Đề xuất xung quanh dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hungary trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải

11/07/2017, 00:00

Liên quan đến dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hungary trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải của các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp, mới đây Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1525/BXD-HTKT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý đối với dự án này.

Liên quan đến nhu cầu sử dụng vốn vay PDA của Chính phủ Hungary trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải tại Vĩnh Long và Đồng Tháp, Bộ Xây dựng nhận thấy hiện nay trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long và thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, nước thải chủ yếu tự thấm và xả trực tiếp ra môi trường. Ngoài ra, thị xã Bình Minh nằm trong Vùng Kinh tế động lực của tỉnh Vĩnh Long, là đô thị vệ tinh trong chùm đô thị thành phố Cần Thơ. Thành phố Sa Đéc là đô thị loại III đang hướng đến trở thành đô thị loại II vào năm 2020. Việc đề xuất đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Bình Minh và thành phố Sa Đéc đảm bảo nước thải đạt quy chuẩn môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là cần thiết nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thị xã Bình Minh và thành phố Sa Đéc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. Vì vậy, Bộ Xây dựng về cơ bản thống nhất với các đề xuất dự án nêu trên.

Về dự án thu gom và xử lý nước thải thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, Bộ Xây dựng cho rằng: Vị trí trạm xử lý nước thải số 1 tại phía Đông Nam khu vực dự án, nước thải sau khi xử lý xả ra sông Phù Ly và vị trí trạm xử lý nước thải số 2 tại phía Tây khu vực dự án, nước thải sau khi xử lý xả ra sông Tắc Tử Tài. Đề nghị Chủ đầu tư rà soát đảm bảo phù hợp với Quyết định số 2035/QĐ-UBND ngày 14/12/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2000 với 3 phường gồm: Cái Vồn, Thành Phước và Đông Thuận thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, phù hợp với khoảng cách an toàn môi trường được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7957:2008 - Thoát nước, Mạng lưới và công trình bên ngoài và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BXD - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình Hạ tầng kỹ thuật.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đối với nội dung khả năng trả nợ phần vốn vay lại, báo cáo đề xuất cân đối dựa vào doanh thu phí thoát nước theo Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Hiện nay, Nghị định số 88/2007/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, Điều 36 đến Điều 44 quy định giá dịch vụ thoát nước thay phí nước thải. Đề nghị Chủ đầu tư rà soát cập nhật lại phương án tính toán cho phù hợp bao gồm cả tính bền vững của dự án sau đầu tư.

Bổ sung phương án quản lý, xử lý, quy trình vận chuyển và đổ bỏ bùn sau xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường, phù hợp quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn có liên quan. Bổ sung phương án đấu nối, hỗ trợ đấu nối (nếu có) nhằm tăng cường khả năng thu gom, xử lý nước thải triệt để, đảm bảo mục tiêu và hiệu quả bảo vệ môi trường của dự án.

Cũng theo Bộ Xây dựng, về dự án xây dựng hệ thống thoát nước thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp: Đề nghị làm rõ các hạng mục đầu tư của dự án (tuyến cống, mạng lưới thu gom; quy mô, vị trí, công suất nhà máy xử lý nước thải) bảo đảm phù hợp với Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết số 142/NQ-HĐND ngày 05/12/2013 của HĐND tỉnh Đồng Tháp và các quy hoạch khác có liên quan; phân tích lựa chọn hệ thống thoát nước chung, riêng, nửa riêng cho phù hợp với hiện trạng hạ tầng kỹ thuật thành phố Sa Đéc.

Bộ Xây dựng nhận thấy các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp cần rà soát đối tượng được thu gom nước thải về nhà máy xử lý, bao gồm: cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, bệnh viện, trường học,... từ đó phân tích thành phần tính chất nước thải đầu vào và đề xuất quy chuẩn áp dụng cho phù hợp. Nhằm phát huy hiệu quả và mang lại tính bền vững cho dự án, cũng như cải thiện hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn. Đề nghị UBND các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu xây dựng quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại mỗi địa phương và giá dịch vụ thoát nước theo quy định của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016.

Theo Báo Xây dựng

 


(0) Bình luận
Nổi bật
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ đấu giá đất
Từ đầu năm đến nay, việc đấu giá, thu tiền sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi đến nay chỉ đạt khoảng 25% so với chỉ tiêu. Hiện địa phương đang đẩy nhanh tiến độ đấu giá nhiều diện tích đất khác ở các địa phương.
Đừng bỏ lỡ
  • 78 năm truyền thống ngành Địa chất Việt Nam: Đạt nhiều thành tựu gắn với dấu mốc lịch sử
    (TN&MT) - Sáng 1/10, tại Hà Nội, Cục Địa chất Việt Nam phối hợp với Cục Khoáng sản Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia và Tổng Hội Địa chất Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt nhân dịp 78 năm truyền thống ngành Địa chất Việt Nam (2/10/1945 - 2/10/2023) với sự tham gia của hơn 500 đại biểu.
  • Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi thời hạn giấy phép thăm dò khoáng sản
    (TN&MT) - Góp ý cho Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang lấy ý kiến nhân dân, nhiều nhà quản lý và doanh nghiệp đề nghị thay đổi quy định về thời hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.
  • Đắk Nông đề xuất giải pháp phát triển hài hòa giữa khai thác bô xit với hoạt động phát triển kinh tế xã hội
    (TN&MT) - Trong những năm qua, khai thác bô xit đã và đang đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Nông cả về ngân sách cũng như tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, bô xit là một loại khoáng sản có tính chất đặc thù, dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong phát triển bô xit và các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khác khi áp dụng Luật Khoáng sản năm 2010.
  • Thanh Hóa: Hiệu quả của tích tụ, tập trung đất đai tại huyện miền núi Ngọc Lặc
    Việc triển khai hiệu quả chính sách tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp đang là bàn đạp để huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào bà con các dân tộc trên địa bàn huyện.
  • Yên Bái: Phát triển mô hình mới giúp người dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai thực hiện, qua đó thúc đẩy những mô hình sản xuất nông nghiệp mới, giá trị kinh tế cao giúp người dân xoá đói, giảm nghèo. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Ngãi: Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để có sinh kế bền vững
    Mỗi năm, tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thả hàng chục nghìn con giống thủy sản xuống các hồ, đập đã góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm có sinh kế bền vững.
  • Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên vật liệu xây dựng cho dự án trọng điểm
    Hệ thống đường bộ cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, trước tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO