Đề xuất quy định tổ chức, hoạt động Quỹ bảo vệ môi trường địa phương

Theo Chinhphu.vn | 23/05/2020, 07:13

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Quỹ bảo vệ môi trường địa phương).

Ảnh minh họa

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Quỹ bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và Cơ quan điều hành nghiệp vụ.

Hội đồng quản lý Quỹ có không quá 5 người, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Các ủy viên gồm Giám đốc Quỹ và đại diện lãnh đạo của 2 trong số các cơ quan: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan liên quan khác (nếu cần).

Dự thảo nêu rõ, căn cứ vào văn bản đề nghị cử nhân sự của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phần Hội đồng quản lý Quỹ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định danh sách thành viên Hội đồng quản lý Quỹ.

Ban Kiểm soát Quỹ có không quá 3 người, gồm có Trưởng ban Kiểm soát và một hoặc hai Kiểm soát viên. Ban Kiểm soát hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Theo dự thảo, cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ gồm: Giám đốc, không quá 2 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng nghiệp vụ.

Giám đốc Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ. Là người đại diện theo pháp luật của Quỹ; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của Quỹ. Nhiệm kỳ của Giám đốc Quỹ là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 2 nhiệm kỳ.

Phó Giám đốc, Kế toán trưởng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ.

Cơ quan điều hành nghiệp vụ của Quỹ làm việc theo chế độ chuyên trách. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định; số lượng phòng nghiệp vụ được thành lập theo tiêu chí quy định của pháp luật phù hợp với quy mô hoạt động của Quỹ và đặc thù của địa phương. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ do Giám đốc Quỹ phê duyệt sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Hội đồng quản lý Quỹ, các cơ quan liên quan khác.

Người làm việc tại Quỹ được hưởng lương, thưởng, phúc lợi và các quyền lợi khác theo quy định như đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Vốn điều lệ của Quỹ

Dự thảo nêu rõ, mức vốn điều lệ của quỹ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhưng không dưới 20 tỷ đồng đối với các địa phương có tổng mức thu ngân sách nhà nước trung bình trong 3 năm gần nhất dưới 20 nghìn tỷ; không thấp hơn 0,16% tổng mức thu ngân sách trung bình của địa phương trong 3 năm gần nhất đối với các địa phương có tổng mức thu ngân sách nhà nước trên 20 nghìn tỷ.

Vốn điều lệ của Quỹ được ngân sách Nhà nước cấp tỉnh cấp, được phân bổ đủ trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có quyết định thành lập Quỹ của cơ quan có thẩm quyền. Vốn điều lệ của Quỹ được huy động, bổ sung từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tùy theo quy mô, kết quả hoạt động của Quỹ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc điều chỉnh vốn điều lệ của Quỹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ và ý kiến của các cơ quan liên quan.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
    Hỏi: Thưa Luật sư, bố mẹ tôi lấy nhau năm 1991 và có 2 con (2 con đều đã trưởng thành và có gia đình, ổn định cuộc sống, ông bà tôi đã chết từ năm 1996). Mẹ tôi chết từ năm 2010, đến năm 2015 bố tôi có mua mảnh đất 45m2 để ở và đã được cấp sổ đỏ đứng tên bố tôi. Trước khi mất, bố tôi có nói để lại mảnh đất này cho tôi. Tuy nhiên, gần đây bố tôi vừa qua đời mà không để lại di chúc.
  • Những ưu đãi đối với dự án bảo vệ môi trường?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Mai Phương (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Xin hỏi, cụ thể những hoạt động, dự án nào sẽ được ưu đãi, hỗ trợ ? Cụ thể dự án đầu tư công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải sẽ nhận được những ưu đãi gì?
  • Điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tại địa phương
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hương Ánh (Hà Nam) hỏi: Gia đình tôi có hơn 900m2 đất nông nghiệp. Diện tích đất này đã được chính quyền cấp sổ đỏ từ năm 2005. Nay gia đình tôi muốn tách thửa diện tích đất nông nghiệp trên để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật. Xin hỏi, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp?
  • Tra cứu thông tin đất ở và mức phạt khi tự ý chuyển lên đất ở
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Thị Hiền Mai (Đông Anh, Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi để lại cho vợ chồng tôi 400m2 đất. Trong đó đã có ngôi nhà 2 tầng rộng khoảng 70m2. Xung quanh là vườn. Do nhu cầu chỗ ở tăng lên, nhà tôi muốn bỏ hết đất vườn để làm nhà ở. Nhưng, nhà chồng tôi không biết đất hiện tại của gia đình có được phép chuyển thành đất ở hay không. Xin hỏi, nhà tôi phải tìm thông tin ở đâu. Nếu tự ý chuyển thành đất ở thì nhà tôi có bị xử phạt hay không?
  • Quy định mới nhất về thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hải Vi (Long An) hỏi: Hàng năm công ty chúng tôi đều gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng trước ngày 5/1. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quy định về thời gian gửi báo cáo mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi. Xin hỏi, cụ thể quy định mới đó như thế nào?
  • Hồ sơ giao đất, cho thuê đất không đấu giá
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Hà Mai Anh ( Hải Phòng) hỏi: Gia đình tôi đang có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức. Xin hỏi, với nhu cầu này, gia đình tôi có phải đấu giá quyền sử dụng đất hay không? Hồ sơ giao đất, cho thuê đất gồm những giấy tờ gì?
  • Mua đất từ năm 2006 bằng giấy tờ viết tay có được làm sổ đỏ không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Quỳnh Giang (Hưng Yên) hỏi: Bố mẹ tôi mua 1 mảnh đất từ năm 2006. Lúc mua, bố mẹ tôi và nhà hàng xóm làm giấy tờ viết tay. Do chưa có nhu cầu sử dụng nên bố mẹ tôi chưa làm sổ đỏ. Sau khi bán đất, nhà hàng xóm chuyển vào đi nơi khác sinh sống. Từ lúc mua đến nay, diện tích đất này không có tranh chấp với ai. Xin hỏi, đến giờ, bố mẹ tôi làm sổ đỏ cho diện tích này có được không?
  • Đối tượng và điều kiện được chuyển đổi đất nông nghiệp
    (TN&Mt) - Bạn đọc Lê Thanh Phương (Hà Nam) hỏi: Bố mẹ tôi được phân chia đất nông nghiệp từ năm 1989. Tuy nhiên, diện tích được phân khá xa nơi bố mẹ tôi sinh sống. Nhiều năm trở lại đây, bố mẹ tôi cho người quen trong xóm canh tác. Xin hỏi, bố mẹ tôi muốn hoán đổi diện tích đất đó để lấy mảnh ruộng gần nhà có được không? Nếu được thì thủ tục hoán đổi như thế nào?
  • Đất đã hiến có đòi lại được không?
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Quang Đức (Thanh Oai – Hà Nội) hỏi: Bố mẹ tôi có nguyện vọng hiến một phần đất nhỏ để làm đường đi chung của xóm. Xin hỏi, thủ tục hiến đất hiện nay được quy định như thế nào? Sau này, khi cơ sở hạ tầng giao thông của xóm phát triển, gia đình tôi có đòi lại được diện tích đã hiến hay không?
  • Thời hạn và cách thức xử lý khi nộp chậm tiền sử dụng đất
    (TN&MT) - Gia đình tôi đang làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất ở với diện tích 250m2. Trong lúc làm sổ đỏ, chúng tôi có nhận được thông báo nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên chúng tôi chưa có tiền để nộp. Xin hỏi, thời hạn nộp tiền sử dụng đất là bao lâu? Nếu không nộp thì chúng tôi có được cấp sổ hay không? Nộp chậm tiền sử dụng đất thì có bị phạt không và mức phạt là bao nhiêu?
  • Xử lý nghiêm những vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, pháp luật hiện hành đã có những quy định và hướng dẫn cụ thể về giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, nhất là những thủ tục về cấp Giấy chứng nhận, chuyển quyền sử dụng. Tất cả những vi phạm trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai sẽ bị xử lý theo đúng quy định.
  • Trường hợp nào được thế chấp quyền sử dụng đất?
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Phương Hà Mai (Ninh Bình) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất của Nhà nước để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên chúng tôi muốn thuê đất trả tiền hàng năm và dùng chính mảnh đất đấy thế chấp, vay vốn ngân hàng để lấy vốn đầu tư cơ sở chăn nuôi, con giống…Xin hỏi, vợ chồng tôi có thuộc đối tượng được thuê đất không? Sau khi thuê chúng tôi có thế chấp diện tích đất thuê hay không?
  • Hồ sơ và thủ tục tách thửa đất tái định cư
    (TN&MT) - Bạn đọc Hồ Thị Mười (Thái Bình) hỏi: Gia đình tôi nhận được 1 mảnh đất tái định cư từ năm 2020. Do con trai tôi sắp lấy vợ nên tôi muốn tách mảnh đất này làm đôi để tặng cho con trai 1 phần. Xin hỏi, đất tái định cư có được tách sổ đỏ hay không? Nếu được thì thủ tục tách và thời gian tách là bao nhiêu lâu?
  • Quy định mới nhất về các khoản chi bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất
    (TN&MT) - Hiện nay, đơn vị chúng tôi đang phải lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Xin hỏi, nội dung chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất gồm những khoản chi nào? Chúng tôi có thể tìm hiểu thông tin mới nhất liên quan đến vấn đề này tại văn bản nào?
  • Thủ tục và thời hạn thuê đất nuôi tôm
    (TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Trần Khánh An (Nam Định) hỏi: Vợ chồng tôi đang muốn thuê đất để nuôi tôm. Tuy nhiên, thuê lại của người dân thì rất khó thuê diện tích lớn. Xin hỏi, vợ chồng tôi có thể thuê đất của chính quyền hay không? Nếu thuê thì phải làm những thủ tục gì và chúng tôi được thuê bao nhiêu lâu.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO