Điểm bất thường của 2 Nhà máy gạch tuynel Điện Biên

Trần Hương | 07/03/2023, 15:58

(TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 2 nhà máy gạch tuynel đang hoạt động. Tuy nhiên, theo khẳng định của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thì đến nay cả chưa có mỏ đất nào được cấp phép, kể cả công trình trọng điểm mở rộng sây bay Điện Biên. Dư luận không khỏi hoài nghi và đặt câu hỏi: Vậy đất ở đâu để 2 nhà máy gạch tuynel này cho ra thành phẩm hàng triệu viên gạch mỗi năm?

Lò gạch quy hoạch sát nhà dân

09 giờ sáng, ngày 27/2/2023, PV Báo TN&MT có mặt tại khu vực đốt lò của Cty TNHH Duyên Hùng tỉnh Điện Biên. Tại đây, những chiếc xe vào chở gạch thành phẩm, công nhân bốc xếp đang hoạt động rất nhộn nhịp. Hàng trăm kiêu gạch đang chờ ông chủ bốc lên xe. Trên cao ống khói cuồn cuộn làm âm âm cả một góc trời đục ngầu tinh khói, mùi than rất khé cổ. Đặc biệt, vị trí của lò gạch đang hoạt động này cách nhà dân vài chục mét, điểm tập kết than chỉ cách hộ ông Lò Văn Inh một bức tường cao chừng hơn 1m.

a1(1).jpg
Khói lò chụp tại nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng

Ông Lò Văn Nam (tên nhân vật đã được thay đổi), bản Bánh, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, bức xúc: Từ sau Tết đến nay ngày nào họ cũng đốt, mùi than, mùi khói lò rất khé cổ và tức ngực. Thế cháu ở đâu về?

- Trên tỉnh ạ, cháu muốn hỏi chủ lò này là ai!

Ông cụ xua tay… Thôi..thôi… hỏi xong ... rồi về. Đâu vào đấy. Cái lò này lúc nào chẳng có người về hỏi thăm, xong thì vẫn cứ như thế, tồn tại cả chục năm nay rồi. Nếu ai đó bảo là không ô nhiễm môi trường thì để họ vào đây sống một thời gian. Họ không sống trực tiếp ở đây, chỉ về xem một lúc rồi nói là không ô nhiễm. Các vị phải ở đây hàng ngày, hàng giờ mới thấy được chúng tôi cam chịu thế nào. Cháu thử nghĩ xem, cả chục năm trời hít cái thứ khói này, họ nói cải tiến công nghệ cũng đỡ hơn, nhưng không thể nói không ảnh hưởng gì. Nhìn cột khói cuồn cuộn thế kia, không có là không có thế nào? Cả bản toàn mùi than đốt, ai nói không ô nhiễm? Giai đoạn từ năm 2018, HĐND tỉnh yêu cầu giải tỏa hết các lò gạch thủ công ở Noong Chứn, A1, Noong Luống… nhưng riêng lò này sao không xóa nốt? Họ nói là thay đổi công nghệ mới, nhưng công nghệ gì thì cũng không thể cấp phép lò gạch ngay sát cạnh nhà dân, giữa bản như lò gạch này.

a2(3).jpg

Vị trí nhà dân cách điểm tập kết than đá chỉ bằng 1 bức tường

Trưởng bản, bản Bánh, Lò Văn Thủy, cho biết: Lò gạch này có ở đây rất lâu rồi. Thời gian này họ đốt suốt, ngày nào cũng đốt, đốt liên tục, nói không ô nhiễm môi trường thì không đúng đâu. Hôm nay, họ đốt suốt từ sáng sớm đến giờ, chị cũng ngửi thấy mùi than mà. Đúng không? Còn về đất, họ lấy ngay tại chỗ để làm gạch. Phía bên trong kia là quả đồi họ mua của dân từ trước. Họ cứ việc đào đất để làm. Thế thôi..!

Chưa cấp phép mỏ đất, đất đâu làm gạch?

Ông Nguyễn Thành Trung, Trường phòng Khoáng sản và Tài nguyên nước, cho biết: Từ trước đến nay Điện Biên chưa cấp phép cho bất kỳ mỏ đất nào để khai thác lấy đất làm gạch hoặc làm vật liệu san lấp. Tất cả mới chỉ là bước đang làm thủ tục. Kể cả các lò gạch ở huyện Điện Biên. Vậy đất ở đâu để 2 lò gạch này sản xuất gạch cả chục năm nay?

Theo tài liệu Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Biên cung cấp. Tháng 3/2022, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Bản xác nhận số 700/XN-UBND, ngày 14/3/2022, khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác, tận dụng đất làm nguyên liệu sản xuất gạch trong quá trình cải tạo mặt bằng. Theo đó, Cty TNHH Duyên Hùng tỉnh Điện Biên (chủ lò gạch – PV) được khai thác tận dụng 3.075,45m2 đất. Độ sâu 3,5m; công suất 51,3m/ngày. Thời gian bắt đầu khai thác 2 tháng, kể từ ngày 15/3/2022 đến hết ngày 25/5/2022.

a3(2).jpg

Hàng trăm kiêu gạch đã ra lò của Nhà máy gạch tuynel Duyên Hùng

Nghĩa là, thời điểm phóng viên có mặt tại lò gạch của C.ty TNHH Duyên Hùng đã hết thời gian khai thác đất gần 1 năm. Và với diện tích hơn 3.000m2, độ sâu nhất là 3m cũng không thể cho ra một số lượng gạch thương phẩm hàng trăm kiêu đang chờ xuất xưởng. Chưa kể số gạch mộc chưa đốt và số gạch trong lò đang đốt. Chưa kể những thời điểm trước đó.

Cách đó không xa, tại bản Pú Tửu, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, Nhà máy gạch tuynel Pú Tửu (cách Trung tâm huyện Điện Biên chưa đầy 300m) cũng đang hoạt động. Đất đổ đắp thành đống và cả những kiêu gạch đang được công nhân xếp lên xe tải chở đi. Số lượng gạch thành phẩm tại sân của Nhà máy không nhiều như tại lò gạch của Cty TNHH Duyên Hùng. Nhưng đều phản ánh chung một hiện tượng, cả 2 lò gạch này đều đang hoạt động tích cực.

Nhà máy gạch tuynel của Cty TNHH Duyên Hùng được UBND tỉnh Điện Biên điều chỉnh chủ trương đầu tư số 1095/QĐ-UBND, ngày 22/6/2021, tại bản Bánh, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên. Mục tiêu: sản xuất gạch tuynel bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến. Công suất 20 triệu viên/năm.

Nhà máy gạch tuynel Pú Tửu, được UBND tỉnh Điện Biên cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 1503/QĐ-UBND, ngày 31/12/2020, tại bản Pú Tửu, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên cho Cty TNHH Sản xuất vật liệu xây dựng và Thương mại Việt Hải. Mục tiêu: sản xuất gạch tuynel. Công suất thiết kế 40 triệu viên/năm.

Theo lý giải của cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Điện Biên thì các lò gạch này đều chưa được cấp mỏ đất, nhưng nguồn đất được xác định là lấy từ đất thừa của các đơn vị san gạt, cải tạo mặt bằng. Điều này vẻ như hợp lý. Nhưng trên thực tế, chất lượng đất làm gạch đòi hỏi rất cao, nếu chỉ dựa vào đất thu gom từ việc san gạt mặt bằng của các hộ dân thì không đáp ứng được về cả chất lượng và khối lượng. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa có mỏ đất nào được cấp phép. Các dự án có nhu cầu về đất để làm vật liệu san lấp rất lớn, khoảng 7,4 triệu m3, trong đó có dự án mở rộng sân bay Điện Biên. Như vậy, nguồn đất từ việc san gạt mặt bằng của các dự án mà các lò gạch tận thu đem về sản xuất gạch sẽ không đáp ứng được công suất của nhà máy. Chỉ còn phụ thuộc vào các nhà dân. Nhưng qua quan sát thì tại khu vực TP. Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên việc nhà xây cải tạo mặt bằng là rất hiếm.

a4(1).jpg
Điểm tập kết đất để làm gạch của Nhà máy gạch tuynel Pú Tửu

Được biết, năm 2022 Cty TNHH Duyên Hùng (nhà máy gạch bản Bánh – PV) có Quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Quyết định số 3099/QĐ-XPHC, ngày 16/9/2022 do Công ty tự ý chuyển mục đích đất trồng cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp, diện tích 4.947,4m2. Số tiền 45 triệu đồng. Phía Cty TNHH Sản xuất vật liệu xây dựng và Thương mại Việt Hải (nhà máy gạch tuynel tại Pú Tửu) đã vi phạm việc tự ý chuyển mục đích, diện tích gần 14.570m2. “Hiện nay, chúng tôi đang thống nhất lỗi vi phạm trình cơ quan có thẩm quyền để xử phạt Nhà máy gạch tuynel Pú Tửu.” - Ông Trần Ngọc Đăng, Phó phòng TN&MT huyện Điện Biên nói.

Đến đây dư luận không khỏi hoài nghi về tính minh bạch của nguồn đất được đưa vào 2 lò gạch tuynel Duyên Hùng và Nhà máy gạch tuynel Pú Tửu mỗi năm.

Chúng tôi tiếp tục thông tin nội dung này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Chi nhánh Công ty Toàn Cầu tại Nghệ An: Liên tục lấn chiếm hành lang ATGT ?
    Hàng trăm container được tập kết, chiếm dụng hành lang ATGT trên tuyến đường tỉnh 536 đoạn trước mặt chi nhánh Công ty Toàn Cầu ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Dù đã bị xử phạt nhiều lần, nhưng đơn vị này vẫn liên tục tái diễn tình trạng trên khiến người dân hết sức bức xúc.
  • Quảng Ngãi: Hàng trăm người dân “khát” nước sạch giữa thành phố
    Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Nghĩa Phú (TP. Quảng Ngãi) phải sống trong tình trạng “khát” nước sạch.
  • Vi phạm đất đai của gia đình Bí thư xã Vạn Thái: Hé lộ thêm nhiều sai phạm
    (TN&MT) - Tại Kết luận số 22/KL-UBND ngày 03/3/2023, UBND TP Hà Nội khẳng định, phần diện tích đất vi phạm của gia đình Bí thư xã Vạn Thái được chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như cho thuê thầu không đúng quy định.
  • Hà Nam: Trả lại mỹ quan và môi trường cho tuyến đường liên thôn
    (TN&MT) - Những bao rác với đủ loại từ chất thải sinh hoạt đến phế thải xây dựng tràn cả ra gần nửa phần đường liên thôn thuộc thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục - Hà Nam).
  • Luật sư nói về sự bất công trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nguồn gốc sử dụng đất giống nhau và cùng được người thân tặng cho nhưng hộ thì được mua đất tái định cư, hộ thì không được mua đã thể hiện sự bất công trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thông tin tiếp vụ việc xây nhà lên vỉa hè ở Hải Dương: Chính quyền cần xử lý dứt điểm
    (TN&MT) - Ngày 11/4, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài: “Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè” khiến người dân Khu phố Trương Hán Siêu, TP. Hải Dương bức xúc có đơn thư gửi đến Báo Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng Hải Dương về việc hộ gia đình bà Đỗ Thị Hoa xây nhà tầng lên gần hết diện tích vỉa hè, mất mỹ quan đô thi. Phóng viên tiếp tục tìm hiểu và phát hiện nhiều sai sót liên quan trong vụ việc này.
  • Hà Đông (Hà Nội): Sớm giải quyết quyền và lợi ích cho người dân
    Từ khi UBND phường Hà Cầu, UBND quận Hà Đông đầu tư xây dựng công trình phụ trợ Nhà văn hóa Hà Trì 4 đã sử dụng đất của người dân 15 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, giải quyết quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, khiến dư luận nơi đây vô cùng búc xúc.
  • Tiếp bài “Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng ở Bắc Kạn”: Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị xử lý nghiêm
    Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh: Tổ liên ngành đã ập vào bắt quả tang một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép sát với Công ty TNHH Hoàng Nam. Để tiếp cận được xưởng xẻ gỗ bắt buộc phải đi qua cổng của Công ty TNHH Hoàng Nam và manh động hơn, các đối tượng đã kéo điện lưới 3 pha từ công ty này để sử dụng.  Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công văn đề nghị xử lý nghiêm hành vi phá rừng.
  • Xã Tứ Hiệp -Thanh Trì: Cần công bằng trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    Nhiều hộ dân có cùng điều kiện, tiêu chí nhưng UBND huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội lại áp dụng các phương án tái định cư khác nhau. Điều này dẫn tới khiếu nại kéo dài và gây bức xúc cho người dân.
  • Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm đất đai tại quận Tây Hồ, Hà Nội
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội vừa ban hành văn bản đề nghị quận Tây Hồ chỉ đạo kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm đất đai, đê điều trên địa bàn.
  • Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè
    (TN&MT) - Người dân sinh sống tại khu phố Trương Hán Siêu, phường Quang Trung và Nhị Châu, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương bức xúc, gửi đơn thư tới Báo Tài nguyên và Môi trường, phản ánh về việc gia đình bà Đỗ Thị Hoa, xây dựng nhà lấn gần hết phần vỉa hè đã được quy hoạch.
  • Bắc Kạn: Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng tự nhiên?
    (TN&MT) - Sau khi nhận được thông tin từ người dân, tổ liên ngành gồm: Kiểm lâm, Công an huyện Chợ Đồn đã có mặt tại khoảnh rừng tiếp giáp với Công ty TNHH Hoàng Nam, thôn Cốc Thử, xã Ngọc Phái để kiểm tra. Lực lượng chức năng bước đầu đã tạm giữ một đối tượng, đồng thời xác định có một xưởng cưa rộng gần 100 m2,có lắp điện lưới 3 pha, nhiều gỗ được xẻ thành hình hộp và nhiều tang vật khác.
  • Chợ Mới (Bắc Kạn): Nhà xưởng tự phát mọc la liệt
    (TN&MT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chợ Mới xuất hiện hàng chục nhà xưởng lớn nhỏ để phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, các nhà xưởng đều xây dựng trên đất lâm nghiệp, hàng ngày “hồn nhiên” xả khí thải, nước thải ra môi trường, mặc cho người dân ý kiến nhưng đến nay các xưởng vẫn hoạt động, thách thức dư luận.
  • TP. Thanh Hóa: Cần xử lý nghiêm trạm đúc bê tông trái phép sát khu dân cư
    Trạm sản xuất cọc bê tông mang tên Công ty Mạnh Phát tại phường Quảng Phú, TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) hoạt động sai mục đích sử dụng đất suốt thời gian qua. Không những vậy, người dân địa phương còn phản ánh đơn vị sử dụng xe vận chuyển có trọng tải lớn, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng đường, gây ô nhiễm môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO