Đề xuất giải pháp cho sụt lún và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Mai Đan | 12/01/2022, 21:51

(TN&MT) - Chiều 12/1, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tổ chức Tọa đàm khoa học “Giải pháp cho sụt lún và xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Từ nghiên cứu tới chính sách”.

Tiến sĩ Laurent Umans, Bí thư thứ Nhất, Nước và Biến đổi Khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan phát biểu khai mạc Tọa đàm

Tiến sĩ Laurent Umans, Bí thư thứ Nhất, Nước và Biến đổi Khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan cho rằng: Tài nguyên thiên nhiên của dòng sông Mê Công đóng vai trò quan trọng trong nguồn sinh kế của hàng chục triệu người. Nhiều dòng chảy chính và phụ lưu, khai thác tài nguyên nước ngầm cũng như khai thác cát quá mức là biểu tượng gắn liền với sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong khu vực sông Mê Công. Mực nước biển dâng toàn cầu, dòng chảy bất thường, sụt lún đất, xói lở bờ biển và xâm nhập mặn là một trong những thách thức cấp bách nhất.

Điển hình là Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động của cả yếu tố khí hậu và con người; trong số đó, xâm nhập mặn gia tăng, không chỉ khiến vùng đồng bằng này thiệt hại hàng triệu đô la hàng năm trong tình trạng thiếu nước ngọt và mất mùa mà còn được xác định là điểm mấu chốt trong quy hoạch sử dụng đất. Do đó, tọa đàm này sẽ đưa ra các khuyến nghị về những giải pháp phù hợp cho sụt lún và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Chia sẻ về nguồn gốc vấn đề xâm nhập mặn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Giáo sư Sepehr Eslami Arab, chuyên gia về nước Hà Lan cho rằng, nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng xâm nhập mặn ở vùng châu thổ sông Mê Công hiện nay là do tác động của con người (xây đập chặn dòng nước, khai thác cát quá mức), nhưng đến năm 2050 biến đổi khí hậu sẽ đóng vai trò chính.

Hiện nay, dòng chính sông Mê Công đang gánh 11 đập thủy điện ở Trung Quốc, 2 đập ở Lào và ít nhất 300 đập nhỏ trên các phụ lưu. Những đập này chia dòng sông thành những hồ chứa nước, chặn phù sa chảy ra biển và thay đổi hình dạng, độ sâu của lòng sông.

Giáo sư Sepehr Eslami Arab, chuyên gia về nước Hà Lan phát biểu trực tuyến tại Tọa đàm

Để xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững, ông Sepehr Eslami cho rằng, Việt Nam cần phải hạn chế việc khai thác cát, nước ngầm, khai thác tầng trữ nước trong lòng đất, ngăn cản xu hướng hiện nay dẫn tới tăng nhanh việc xâm nhập mặn, thay đổi phương thức canh tác giúp thích ứng với xâm nhập măn và sụt lún đất; áp dụng giải pháp công nghệ như lọc nước nano, tưới tiết kiệm. Đặc biệt, Việt Nam nên triển khai nhiều giải pháp tích hợp để giải quyết các thách thức trong tương lai.

Đánh giá về quá trình sụt lún đất ở tỉnh Cà Mau, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Định, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, hiện Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được và có những chính sách phù hợp cho vấn đề sụt lún ở Đồng bằng Sông Cửu Long, cụ thể là ở tỉnh Cà Mau. Theo các nhà khoa học, có 4 nguyên nhân chính gây ra vấn đề sụt lún ở tỉnh Cà Mau gồm: bơm hút nước ngầm; cố kết tự nhiên; thiếu hụt trầm tích do các đập thượng nguồn; việc xây dựng đô thị dẫn đến tăng tải trọng tĩnh, dễ gây sụt lún.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Định, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại tọa đàm

Ông Nguyễn Quốc Định khuyến nghị, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu để xác định nguyên nhân chính và có những biện pháp can thiệp hiệu quả. Cụ thể, cần giảm bơm hút nước ngầm, tìm các nguồn nước thay thế phục vụ sinh hoạt cho người dân; đối với phát triển đô thị, cần có giải pháp quy hoạch, phân bố dân cư hợp lý để tránh tình trạng quá tải đô thị. Đối với các giải pháp thích ứng, về nông nghiệp, cần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Toàn cảnh Tọa đàm

Tại Tọa đàm, các chuyên gia cũng thảo luận đến các vấn đề như: Rạch sông và giải pháp cho những thách thức; đồng thời, đề xuất việc xây dựng chính sách chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề trên như: Giảm thiểu khai thác nước ngầm, khai thác cát; tiếp cận công nghệ mới như tiết kiệm nước; áp dụng các biện pháp tích hợp với tiềm năng mở rộng quy mô.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Ngày 30/3, Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay (30/3) khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Sáng và đêm trời rét.
Đừng bỏ lỡ
  • Trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”
    (TN&MT) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã trao 11 giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
  • Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc ứng phó BĐKH
    Ngày 29/3, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng và hệ sinh thái ven biển miền Trung Việt Nam”.
  • Australia tìm cơ hội hợp tác đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam
    (TN&MT) - Từ ngày 27 – 30/3, Phái đoàn Năng lượng Australia đến Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về năng lượng tái tạo và kỷ niệm 50 năm Quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam trong năm nay.
  • Dự báo thời tiết ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 29/3, Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ rải rác; khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, riêng chiều và tối Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050
    (TN&MT) - Chiều 28/3, tại Hà Nội, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”.
  • Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định
    (TN&MT) - Nghiên cứu “Đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định” của PGS. TS Doãn Hà Phong (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu) với mục tiêu áp dụng quy trình và hệ phương pháp để xác định giá trị thiệt hại trong sử dụng đất nông nghiệp do nước biển dâng tại khu vực ven biển và đưa ra đề xuất các giải pháp thích ứng với nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH tại tỉnh Nam Định.
  • Điện Biên: Không khí bị ảnh hưởng do hiện tượng mù khô
    (TN&MT) - Theo số liệu về quan trắc tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên chất lượng không khí mấy ngày qua ở mức có hại, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe con người.
  • Chuyên gia hiến kế thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong KTTV
    (TN&MT) - Trong thời gian gần đây, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, đầu tư thông qua các chương trình, dự án, đề tài... qua đó góp phần nhanh chóng hiện đại hóa và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, trong đó có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Những vướng mắc qua thực tiễn 1 năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020
    (TN&MT) - Qua hơn 1 năm Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, việc cấp giấy phép môi trường cho các doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập, thậm chí các văn bản quy định có hiện tượng chồng chéo, gây trở ngại cho các doanh nghiệp. Để tháo gỡ, Bộ TN&MT đang trong quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
  • Ninh Bình: Sôi nổi chiến dịch “Tuần lễ du lịch xanh” gắn với giảm rác thải nhựa
    (TN&MT) - Các hoạt động: trao giỏ đựng rác với thông điệp “Chở xanh - Thở lành” cho các lái đò tại bến thuyền Vân Long; ra quân tổng vệ sinh môi trường tại Khu du lịch Vân Long... trong chiến dịch “Tuần lễ du lịch xanh” năm 2023 gắn với Đề án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”, do UBND huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình phát động thu hút hàng trăm du khách và người dân tham gia.
  • Rác thải tràn lan Khu quy hoạch Đại học Huế
    Rác thải đã và đang “bủa vây” các tuyến đường thuộc Khu quy hoạch Đại học Huế (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế), gây nhếch nhác đô thị, ô nhiễm môi trường.
  • 9 dự án các-bon thấp nhận hỗ trợ từ Vương quốc Anh
    (TN&MT) - Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam vừa công bố 9 dự án các-bon thấp sẽ tham gia giai đoạn đầu của Chương trình Thúc đẩy tài chính khí hậu (CFA) Việt Nam.
  • Lốp ôtô cũ trên đèo Lò Xo
    (TN&MT) - Đèo Lò Xo vắt qua huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) và Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam).
  • Dự báo ngày 28/3: Bắc Bộ chiều và đêm có mưa
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 28/3, khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-20mm/24h, có nơi trên 50mm/24h.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO