Đề xuất nâng mức chi hỗ trợ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Theo Chinhphu.vn | 12/04/2023, 18:53

Ủy ban Dân tộc đề xuất nâng mức chi thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn về kinh tế lên mức tối đa 5.000.000 đồng/người.

Đề xuất nâng mức chi hỗ trợ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Nâng mức chi tối đa/người/năm cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay

Ủy ban Dân tộc đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung thay thế Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đó, dự thảo đề xuất nâng mức hỗ trợ đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.Cụ thể, theo quy định hiện hành tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg thì: Người có uy tín được thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc thiểu số không quá 02 lần/năm; mức chi không quá 500.000 đồng/người/lần.

Với quy định này, dự thảo đề xuất như sau: Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết hoặc ngày Lễ trọng của dân tộc thiểu số (đối với dân tộc thiểu số không có Tết riêng, chọn một lễ kỷ niệm trọng thể nhất để chúc mừng). Mức chi tối đa 2.000.000 đồng/người/năm.

Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín ốm đau tối đa 3 triệu đồng/năm

Theo quy định hiện hành: Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín bị ốm đau không quá 01 lần/năm. Mức chi: không quá 3.000.000 đồng/người/năm đối với cấp trung ương; không quá 1.500.000 đồng/người/năm đối với cấp tỉnh; không quá 800.000 đồng/người/năm đối với cấp huyện.

Với quy định này, dự thảo đề xuất: Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín ốm đau được cơ quan y tế nơi điều trị xác nhận. Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/người/năm.

Hiện nay, đối với thăm hỏi, hỗ trợ hộ gia đình người có uy tín gặp khó khăn (thiên tai, hỏa hoạn): Mức chi không quá 2.000.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan trung ương; không quá 1.000.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan cấp huyện.

Tuy nhiên dự thảo đề xuất nâng mức hỗ trợ lên tối đa 5.000.000 đồng. Cụ thể: Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín gặp khó khăn về kinh tế, mức chi tối đa 5.000.000 đồng/người.

Lý giải về những đề xuất trên, Ủy ban Dân tộc cho biết: Việc bổ sung quy định về ngày lễ trọng thể nhất của từng dân tộc thiểu số và giao các địa phương lựa chọn để tổ chức thực hiện chúc mừng, thăm hỏi, động viên đối với người có uy tín các dân tộc không có ngày Tết dân tộc riêng, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong thực hiện chính sách đối với người có uy tín.

Bên cạnh đó, nâng mức chi tối đa/người/năm cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Đồng thời không quy định số lần và định mức chi cụ thể/người/lần, giao quyền chủ động cho các cơ quan trung ương và địa phương căn cứ tình hình thực tế và nguồn kinh phí được giao, khả năng cân đối ngân sách sẽ quy định mức chi cụ thể cho phù hợp để thực hiện.

Quy định mới về điều kiện lựa chọn người có uy tín

Dự thảo quy định cụ thể thôn vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ số hộ DTTS trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên (thay cho quy định: thôn có ít nhất 1/3 số hộ gia đình hoặc số nhân khẩu) được lựa chọn người có uy tín cho thống nhất với quy định tại Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 10/3/2020 của Chính phủ và Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về xác định và phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đối với quy định thôn đủ điều kiện và có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách, các địa phương quyết định (lựa chọn không quá 02 người/thôn) thay thế cho quy định "tổng số người có uy tín được bình chọn không vượt quá tổng số thôn của vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Nỗ lực đưa nước sạch đến với đồng bào vùng cao
    (TN&MT) - Sự suy giảm về nguồn nước và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến một số khu vực miền núi tỉnh Quảng Ninh bị thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giải bài toán nước sạch vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp để đưa nước sạch đến với người dân.
  • Độc đáo cọn nước du lịch
    (TN&MT) - Những chiếc cọn nước cứ chăm chỉ, miệt mài quay ngày đêm không ngừng nghỉ để lấy nước vào ruộng. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An chống chọi lại với hạn hán. Ngày nay, những chiếc cọn nước còn có sức hút du khách nên nhiều địa phương đã tận dụng sáng tạo việc này để làm du lịch, thu hút du khách.
  • Người có uy tín – Nhịp cầu chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Thân mật, nhẹ nhàng, trách nhiệm – Đó là cách mà các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La vận động đồng bào các dân tộc nghe theo Đảng, Bác Hồ, không nghe, không tin kẻ xấu, không di cư tự do, không vượt biên trái phép, không phá rừng làm nương, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…
  • Bí thư Huyện uỷ Yên Bình động viên, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
    (TN&MT) - Thực hiện chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân”, ngày 13/5, Bí thư huyện uỷ Yên Bình An Hoàng Linh cùng cán bộ công chức xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình (Yên Bái) và bà con nhân dân thôn 2 Làng Na tham gia giúp đỡ gia đình anh Hoàng Văn Cường san gạt, đổ bê tông nền nhà.
  • Người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ Quốc
    (TN&MT) - Mường Nhé xa xôi và diệu vợi. Nơi ấy, có người Hà Nhì lập làng giữ nước. Suốt nhiều thập kỷ qua, họ đi đầu những phong trào tiễu phỉ, phong trào hiếu học, giúp lực lượng vũ trang tuần tra biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
  • Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả
    Được sử dụng nước sạch là điều kiện sống cơ bản mà mỗi người dân cần được đáp ứng, hiện nay trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) được đầu tư một số công trình cấp nước tập trung và các công trình này đã phát huy được hiệu quả.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 5: Ban hành chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
    Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được kèm theo Tờ trình của Chính phủ vừa mới gửi Quốc hội đã dành 1 điều quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 3: Bức tranh giao đất, giao rừng ở Điện Biên
    Trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý sử dụng đất rừng và giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Lai Châu tổ chức giao đất cho người dân thiếu đất sản xuất
    Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tỉnh Lai Châu đã tổ chức giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cho 12.026/12.109 hộ có nhu cầu giao đất, đạt 99,3%, với diện tích 65.330,56 ha (đất ở 59.237,18 ha; đất sản xuất 6.093,38 ha).
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số- Bài 1: Còn khó khăn
    Dù đã có nhiều chủ trương, chính sách đất đai liên quan tới với đồng bào DTTS, song tình trạng đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất vẫn xảy ra. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, trong đó có đồng bào DTTS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS.
  • Bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 2: Ba kiến nghị nâng hiệu quả chính sách
    Để thực hiện hiệu quả các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, TS. Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiến nghị 3 vấn đề. Đó là là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về đất đai gắn với công tác dân tộc; Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi; Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách hỗ trợ về đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO