Đêm rừng

NSNA Tăng A Pẩu | 04/08/2022, 15:32

(TN&MT) - Rừng ban ngày sáng rực sáng rỡ, mọi thứ cứ lồ lộ ra, duy chỉ có thú rừng là người ta ít được thấy, thảng hoặc, đôi khi may mắn lắm cũng chỉ bắt gặp vài chú heo rừng dẫn đàn con băng ngang đường vội vã, hoặc họa hoằn lắm mới nhìn thấy vài con chồn đèn cầy hương, kỳ đà, chúng thường đi rón rén bên lề những con đường mòn cỏ rậm và luôn trong tư thế sẵn sàng vụt chạy vào sâu trong bụi cây mất hút. Bởi vậy, đa số các loài thú chỉ hoạt động mạnh vào ban đêm.

Đêm về mới là “ngày hội” của các loài thú rừng.

Sau một buổi trưa ngủ no nê đẫy giấc để chuẩn bị “năng lượng” cho một chuyến đi rừng đêm, các giác quan trong tôi bắt đầu thức. Âm thanh đầu tiên, trong lõi rừng xa kia, có tiếng con chim Cú đại bàng (Dù dì Nepal). Ngày nào cũng thế, cứ đến khi mặt trời vừa khuất bóng sau một ngọn đồi là nó thét vang một hồi như tiếng còi tàu lanh lảnh, đến nỗi đứng cách xa tới 300 mét vẫn còn nghe thấy. Đó là tiếng báo hiệu cho “đồng đội” cùng chuẩn bị đi tìm mồi, và dường như cũng là tiếng “thúc giục” chúng tôi bắt đầu xuất phát.

76-1-.jpg

Mưa đêm tháng 7 dai nhách “trường mệnh vũ”, đất rừng ướt chèm nhẹp trơn trợt, tiếng côn trùng, ếch nhái chung quanh, ngay cạnh mấy cái vũng nước ao hồ, và cả tiếng từ xa vọng lại, kêu vang, cả một cánh rừng mênh mông ồn ào vang động bởi có lẽ hàng triệu con ếch nhái ễnh ương cùng một nhịp hòa âm. Inh tai. Cũng có lẽ đương là mùa chúng hợp hoan sinh đẻ. Những chú nòng nọc, nhái con vừa thực hiện chức năng duy trì nòi giống, cũng sẽ là nguồn cung cấp dây chuyền thực phẩm “food chain” cho những loài khác.

Đây đó trên con đường đất, những con cua trong dáng dấp cua đồng bò lổn ngổn cùng với thỉnh thoảng vài đàn kiến càng hè nhau cõng mấy cái càng của những con cua xấu số. Trên cao những ngọn cây cành nhánh mọc ngang đường, nếu chịu khó đi thật khẽ và chú ý sẽ thấy, những con cú mèo khoang cổ hoặc những con cú vọ tham ăn đang giương những cặp mắt to tròn rình rập. Có khi bọn cú mải chuyên chú mồi đến quên cả có một “con người” đang đứng nhìn nó trong đêm đen.

Cũng gần đó, dưới những bụi cây thấp hơn là những đôi chim đang nép vào nhau tìm hơi ấm trong đêm đen, hoặc có những con chim đơn độc lông xù lên như quả bóng để tự… sưởi ấm. Chúng thường chọn cành mềm, đậu gần cuối nhánh cây, có lẽ để tránh “kẻ thù” là những con chồn con cu li đang rình rập, chỉ chực cơ hội là sẵn sàng lao ra.

76-2-.jpg

Thỉnh thoảng lại bắt gặp những con rắn trườn nhanh trong đêm đen khi nghe thấy tiếng bước chân người xào xạc khua khoắng hoặc có cả những con trăn to cũng thường vội vã quăng mình bỏ chạy.

Đêm rừng. Những con gà rừng, gà lôi hồng tía quý hiếm bối rối khi có con người tiếp cận quá gần, đôi mắt của chúng không được “thiết kế” để nhìn rõ trong đêm đen, nhưng loài hoang dã này lại được “lập trình” cho một cơ chế thoát hiểm. Chúng có thể bay vù trong đêm tối nhờ có lẽ đã vạch sẵn lộ trình thoát hiểm trước khi chúng đậu yên vị trên một cành được chọn trước.

Ngoài xa kia, trên những cánh đồng mênh mông xanh lún phún cỏ non ngọt mềm ươn ướt nước mưa, đàn bò tót kéo nhau từng bầy ra ăn thứ thức ăn mà chúng thèm thuồng trong những tháng nắng hạn khô khốc. Chúng thường chỉ hoạt động mạnh vào những buổi chiều tối đến 9 giờ khuya, cặp mắt chúng sáng rực trong đêm khi gặp ánh đèn pin lia vào, đôi sừng nhọn hoắt trắng ởn dưới ánh trăng. Đứng cách xa con người 50 mét nhưng chúng chẳng tỏ vẻ sợ hãi. Chúng mê ăn hơn sợ người.

Dưới kia - chỗ cái đầm lầy lớn cạnh nơi đàn bò đang nhai cỏ có cái trảng cỏ thấp ven bờ là nơi trú ngụ của loài thỏ lẫn mèo rừng. Chúng ẩn mình ban ngày, tìm cái ăn trong đêm. Ban đêm mát trời, lũ thỏ và mèo rừng sục sạo suốt, khờ khạo ngơ ngác đứng yên dưới ánh đèn. Trái hẳn với ban ngày, thỏ sẽ chạy vụt nhanh như tên bắn và vẽ những đường cong lắt léo thoát hiểm khi bị truy đuổi gắt.

76-3-.jpg

Bây giờ cũng là mùa của những trái bứa trĩu quả, loại trái chua lè nhưng nấu canh ngon. Trái bứa cùng vài loại khác như sung vả lại là loại trái cây khoái khẩu của tất cả những loài ưa gặm ưa nhấm như heo rừng, nhím, chồn. Các loài thú thường tụ lại dưới gốc cây và… phân công nhau theo luật “cộng sinh”. Chồn lãnh nhiệm vụ trèo cây hái quả, nó sẽ gặm vài miếng, nhâm nhi trước, sau đó liệng xuống đất cho nhím và đàn heo con đang đứng dưới đất hin hỉn mũi chờ... Thế! Ai bảo loài vật chả thông minh?!

Lại còn bầy nai hoẵng nữa, có những con nai mẹ dẫn con đi ăn mà mải ăn quên cả nai con, bỏ nai con ngờ nghệch run rẩy một mình trong bụi cỏ. Cả một cánh đồng cỏ mênh mông, chúng ăn kinh lắm, phá cả những cây con mới trồng chẳng còn một nhánh, những người đi trồng phục hồi rừng khổ sở vì chúng.

Nhưng rừng thì không thể thiếu chúng! Rừng không có thú là rừng rỗng ruột!

* * *

Nửa đêm. Sương xuống dày đặc. Có tiếng tắc kè giục: Hãy về! Hãy về! Đêm nơi khu rừng gần chân đèo cao nguyên bắt đầu nghe hơi lạnh. Về thôi. Đêm cũng sắp tàn.

Trên những ngọn cây cao hơn 30 mét, bọn khỉ và voọc chà vá cũng vừa thức giấc. Chúng đang giương cặp mắt tỉnh rụi sau một đêm ngủ ngon quan sát những người khách lạ của rừng xanh đang lặng lẽ rút lui...

Vậy đó. Thiên nhiên cho ta một cuộc chơi để bấu víu khi vui khi buồn trở về, ngắm nghía. Thiên nhiên cho ta một bầu sinh thái để sinh tồn. Hơn thế, có đôi khi còn cho ta một cuộc đời mà chỉ khi ta thật sự sống với nó, yêu thương nó và tìm nhau mới cảm nhận được hạnh phúc. Nếu đem soi chiếu, hạnh phúc của mỗi chúng ta cũng là hạnh phúc của những người đang làm công tác bảo vệ tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, giữ gìn cho muôn đời sau. Thế nên, nếu ta muốn yêu bản thân và cuộc sống của mình thì hãy yêu lấy thiên nhiên. Đừng để thiên nhiên tàn lụi.

Bài liên quan
  • "Tô xanh" thêm những cánh rừng biên giới
    (TN&MT) - Trồng rừng đối với nhiều người là việc làm bình thường. Thế nhưng, từ hơn 20 năm trước, có những người con đồng bào dân tộc Mông đã biết nghĩ đến việc trồng những cánh rừng pơ mu, sa mu để làm giàu cho những cánh rừng nơi biên giới Việt - Lào thì quả thật là một câu chuyện hiếm có. Những cánh rừng vô giá bằng pơ mu, sa mu được trồng bởi mồ hơi, công sức và thậm chí là máu của họ giờ đây đã tô xanh thêm những cánh rừng nơi đại ngàn xứ Nghệ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bão KOINU đổi hướng di chuyển trước khi tiến vào Biển Đông
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 4/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự báo xâm nhập mặn đến sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Mùa mưa năm nay theo dự báo chỉ tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 9 - 10 và sẽ kết thúc sớm vào giữa tháng 11. Do vậy, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn dự báo xuất hiện sớm so với trung bình nhiều năm một tháng (bắt đầu vào giữa hoặc cuối tháng 12).
  • Bão KOINU có sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, 7 giờ sáng 4/10, cơn bão KOINU cách phía Nam đảo Đài Loan khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.
  • Bão KOINU cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết hồi 19 giờ ngày 3/10, vị trí tâm bão KOINU ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-Dông (Philippin), cách đảo Đài Loan (Trung Quốc) khoảng 410km về phía Đông Đông Nam.
  • Chỉ số bảo vệ môi trường Điện Biên xếp 19/63 tỉnh, thành trong cả nước
    (TN&MT) - Chỉ số bảo vệ môi trường của tỉnh Điện Biên trong 2 năm 2020 và 2021 luôn đứng trong top khá, xếp thứ 19/63 tỉnh thành trong cả nước. Thực tế cho thấy, những năm qua Điện Biên là tỉnh không để phát sinh mới về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những nỗ lực lớn của ngành tài nguyên môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong những năm trở lại đây.
  • Bộ TN&MT đứng thứ 2 về Chỉ số ICT Index 2022
    (TN&MT) - Tại Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam lần thứ 24 năm 2023 vừa được tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index 2022). Bộ TN&MT đã bứt phá ngoạn mục, tăng hạng mạnh, vươn lên xếp thứ 2/17 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công về chỉ số ICT Index 2022.
  • Dự báo thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
  • Quảng Ninh: Chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra theo chiều hướng ngày càng cực đoan, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
  • Chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc Philippin
    (TN&MT) - Sáng 3/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai ban hành Văn bản số 3688/VPTT về việc chủ động ứng phó với bão KOINU ở vùng biển phía Đông Bắc của Philippin.
  • Hậu Giang: Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, các ngành, người dân quan tâm triển khai thực hiện, góp phần hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng ổn định, bền vững.
  • Lai Châu: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành và địa phương, tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Qua đó, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.
  • Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
    (TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
  • Ngành KTTV liên tục hiện đại hóa phục vụ cảnh báo sớm thiên tai
    (TN&MT) - Với truyền thống 78 năm xây dựng và phát triển, Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đã hoàn thiện thể chế chính sách, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực KTTV, tập trung đẩy mạnh việc xây dựng chính sách, pháp chế trong công tác điều tra cơ bản, dự báo phục vụ cộng đồng, thông tin lưu trữ tư liệu, giám sát biến đổi khí hậu, đặc biệt ngành liên tục đổi mới, hiện đại hóa công nghệ phục vụ cảnh báo sớm thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO