Dịch vụ môi trường rừng góp phần phát triển kinh tế các dân tộc thiểu số

Hoàng Châu | 29/04/2021, 09:12

(TN&MT) - Thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, tăng độ che phủ rừng; chất lượng rừng được nâng lên, cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Điện Biên.

Xã bản Tả Ló San, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Những ngôi nhà lợp mái đỏ thay cho nhà mái lợp lá, lợp cỏ gianh trước đây. 

Năm 2011 tỉnh Điện Biên bắt đầu thực hiện chính sách chi trả DVMTR, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, người dân cùng bảo vệ, chăm sóc, hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR, có nguồn tài chính ổn định, đời sống sinh kế cho người dân tham gia giữ rừng và phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng bền vững.
Ông Trần Xuân Tâm, Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, tỉnh Điện Biên, cho biết: Nguồn chi trả DVMTR góp phần tăng thêm thu nhập và cải thiện sinh kế của người dân, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, cuộc sống dựa vào rừng.
Việc thực hiện chính sách chi trả DVMRT trên địa bàn toàn tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng; nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ rừng không còn hiện tượng lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy, tàn phá, khai thác gỗ rừng trái phép giảm đáng kể; đời sống của người dân về vật chất và tinh thần được cải thiện; hàng năm người dân có nguồn thu nhập ổn định. Tính đến năm 2020, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thực hiện chi trả tiền DVMTR cho hơn 4.322 chủ rừng là tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân với số tiền: 1.021,306 tỷ đồng, trong đó số hộ gia đình được hưởng chính sách chi trả DVMTR là: 75.129 hộ trên địa bàn toàn tỉnh; trung bình mỗi hộ nhận hơn 2 triệu đồng/năm. Hộ nhận được số tiền cao nhất trong một năm lên đến: 120 triệu đồng/năm.

Người dân ký nhận tiền bảo vệ rừng của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé


Có thể nhận thấy, chính sách chi trả DVMTR không những giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ, PCCCR, mà còn góp phần tạo sinh kế, giúp người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, tạo động lực để người dân gắn bó với nghề rừng.
Cùng với đó, chính sách chi trả DVMTR đã thu hút lực lượng lao động lớn trong dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trực tiếp tham gia bảo vệ rừng. Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các cấp, ngành cho nên việc chi trả DVMTR góp phần lớn vào công tác bảo vệ rừng. Từ khi triển khai thực hiện chính sách, không những giúp người dân nâng cao ý thức trong bảo vệ, PCCCR, mà còn góp phần tạo sinh kế, giúp người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế xã hội.
Ông Tâm cho biết thêm: Ngoài việc chi trả cho công tác bảo vệ rừng, làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa, các xã, phường còn sử dụng tiền DVMTR mua trang thiết bị cho tổ công tác, cây giống cho người dân, tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người dân vì thế rừng không còn bị phá, diện tích được tăng lên. Thời gian tới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân kiến thức, trong công tác bảo vệ rừng, thường xuyên phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn tuần tra kiểm soát rừng, PCCCR, phát hiện các hành vi xâm hại rừng.
Như vậy, từ khi triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR, có thể khẳng định đây là nguồn tài chính ổn định, bền vững, góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả chính sách đã làm thay đổi nhận thức của nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, từng bước tạo lập sinh kế cho người dân sống được bằng nghề rừng.

Bài liên quan
  • Tạo điều kiện tranh cử cho các ứng cử viên tiềm năng người DTTS
    (TN&MT) - Hội đồng Dân tộc của Quốc hội vừa phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn kỹ năng vận động tranh cử cho ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh là người dân tộc thiểu số (DTTS).

(0) Bình luận
Nổi bật
Vui tết Độc lập trên rẻo cao Tây Bắc
(TN&MT) - Đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La những ngày này, đâu đâu cũng thấy không khí rộn rã trước ngày hội lớn. Trong những năm gần đây, với đa dạng các hoạt động vui đón Tết, Tết Độc lập không chỉ là ngày hội của bà con dân tộc Mông, mà đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cùng về chung vui.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO