Điểm đen ý thức

04/01/2019, 13:38

Khuya ngày 1 và trong ngày 2-1 đã xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng, ở Lâm Đồng (làm chết 3 người, bị thương 4 người) và ở Long An (chết 3 người, hơn 20 người bị thương). Trước đó, trong 4 ngày nghỉ Tết dương lịch, cả nước xảy ra 147 vụ TNGT, làm chết 110 người, bị thương 61 người.

Đây là những thông tin đã trở nên quen thuộc trên các mặt báo sau những dịp lễ, Tết. Con số về vụ TNGT và số người tử vong, bị thương cũng không phải là bất thường bởi chênh lệch giữa ngày thường và ngày lễ, Tết không quá đáng kể và TNGT vẫn là thực trạng nhức nhối ở Việt Nam.

Nước ta vẫn là một trong những quốc gia có số vụ TNGT cao nhất thế giới, bình quân mỗi ngày có 30 người từ giã cõi đời vì TNGT. Dù báo chí và các phương tiện truyền thông liên tục cảnh báo, các cơ quan, ban ngành ra sức tuyên truyền, cơ quan chức năng tổ chức nhiều đợt ra quân, thường xuyên xử phạt với người vi phạm song những vụ TNGT thảm khốc, chết nhiều người vẫn xảy ra, tin TNGT chết người vẫn xuất hiện hằng ngày trên các báo. Thực trạng an toàn giao thông suốt chục năm qua chưa được cải thiện nhiều, dù không thiếu giải pháp thực thi.

tai nạn giao thông
Ảnh minh họa

Vì sao TNGT không giảm? Trong 4 ngày nghỉ vừa qua, lực lượng CSGT đường bộ toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 17.957 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông; tạm giữ 2.814 phương tiện; tước giấy phép hơn 1.000 trường hợp; CSGT đường thủy đã kiểm tra, xử lý 1.308 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Kiểm tra xử phạt gắt gao là thế mà TNGT vẫn nhiều, nếu buông lỏng hẳn con số không chỉ dừng ở 110 người chết, 61 người bị thương. Điều đáng nói nhất chính là ý thức tham gia giao thông của nhiều người rất kém, thậm chí vi phạm luật giao thông nghiêm trọng.

Những "điểm đen" giao thông thì nằm trên thực địa, còn đây là "điểm đen" trong ý thức của người tham gia giao thông. Cũng có thể gọi là "điểm mù ý thức" bởi sự bất chấp, liều lĩnh trên đường. Đáng sợ nhất là những "hung thần" container, xe tải, xe buýt - người lái chạy bạt mạng, gây bao tai nạn thảm khốc. Kế đến là những người uống nhiều rượu, bia mà vẫn điều khiển phương tiện gây tai nạn thương vong nhiều người năm nào cũng xảy ra; hoặc không say rượu, bia thì cũng lạng lách, đánh võng, chạy ngược chiều, vượt đèn đỏ nơi giao lộ... gây TNGT không chỉ cho mình mà còn cho người vô tội khác, gây hậu quả nặng nề cho bao gia đình và xã hội...

Những ngày Tết nguyên đán sắp đến lại là nỗi lo về TNGT rình rập trên những ngả đường, khi mật độ đi thăm, chúc Tết dày hơn, rượu, bia tiêu thụ nhiều hơn, trong không khí tưng bừng ngày Xuân những người trẻ dễ phấn khích hơn mà có hành vi thái quá... Đó là những cảnh báo không thừa để từng gia đình lưu ý người thân nhằm tránh được những hậu quả buồn. Hơn ai hết, từng người khi tham gia giao thông phải có ý thức giữ gìn. Cần nhớ rằng dù đi một mình hay chở theo nhiều người thì sau tay lái và trên đường đi là sinh mạng con người, quý giá hơn tất cả, phải được bảo toàn. Tỉnh táo khi điều khiển phương tiện, tuân thủ luật giao thông, đi đến nơi về đến chốn. Hạnh phúc không phải là điều cao siêu mà chỉ cần sáng ra khỏi nhà, chiều tối trở về trong đầm ấm, thân thương.

Bài liên quan
  • Huế: Ám ảnh những “điểm đen” tai nạn giao thông
    (TN&MT) - Thời gian qua, trên địa bàn TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm dẫn đến chết người ở những nơi được xem là “điểm đen”. Những điểm này là những tuyến đường rộng và hay có sự xuất hiện của nhiều loại xe chở vật liệu xây dựng. Ngoài ý thức kém từ người đi đường, một phần còn do những “điểm đen” chưa được giải quyết triệt để.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Bảo hiểm xã hội đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu về chính sách BHXH, BHYT
    Ngày 19/9, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Bùi Minh Đức cùng lãnh đạo các ban, ngành thành phố tổ chức đối thoại với 120 doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thân nhân người tử vong vụ cháy chung cư mini
    Tính đến sáng 19/9, Bảo hiểm xã hội Hà Nội và các đơn vị đã chi chế độ tử tuất cho thân nhân người lao động của 17 người tử vong trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội. Đây là 17 nạn nhân có tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số 56 người thiệt mạng của vụ cháy.
  • Bộ TN&MT phối hợp với Công ty TNHH Unilever Việt Nam: Chung tay hành động vì một Việt Nam xanh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại xã Nghĩa An (Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái), Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Công ty TNHH Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Omo tổ chức Chương trình trồng cây “Hành động vì một Việt Nam xanh”.
  • Tích cực xây dựng "Trường học không khói thuốc"
    (TN&MT) - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành quyết định số 3459/QĐ-TĐHHN ngày 12/9/2023 về Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2023 – 2024 nhằm thực hiện xây dựng môi trường làm việc trong lành, văn minh theo hướng “Trường học không khói thuốc”.
  • Hậu Giang: Xây dựng 1.400 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ dân khó khăn
    (TN&MT) - Chiều 20/9, tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ phát động chương trình xây dựng 1.400 căn nhà "Đại đoàn kết" cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
  • Lễ hội Trà Shan tuyết Suối Giàng (Yên Bái) có gì đặc sắc?
    (TN&MT) - Từ ngày 22-28/9, tại huyện Văn Chấn (Yên Bái) sẽ diễn ra Lễ hội Trà Shan Tuyết. Đây lần đầu tiên lễ hội được tổ chức nhằm hưởng ứng chuỗi các sự kiện văn hoá, du lịch của tỉnh Yên Bái sẽ diễn ra vào cuối tháng 9.
  • Ngành giáo dục quận Ba Đình: Đổi mới, nâng cao chất lượng, lấy học sinh làm trung tâm
    (TN&MT) - Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhờ đó, ngành giáo dục quận Ba Đình đã có nhiều dấu ấn đột phá. Năm học 2023 - 2024 tiếp tục là năm học được quận chú trọng triển khai các kế hoạch, hành động, xác định những mục tiêu quan trọng.
  • Quảng Bình: Chú trọng đầu tư cho giảm nghèo bền vững
    Là địa phương còn nhiều khó khăn so với cả nước, nhưng trong những năm qua tỉnh Quảng Bình luôn coi trọng, dành nguồn lực đầu tư thích đáng cho công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, kết quả giảm nghèo của tỉnh đã có chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
  • Hướng dẫn quy trình hỗ trợ phát triển sản xuất giảm nghèo bền vững
    (TN&MT)- Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (dự án) để hướng dẫn về quy trình và cách thức tổ chức thực hiện dự án cho cán bộ quản lý, tổ chức thực hiện ở các cấp, chủ yếu là cấp tỉnh, huyện và xã, thuộc cơ quan chủ chương trình và các cơ quan, đơn vị chủ trì, thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
  • Ninh Thuận: Tạo việc làm cho lao động nữ vươn lên thoát nghèo
    Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ, vừa qua, UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Công văn số 3608/KH-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030". Đây là bước đột phá quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, phát triển kinh tế - xã hội và tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ, giúp nhau giảm nghèo bền vững tại các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.
  • Vĩnh Phúc: Thoát nghèo nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp
    Thay vì sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún theo kiểu truyền thống trước đây, người dân xã Cao Phong (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với quy mô lớn. Điều này đã giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo.
  • Ngân Sơn (Bắc Kạn): Sinh kế bền vững từ trồng đào
    (TN&MT) - Từng là một huyện nghèo nhất cả nước, những năm qua, người dân huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã chú trọng phát triển cây đào thành sản phẩm hàng hóa, đem lại nguồn thu nhập đáng kể và góp phần tăng sức hút cho kinh tế, du lịch của địa phương.
  • Huyện Yên Thế (Bắc Giang): Nâng cao chất lượng cuộc sống vùng dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã thực hiện các chính sách dân tộc, triển khai đồng bộ, kịp thời đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO