Đề xuất chính sách đột phá tín dụng nông nghiệp cho vùng ĐBSCL

08/04/2015 00:00

(TN&MT) - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đang soạn thảo tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định 41/2010/NĐ-CP theo hướng tháo gỡ vướng mắc, đề xuất những chính...

 

(TN&MT) - Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đang soạn thảo tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định 41/2010/NĐ-CP theo hướng tháo gỡ vướng mắc, đề xuất những chính sách đột phá để khơi thông đồng vốn tín dụng cho nông nghiệp, vực dậy tiềm năng phát triển cho thế mạnh nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Việc đưa cơ giới vào phát triển sản xuất lúa tại vùng ĐBSCL đã có sự hỗ trợ tích cực từ chính sách đầu tư tín dụng.
Việc đưa cơ giới vào phát triển sản xuất lúa tại vùng ĐBSCL đã có sự hỗ trợ tích cực từ chính sách đầu tư tín dụng.

Thông tin này được ghi nhận tại Hội thảo "Vai trò của tín dụng đối với nông sản xuất khẩu vùng ĐBSCL" chiều ngày 7/4 tại tỉnh Bến Tre, do Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Nguyễn Kim Anh, chủ trì.

 

Theo báo cáo của NHNN tại hội thảo, trong 2 tháng đầu năm 2015 dư nợ tín dụng khu vực ĐBSCL đã tăng thêm 20.000 tỷ đồng so với cuối năm 2014, nâng tổng dự nợ tính đến hết tháng 2/2015 lên gần 354.000 tỷ đồng. Trong đó dư nợ trung hạn đạt 30%, tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 3% trong 4 năm trở lại đây. Liên tục trong 3 năm từ 2012-2014, dư nợ cho vay tại khu vực đạt mức tăng trưởng trên 30.000 tỷ đồng/năm. Riêng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt khoảng 163.000 tỷ đồng, tăng 10.000 tỷ đồng chiếm 46% tổng dư nợ cho vay của vùng và chiếm 22% cho vay nông nghiệp nông thôn của cả nước.

 

Đại diện NHNN thừa nhận về tổng thể, tín dụng cho nông nghiệp cho khu vực này vẫn đối diện nhiều khó khăn. Huy động vốn trên địa bàn chỉ đáp ứng gần 70% nhu cầu nguồn lực dành cho nông nghiệp đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động điều động vốn từ các địa phương khác. Đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong khi nguồn lực Nhà nước dành để xử lý rủi ro cho nông nghiệp còn thấp, hoạt động bảo hiểm nông nghiệp tuy đã được triển khai thí điểm nhưng chưa được nhân rộng,… Do đó, để chính sách tín dụng cho vùng được phát huy tối đa hiệu quả đòi hỏi sự đột phá mới cả về cơ chế, chính sách và hướng dẫn triển khai. NHNN đang soạn thảo tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định 41/2010/NĐ-CP theo hướng tháo gỡ những vướng mắc nêu trên và đề xuất những chính sách đột phá để khơi thông đồng vốn tín dụng cho nông nghiệp, vực dậy tiềm năng phát triển cho thế mạnh nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

 

Tin & ảnh: Hùng Minh

 

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất chính sách đột phá tín dụng nông nghiệp cho vùng ĐBSCL
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO