuộc họ Hòa thảo như Cỏ tranh, Lau, Trấu, Đót…

Bên cạnh đó, hệ động vật cũng đa dạng, theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có khoảng 400 loài động vật có xương sống, trong đó có 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động vật lưỡng cư, 25 loài bò sát, 50 loài cá đang sinh sống. Có nhiều động vật quý hiếm, có thể kể đến các loài như Công, Hổ, Báo, Báo lửa, Bò tót, Gà lôi trắng, Cheo, Thỏ, Hoẵng...

6-1-.jpg
Điều tra, đánh giá thực trạng hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học.

Ông Diệp Văn Chính - Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé cho biết: Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có hệ sinh thái phong phú được đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học cao. Tại đây đã có 27 bộ; 95 họ và 133 loài động vật rừng. Trong đó có 55 loài động vật rừng quý hiếm như: Gấu chó, Gấu ngựa, Vượn bạc má, Vọoc, các loài Khỉ, Công, Niệc cổ hung… Về chim và bò sát: có tổng số 210 loài chim thuộc 13 bộ và 46 họ đã được ghi nhận; trong đó có 2 loài được ghi nhận trong Sách đỏ IUCN 2009 gồm: Bồng chanh rừng và Sẻ đồng ngực vàng. Ngoài ra, 2 loài có mặt trong Sách đỏ Việt Nam, 2007 cũng đã được ghi nhận gồm: Gà lôi trắng và Mỏ rộng xanh.

Thời gian tới, Điện Biên chú trọng tăng cường công tác truyền thông, hướng tới thay đổi nhận thức và hành vi nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đa dạng sinh học, mô hình giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học, thúc đẩy tiêu dùng bền vững có trách nhiệm, không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã và không sử dụng đồ nhựa một lần.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm soát các hoạt động buôn bán động vật hoang dã. Kiểm soát các tác động tới đa dạng sinh học, hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nước mặt, phương thức canh tác, khai thác kém bền vững và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Thời tiết ngày 24/9: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối có mưa
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thời tiết ngày 24/9, Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Đêm 23/9, Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào
    (TN&MT) - Đó là dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vào chiều 23/9 trong bản tin dự báo mưa dông và mưa lớn cục bộ, lốc, sét, gió giật mạnh ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
  • Sơn La hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2023: Cùng hành động để thay đổi thế giới
    (TN&MT) - Ngày 23/9, tại huyện Quỳnh Nhai, Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Cùng hành động để thay đổi thế giới”.
  • Lạng Sơn hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
    (TN&MT) - Ngày 23/9, tại thị trấn Đồng Mỏ, Sở TN&MT Lạng Sơn phối hợp với UBND huyện Chi Lăng tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • JETP - nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu Net Zero
    (TN&MT) - Chia sẻ tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” sáng 23/9, ông Vũ Đức Đam Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ TN&MT nhấn mạnh đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu net zero của Việt Nam.
  • TS Phạm Phú Ngọc Trai: Lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
    (TN&MT) - Phát biểu tại diễn đàn Báo chí Phát triển xanh sáng 23/9, TS Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) đã chia sẻ với các đại biểu về lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
  • Phát triển thị trường các-bon nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
    (TN&MT) - Phát biểu tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” vào ngày 23/9 tại TP.HCM, bà Mai Kim Liên - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã chia sẻ như vậy.
  • Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ môi trường ngành hàng không
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác cùng Trung tâm Tư vấn, Công nghệ và Dịch vụ hàng không, Hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam hướng đến đào tạo, phát triển nhân lực trong bảo vệ môi trường ngành hàng không và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • Cuối tháng 9, Biển Đông khả năng xuất hiện bão hoặc áp thấp nhiệt đới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời kỳ từ ngày 21/9-20/10, có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực Biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
  • Thời tiết 23/9: Nam Bộ mưa tối, sáng sớm có sương mù
    Hôm nay 23/9, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối mưa to. Nam Bộ mưa đêm, buổi sáng có sương mù bao phủ.
  • Thái Nguyên tăng cường ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa bão
    (TN&MT) - Để chủ động, phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm 2023 trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Công văn số 4697/UBND-CNNXD về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão.
  • Hòa tiếng nói chung nhịp đập xanh
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh, phát triển xanh là xu thế, là tất yếu. Với chức năng định hướng, điều chỉnh dư luận, báo chí - truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về chuyển đổi xanh, phát triển xanh.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO