Đề xuất cơ chế thu hồi, tái chế rác thải nhựa trong khai thác thủy sản

Minh Thư | 01/04/2023, 09:01

Với mong muốn đề xuất một giải pháp mang tính thực tiễn cao nhằm giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa từ ngành thủy sản, Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam” với sự tham gia của Cục Biển và Hải đảo và tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đã được thực hiện với mong muốn hỗ trợ các cơ quan quản lý ngành thủy sản nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích thu đổi, tái chế rác thải nhựa trước khi thực hiện một quy định có tính chất bắt buộc.

47-1669679522-rac-thai-nhua-6.jpg
Rác thải nhựa từ các tàu cá góp phần ô nhiễm nghiêm trọng các khu vực biển 

Thiếu cơ chế, chính sách, RTN còn trôi nổi

Các đại dương trên thế giới hiện nay đang lưu giữ khoảng 275 tấn rác thải nhựa (RTN), do đó, thu gom RTN trên biển đang là yêu cầu cấp thiết đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Tại Hội thảo “Góp ý báo cáo tổng kết nghiên cứu và đề xuất cơ chế khuyến khích thu hồi, tái chế rác trong khai thác thủy sản” mới đây, ông Nguyễn Quốc Tình, chủ nhiệm Dự án cho biết: Phụ lục V công ước MARPOL Quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải của tàu, có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 1988. Đến ngày 11 tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 795/QĐTTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện các Phụ lục III, IV, V, VI của Công ước MARPOL.

Phụ lục V Công ước có quy định: Tất cả các loại rác khác bao gồm nhựa, dây thừng tổng hợp, dụng cụ đánh cá, túi đựng rác nhựa, tro lò đốt, clinker, dầu ăn, vật liệu chèn lót nổi, vật liệu lót và đóng gói, giấy, giẻ lau, thủy tinh, kim loại, chai lọ, sành sứ và các loại rác thải tương tự đều bị cấm thải bỏ trên biển kể cả ngoài khơi. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải được giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện Công ước. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện tại, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định một cách riêng biệt việc thực hiện phụ lục V công ước MARPOL về quản lý rác thải nhựa từ tàu cá tại cảng cá mà mới chỉ được thí điểm tại mô hình thí điểm quản lý RTN cho tàu cá, cảng cá.

Trong khuôn khổ mô hình thí điểm triển khai “Kế hoạch hành động quản lý RTN đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2020-2030”, năm 2021-2022, tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF Việt Nam) đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản triển khai một dự án thí điểm: “Mô hình thí điểm quản lý RTN cho tàu cá, cảng cá thực hiện phụ lục V công ước MARPOL”.

Kết quả phân tích, tính toán khối lượng và tỷ lệ các loại RTN này được thống kê cụ thể, trung bình chung mỗi chuyến biển của một tàu cá đánh bắt xa bờ, ngư dân thu gom về bờ 55,26 kg/chuyến chiếm 89,68% tổng số lượng RTN phát sinh trong chuyến biển, đồng thời ngư dân cũng xả ra biển bình quân 6,36 kg/chuyến tương đương với 10,32% tổng lượng RTN phát sinh trong 1 chuyến biển. Đa số rác thải thu gom về là các loại có thể tái chế được như chai, lọ và các vật qua sử dụng. Phần thất thoát ra biển là những vật dụng không thể tái chế trong đó có lưới, xốp, ngư cụ…là những vật liệu gây nguy hại đến sinh vật biển.

Đề xuất cơ chế khuyến khích thu đổi, tái chế RTN

20230328_135452.jpg
Toàn cảnh Hội thảo “Góp ý báo cáo tổng kết nghiên cứu và đề xuất cơ chế khuyến khích thu hồi, tái chế rác trong khai thác thủy sản”

Để khuyến khích việc thu gom, vận chuyển RTN từ biển về bờ khai thác, bên cạnh việc xây dựng các quy định cụ thể về quản lý RTN trong KTTS thì việc xây dựng mô hình thu gom, tiếp nhận, xử lý RTN từ tàu KTTS là rất cần thiết nhằm giảm thiểu tiến tới loại bỏ hành vi vứt rác thải nói chung và RTN nói riêng của các tàu KTTS.

Trên thực tế, khi đã tham gia công ước MARPOL, các quốc gia thành viên của Công ước đều phải bắt buộc thực hiện cơ chế thu gom, xử lý RTN đối với tàu cá trên nguyên tắc hài hòa lợi ích. Do trong các văn bản pháp lý của Việt Nam chưa có quy định cụ thể cho vấn đề này nên theo nhóm nghiên cứu và các thành viên tham dự Hội thảo “Góp ý báo cáo tổng kết nghiên cứu và đề xuất cơ chế khuyến khích thu hồi, tái chế rác trong khai thác thủy sản” cho rằng, cần thiết phải rà soát các văn bản pháp luật để đề xuất những khoảng trống pháp lý còn chưa quy định về việc xử lý rác thải nhựa từ các tàu cá; từ đó có những đề xuất, kiến nghị cụ thể về quy trách nhiệm cho các đối tượng liên quan; trước mắt cần thực hiện đề xuất của nhóm nghiên cứu về cơ chế khuyến khích thu gom rác thải nhựa về bờ để thu đổi và tái chế đối với rác thải nhựa có thể bán và chi trả phí thu gom, xử lý cho các loại rác thải khác( cơ chế giá) đang được thử nghiệm đối với các tàu vận tải hàng hải tại Việt Nam.

Cơ chế giá dịch vụ tiếp nhận, thu gom và xử lý RTN có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai thử nghiệm áp dụng đối với tàu KTTS tại Việt Nam khi kết quả nghiên cứu của dự án cho thấy: Có 85% tổng số người tham gia phỏng vấn đồng ý chi trả phí tiếp nhận, thu gom và xử lý RTN tàu cá với mức phí trung bình là 39.380 đồng/tàu/tháng. Với kết quả ước tính mức kinh phí cho các chỉ tiêu xử lý RTN và mức đóng góp của ngư dân thì việc xây dựng cơ chế giá dịch vụ tiếp nhận, thu gom, xử lý RTN từ tàu KTTS với Ban quản lý cảng cá là đơn vị đầu mối liên kết với các thành phần khác như người thu mua ve chai, cơ sở thu mua và tái chế, công ty môi trường đô thị cung cấp dịch vụ tiếp nhận, thu gom, xử lý RTN là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, để thực hiện được cơ chế về giá trong thu gom, xử lý RTN rất cần thúc đẩy các sáng kiến tái chế, tái sử dụng RTN hay những sáng kiến nhằm giảm thiểu lượng RTN trong hoạt động KTTS. Sử dụng cơ chế mua lại lượng RTN không có khả năng tái chế trong giai đoạn đầu thực hiện mô hình như một phần thưởng cho các nhân tố tích cực trong mô hình. Nghiên cứu đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển doanh nghiệp tái chế thông qua chính sách hỗ trợ vốn, mặt bằng xây dựng. Xây dựng cơ chế phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ tái chế trong đó phát triển quy trình công nghệ hóa học hướng đến việc sản xuất nhiên liệu, nguyên liệu từ RTN. Tiếp nhận công nghệ tái chế hiện đại từ các nước có nền khoa học công nghệ phát triển như tái chế RTN đại dương thành vỏ coca cola,… để phát triển công nghệ tái chế trong nước...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Bình Dương: Tổ chức Ngày hội Môi trường, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Ngày 5/6, UBND huyện Bàu Bàng đã phối hợp với Sở TN&MT Bình Dương tổ chức Ngày hội Môi trường, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023, thu hút hơn 400 đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân tham gia. Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội Môi trường.
  • TP. Cần Thơ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào chống rác thải nhựa
    (TN&MT) - Ngày 5/6, Sở TN&MT TP. Cần Thơ đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” và Tháng hàng động vì môi trường. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo HĐND, UBND TP. Cần Thơ cùng các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể, quận, huyện và đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và người dân địa phương.
  • Phù Yên (Sơn La): Ra quân hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Sáng 5/6, tại chợ trung tâm huyện, UBND huyện Phù Yên,  tỉnh Sơn La tổ chức Lễ ra quân Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023, với chủ đề Giải pháp cho ô nhiễm nhựa.
  • Bộ VHTTDL tổ chức Chương trình Nghệ thuật hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6
    (TN&MT) - Sáng 5/6, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình Nghệ thuật hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
  • Bến Tre: Phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Ngày 5/6, UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
  • Điện Biên hưởng ứng ngày Môi trường thế giới và ngày Đại dương thế giới
    (TN&MT) - Sáng ngày 5/6 tại Sân hành lễ Tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Đại dương thế giới năm 2023.
  • Huế: Hàng trăm người đi bộ nhặt rác hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
    (TN&MT) - Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6), Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam do WWF - Việt Nam tài trợ đã phối hợp với Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) tổ chức Hue Plogging 2023 - Sự kiện đi bộ nhặt rác tại biển Hải Dương – TP. Huế.
  • Thời tiết 5/6: Trung Bộ có mưa nhiều nơi, nhiệt độ giảm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 5/6 tại các tỉnh, thành khu vực Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Do có mưa nên nhiệt độ giảm nhẹ.
  • Lồng ghép kinh tế tuần hoàn để xanh hóa các ngành kinh tế
    (TN&MT) - Ngày 4/6, tại TP. Hải Phòng, Viện Địa lí nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn hướng tới bảo vệ môi trường và xanh hóa các ngành kinh tế”. Sự kiện nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2023.
  • Hoàn công công trình hồ ấp trứng rùa tại Côn Đảo
    (TN&MT) - Sáng 3/6, Vườn Quốc gia Côn Đảo phối hợp với Văn phòng điều hành Idemitsu Gas Production (Viet Nam) Co., Ltd. tại TP.Hồ Chí Minh (gọi tắt là IGPV) tổ chức hoàn công công trình hồ ấp trứng rùa tại Hòn Tài.
  • Nghệ An tích cực ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn
    Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, xâm nhập mặn...không chỉ gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đây là một vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm, nhất là hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có đợt nắng nóng kéo dài. Xung quanh vấn đề này, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An.
  • Thời tiết ngày 4/6: Bắc Bộ nắng nóng dịu dần, Nam Bộ mưa dông vào chiều
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, thời tiết ngày 4/6, nắng nóng ở Bắc Bộ dịu dần, Nam Bộ mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa vừa, mưa to vào chiều.
  • Lào Cai: Tuổi trẻ Bảo Yên chung tay vì môi trường
    (TN&MT) - Hưởng ứng tháng hành động vì môi trường và phong trào “10 phút góp phần cải thiện môi trường”, ngày 03/6, Huyện đoàn Bảo Yên( Lào Cai) đồng loạt ra quân làm sạch các con suối trên địa bàn huyện với khẩu hiệu “Thanh niên Bảo Yên, vì sự trong lành của dòng suối bản em”.
  • Lạng Sơn: Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới
    Ngày 3/6, tại huyện Bắc Sơn, Sở TN&MT Lạng Sơn phối hợp với UBND huyện Bắc Sơn tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6); Ngày Đại dương Thế giới (8/6) năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO