Dịch vụ môi trường rừng góp phần bảo vệ môi trường và tạo nguồn sinh kế cho người dân

Hoàng Ngân | 30/10/2022, 21:43

(TN&MT) - Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường. Đồng thời, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân thông qua việc nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng.

anh-1(2).jpg
Rừng được quản lý và bảo vệ tốt hơn nhờ chính sách chi trả DVMTR

DVMTR góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), chi trả dịch vụ môi trường rừng là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm xã hội hóa nghề rừng, nâng cao giá trị gia tăng của rừng; huy động các nguồn lực của xã hội, đặc biệt của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ DVMTR vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Sau hơn 10 năm triển khai, đến nay, DVMTR đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tạo lập nguồn tài chính ngoài ngân sách ổn định, bền vững phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người làm nghề rừng và sống gắn bó với rừng.

Cụ thể, DVMTR đã góp phần bảo vệ môi trường thông qua diện tích rừng được quản lý, bảo vệ bằng nguồn tiền DVMTR. Năm 2019, diện tích rừng cung ứng DVMTR và được chi trả tiền DVMTR là 6.576.508 ha trên tổng diện tích rừng của cả nước là 14.609.222 ha (chiếm 45%). Trong số đó, diện tích rừng tự nhiên cung ứng và được hưởng tiền DVMTR chiếm trên 90%. Tỷ trọng diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất cung ứng DVMTR và được chi trả tiền DVMTR tương đương nhau và đều trên 40%. Các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Đông Bắc là những vùng trọng điểm về phòng hộ đầu nguồn, cũng là vùng nghèo nhất của cả nước đều có diện tích cung ứng DVMTR và được chi trả DVMTR chiếm trên 20% càng khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của DVMTR đối với mục tiêu kép là vừa thực hiện tốt chức năng phòng hộ vừa góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Hiệu quả giữ nước của rừng thực hiện cung ứng DVMTR đối với loại hình dịch vụ cung ứng và điều tiết nguồn nước của nhà máy thủy điện tính trung bình mỗi hecta rừng ở Miền Bắc giữ được 3.162 m3/ha nước để cung cấp cho thuỷ điện trong mùa khô, tương tự, ở Miền Trung là 3.235 m3/ha và ở Tây Nguyên là 2.898 m3/ha, trung bình cả nước là 2.668 m3/ha/năm.

anh-2(1).jpg
Chính sách chi trả DVMTR còn giúp tạo sinh kế cho người dân

Hiệu quả giữ đất của các khu rừng thực hiện cung ứng DVMTR đối với loại hình dịch vụ chống bồi lắng lòng hồ, lòng sông trung bình một hecta rừng ở Miền Bắc ngăn cản được lượng bùn cát xuống hồ là 6,95 tấn/ha/năm, ở Miền Trung là 6,48 tấn/ha/năm, ở Tây Nguyên là 6,17 tấn/ha/năm.

Hàng năm có trên 250.000 hộ gia đình được chi trả tiền DVMTR. Trong giai đoạn 2011 – 2020, số hộ gia đình này đã được chi trả 3.647 tỷ đồng, tạo thêm nguồn thu bằng tiền mặt vào khoảng 15%, giúp giảm bớt khó khăn, xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất của các hộ. Đồng thời, với việc chi trả ổn định bình quân 50 triệu đồng/cộng đồng/năm đã giúp các cộng đồng tạo lập được mối liên kết chặt chẽ, nâng cao nhận thức và năng lực tự quản lý bảo vệ rừng. Mối quan hệ giữa cộng đồng với các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn ngày càng được đẩy mạnh, xung đột lợi ích từ rừng ngày càng giảm, góp phần cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn.

Ngoài ra, chính sách DVMTR đã tạo thêm việc làm cho hàng trăm nghìn lao động của 250.000 hộ gia đình và 10.000 cộng đồng với nhận thức về quyền quản lý, sử dụng và hưởng lợi từ rừng. Đây chính là động lực mạnh mẽ thu hút người dân vào bảo vệ và phát triển rừng.

Phát huy tiềm năng phát triển DVMTR

Bộ NN&PTNT cho biết, cho đến nay, chi trả DVMTR chủ yếu thực hiện dịch vụ duy trì nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ cho sản xuất thủy điện hoặc một số dịch vụ khác như cung cấp nước sạch, cung cấp nước công nghiệp, du lịch sinh thái ở quy mô nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp. Hiện còn nhiều dư địa, tiềm năng lớn cho phát triển dịch vụ môi trường rừng như: dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững. Đây là một trong những thuận lợi để định hướng phát triển chi trả DVMTR trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, DVMTR tiếp tục được Chính phủ, Bộ ngành quan tâm và khuyến khích phát triển trong giai đoạn 2021-2030 và là một trong các mục tiêu của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.

anh-3(4).jpg
Chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng đã thực sự trở thành nghề với người dân sống gắn bó với rừng

Do đó, nhằm để tiếp tục phát huy tiềm năng từ dịch vụ môi trường rừng, trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định tại các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan hoặc ban hành các nghị định, thông tư mới. Trong đó, sẽ tập trung vào mở rộng đối tượng DVMTR đã và đang thực hiện và tổ chức thực hiện các loại hình dịch vụ mới như dịch vụ kinh doanh du lịch sinh thái bên ngoài phạm vi khu rừng nhưng có sử dụng vẻ đẹp cảnh quan do rừng tạo ra; dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn và bán tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới.

Đồng thời, quy định lại cách tính đơn giá bình quân chi trả cho 1 ha rừng đối với tiền thu DVMTR từ các nhà máy thủy điện bậc thang theo hướng tách tiền chi trả đối với loại hình dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối cho những diện tích rừng nằm trên lưu vực của từng nhà máy thủy điện; tiền chi trả đối với loại hình dịch vụ điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội cho những diện tích rừng nằm trên tất cả các lưu vực của các nhà máy thủy điện bậc thang. Quy định lại cơ chế điều chỉnh khi chi trả tiền DVMTR chênh lệch quá lớn giữa các tỉnh có rừng trong cùng lưu vực sông.

Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin để xác định diện tích rừng được chi trả tiền DVMTR hàng năm; xây dựng bản đồ chi trả DVMTR; xây dựng hệ thống và vận hành hệ thống giám sát đánh giá rừng để giúp công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng bền vững, công tác chi trả DVMTR ngày càng chính xác, hiệu quả.

Tính đến năm 2020, có 215 ban quản lý rừng đặc dụng và ban quản lý rừng phòng hộ đã nhận 7.406 tỷ đồng, chiếm 54% tổng số tiền DVMTR trả cho bên cung ứng DVMTR; 88 công ty lâm nghiệp nhận số tiền là 1.617 tỷ đồng (chiếm 12%); 170.089 chủ rừng là hộ gia đình và cá nhân nhận 984 tỷ đồng chiếm 7%; 8.067 chủ rừng là cộng đồng nhận 1.920 tỷ đồng chiếm 14%; 1.432 UBND xã và các tổ chức khác không phải là chủ rừng nhưng được nhà nước giao rừng để quản lý đã nhận 1.837 tỷ đồng, chiếm 13%.

Bài liên quan
  • Điện Biên thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Những năm qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên đã thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) mang lại hiệu quả tích cực, huy động được nguồn lực đáng kể cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao đời sống người dân sống gắn bó với rừng. Từ nguồn kinh phí chi trả DVMTR, không ít cộng đồng thôn, bản trên địa bàn tỉnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình phát triển sinh kế, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Thời tiết ngày 28/5: Nam Bộ tiếp tục mưa to, Bắc Bộ nắng trở lại
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/5, thời tiết Nam Bộ nhiều mây, ngày nắng gián đoạn, trong ngày có mưa rào nhiều nơi. Riêng Bắc Bộ nắng nóng xuất hiện trở lại nhiều nơi.
  • Lan tỏa tình yêu với môi trường Hà Nội
    (TN&MT) - Nhóm “Hà Nội Xanh” được anh Nguyễn Tiến Huy thành lập xuất phát từ tình cảm với môi trường Hà Nội khi anh thấy các  sông, kênh mương đang gánh sức nặng ô nhiễm từ nhiều nguồn thải...
  • Đồng bào công giáo Vạn Hoà chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp
    (TN&MT) - Sống “tốt đời đẹp đạo” chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp, nếp sống văn hóa là những hành động thiết thực mà bà con giáo dân xã Vạn Hòa (TP. Lào Cai) đã và đang đồng hành cùng chính quyền thực hiện.
  • Phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát thải
    (TN&MT) - Theo Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000MW, định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500MW với điều kiện công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn các-bon từ nhiệt điện.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thời tiết ngày 26/5: Bắc Bộ ít mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (26/5), ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa giông tập trung vào chiều và tối).
  • Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
    (TN&MT) - Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Triển khai mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn
    (TN&MT) - Sáng 25/5, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với UBND xã Minh Quán tổ chức Hội nghị ra mắt mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ bằng ứng dụng công nghệ vi sinh theo mô hình thùng ủ tại thôn 8.
  • Dạy nghề… bảo tồn động vật hoang dã
    (TN&MT) - Để bảo tồn có thể trở thành một nghề nghiệp phổ biến tại Việt Nam, trong 4 năm qua, một khóa học về phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đều đặn được tổ chức, giúp các bạn trẻ đam mê với thiên nhiên hoang dã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Lào Cai: Cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, Lào Cai có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó vai trò của các tổ chức, người dân đã được phát huy, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường tại địa phương ngày càng xanh - sạch - đẹp.
  • Ngày 25/5, Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay 25/5, ở Bắc Bộ, khu vực phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên và Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
  • Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • 99,5% trẻ em Việt Nam đối mặt với các cú sốc về khí hậu
    (TN&MT) - Ở Việt Nam, 99,5% trẻ em (26,2 triệu em) phải đối mặt với 3 loại sốc về khí hậu trở lên, so với mức trung bình 89% trong khu vực và 73% trên toàn cầu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO