Để du lịch biển đảo “cất cánh”

Lan Anh | 10/12/2022, 07:13

(TN&MT) - Du lịch biển đảo đã được xác định là một trong 4 dòng sản phẩm chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch biển chỉ dừng ở ven bờ, các hoạt động bổ trợ chưa nhiều, kết cấu hạ tầng vừa thiếu vừa yếu, môi trường biển đang bị suy thoái… đang là những thách thức để du lịch biển đảo được “cất cánh”.

Nhận diện những thách thức

Việt Nam với đường bờ biển dài hơn 3.260km và sở hữu hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ, có khoảng 125 bãi biển, nhiều bờ cát trắng và vịnh biển hoang sơ. Với tiềm năng và lợi thế như vậy, du lịch và dịch vụ biển được xác định là ngành kinh tế biển đến năm 2030 phát triển thành công và đột phá theo thứ tự ưu tiên hàng đầu như đã đề ra tại Nghị quyết 36-NQ/TW của BCH Trung ương ngày 22/12/2018 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045”.

dulich1.jpg
Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho rằng, việc khai thác du lịch biển, đảo của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có

Theo Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt, thời gian qua, các hoạt động du lịch biển đảo đã chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch Việt Nam. Trong giai đoạn 2010 - 2019, lượng khách đến các địa phương ven biển tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước với 13,6%/năm đối với khách quốc tế và 12,3% đối với khách nội địa. Chỉ tính riêng năm 2019 đã đạt trên 34 triệu lượt khách quốc tế và 145,6 triệu lượt khách nội địa, mang lại tổng thu từ du lịch đạt 508 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 67,3% của cả nước.

Có thể thấy rằng, du lịch biển phát triển đã có phần đóng góp lớn cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, cũng như của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân địa phương ven biển.

dulich3.jpg
Ô nhiễm môi trường ven biển là một trong những thách thức để phát triển du lịch biển đảo ở nước ta

“Tuy nhiên, các hoạt động du lịch biển, đảo vẫn còn tồn tại những hạn chế như việc phát huy, khai thác giá trị tài nguyên cho các hoạt động du lịch biển chỉ dừng ở việc khai thác ven bờ; các hoạt động du lịch bổ sung, bổ trợ cho nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển chưa nhiều; những bất cập về môi trường, về quy hoạch; năng lực cạnh tranh trong khu vực và thế giới thông qua việc đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới chưa cao…” – Thứ trưởng nhìn nhận.

Đồng quan điểm, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam cho rằng, tài nguyên du lịch biển đảo của Việt Nam và của các tỉnh miền Trung nói riêng được đánh giá là đa dạng và phong phú. Nguồn lực tự nhiên này có thể phát triển trở thành điểm đến du lịch biển, đảo đẳng cấp hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam chưa có đội tàu du lịch biển nào, cơ sở hạ tầng như các cảng tàu du lịch còn rất thiếu thốn. Do vậy, phát triển du lịch biển đảo nói chung và phát triển du lịch tàu biển nói riêng ở Việt Nam trở thành một nhu cầu cấp bách.

Phát triển gắn với bảo vệ

Tại hội thảo "Phát triển Du lịch biển đảo Việt Nam - Thời cơ, thách thức và giải pháp", hầu hết các ý kiến đều cho rằng, để khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển đảo Việt Nam, cần sớm xây dựng và triển khai các chính sách du lịch biển, đảo ở Việt Nam, qua đó, các địa phương sẽ khai thác và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch biển đảo phù hợp; nâng cấp, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cảng biển và các tuyến điểm tham quan du lịch mới, tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt liên kết vùng trong du lịch; đồng thời, tập trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển và nâng cấp chất lượng của sản phẩm dịch vụ hiện có và đầu tư các sản phẩm mới…

hinh-1.jpg
Việc khai thác du lịch biển chỉ dừng ở ven bờ, các hoạt động bổ trợ chưa nhiều

Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, trong phát triển du lịch biển đảo cần chú trọng yếu tố phân kỳ, không phát triển ồ ạt, vừa để phù hợp với sức phát triển của thị trường và dành dư địa cho những định hướng, ý tưởng mới trong tương lai. Đặc biệt chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường và dành ngân sách thỏa đáng cho bảo vệ môi trường, bảo tồn và tôn tạo tài nguyên. Cộng đồng, người dân địa phương chính là những chủ thể quan trọng trong phát triển du lịch, gắn phát triển du lịch biển với bảo tồn, tôn tạo văn hóa bản địa.

Đồng ý kiến, ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở du lịch Quảng Ninh chia sẻ rằng trong phát triển du lịch biển cần quan tâm đặc biệt là bảo vệ môi trường. Nếu không quan tâm, chắc chắn sẽ trả giá. Không chỉ vậy, mỗi địa phương đều có một thế mạnh riêng, bài toán đặt ra là các tỉnh, khu vực cần xây dựng sản phẩm có tính đặc thù riêng.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, hiện nay địa phương đang tập trung triển khai Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó, phát triển du lịch trên toàn thành phố với trọng tâm dọc theo bờ biển Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, ven vịnh Đà Nẵng, khu vực Bán đảo Sơn Trà để khai thác hiệu quả các tài nguyên mặt nước tự nhiên, di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. Kết nối mở rộng không gian du lịch biển, đường thủy nội địa giữa Đà Nẵng với các địa phương Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.

duluon3.jpg
Cần sớm xây dựng và triển khai các chính sách du lịch biển, đảo, qua đó các địa phương sẽ khai thác và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch biển đảo phù hợp

“Bên cạnh công tác đầu tư hạ tầng, xúc tiến điểm đến thì địa phương chú trọng đảm bảo an toàn; môi trường du lịch, phát triển bền vững, chủ động ứng phó kịp thời với những biến động, thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Hiện nay Đà Nẵng đang triển khai Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đề án Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường giai đoạn 2021 – 2030 trong lĩnh vực du lịch”, ông Bình chia sẻ.

Bài liên quan
  • Du lịch biển, đảo - Thế mạnh của Du lịch Việt Nam
    (TN&MT) - Chủ đề của Hội chợ du lịch quốc tế Đà Nẵng (VITM) 2022 là “Du lịch biển đảo - Thế mạnh của du lịch Việt Nam” phù hợp với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định du lịch biển, đảo là một trong bốn dòng sản phẩm chủ đạo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Vui từng khoảnh khắc tại “thánh địa vui chơi giải trí” Sun World Ha Long
    (TN&MT) - Hạ Long không chỉ có vịnh di sản được ví như thánh địa du lịch Châu Á, những bãi biển đẹp như mơ mà còn có cả thánh địa vui chơi giải trí Sun World Ha Long xứng tầm khu vực.
  • Lên non ngàn thưởng ngoạn hoa lê tháng 3
    (TN&MT) - Những ngày này, tại xã Hồng Thái, huyện Na Hang – thủ phủ hoa lê của tỉnh Tuyên Quang đang đón đông đảo khách du lịch tới thưởng ngoạn.
  • Lào Cai: Khởi động chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa
    (TN&MT) - Nhằm quảng bá và thu hút du khách đến với du lịch Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng, vào tối ngày 3/3 thị xã Sapa( Lào Cai) sẽ tổ chức Lễ hội mùa hè, chương trình khởi động chuỗi sự kiện hướng tới kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa.
  • Yên Bái: Du lịch miền Tây nỗ lực phục hồi, tăng trưởng
    Năm 2022 là năm đầu tiên du lịch trở lại sau dịch bệnh COVID - 19, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều hoạt động nhằm kích cầu lại du lịch. Trong đó, huyện Mù Cang Chải đã đón trên 350.000 du khách, thị xã Nghĩa Lộ đón 276.000 lượt khách. Đó là những con số ấn tượng đánh dấu sự nỗ lực phục hồi, lấy lại tăng trưởng của ngành du lịch của 2 địa phương này, góp phần phát triển du lịch chung của toàn tỉnh.
  • Kích cầu thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2023
    TP. Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch số 33/KH-SDL về triển khai Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2023. Mang thông điệp: “Tận hưởng Đà Nẵng - Enjoy Da Nang Now” với các chủ đề: Tận hưởng biển, nghỉ dưỡng; Tận hưởng vui chơi giải trí; Tận hưởng ẩm thực; Tận hưởng mua sắm và Tận hưởng lễ hội với mục tiêu thu hút khoảng 1-1,5 triệu lượt khách nội địa, quốc tế đến tham quan du lịch Đà Nẵng.
  • Hai địa danh của Quảng Bình nằm trong Top 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam 2023
    (TN&MT) - Chuyên trang đặt phòng nổi tiếng booking.com vừa công bố giải thưởng thường niên Traveller Review Award 2023 tôn vinh 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam năm 2023. Theo đó, Phong Nha và Đồng Hới là 2 địa danh của tỉnh Quảng Bình nằm trong Top 10.
  • Đà Nẵng lọt Top bãi biển hàng đầu thế giới
    Danh sách của NZ Herald News đưa ra gồm 7 địa điểm. Ngoài bãi biển Đà Nẵng, ở châu Á còn có bãi biển Fulong (Đài Loan, Trung Quốc). Các điểm đến lý tưởng còn lại bao gồm Praia da Joatinga (Brazil), bãi biển Glass (Califonia, Mỹ), bãi biển Blavand (Đan Mạch), Parnu (Estonia) và Rugen (Đức).
  • Sôi động Lễ hội đua thuyền truyền thống ven sông Đà
    (TN&MT) - Sau 3 năm tạm hoãn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, năm nay, Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La được tổ chức trở lại với quy mô lớn hơn, quy tụ 16 đội thi đến từ huyện Quỳnh Nhai và các tỉnh Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu.
  • Đà Nẵng công bố 5 tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa
    UBND TP. Đà Nẵng vừa công bố 5 tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố. Các tuyến vận tải hành khách đường thủy nội địa này nhằm mục đích phục vụ phát triển loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
  • Quảng Ninh đón hàng trăm khách du lịch “xông đất” đầu năm mới Quý Mão
    (TN&MT) - Ngày 22/01 (tức Mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023), tại 2 Cảng tàu khách du lịch quốc tế Hạ Long và Tuần Châu, tỉnh Quảng Ninh tổ chức đón những vị khách du lịch đầu tiên đến xông đất vịnh Hạ Long. Năm nay, hoạt động thường niên vào dịp Tết được khởi động trở lại sau 3 năm gián đoạn vì dịch COVID-19.
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong dịp Tết Nguyên đán 2023 tại Đà Nẵng
    Để thu hút người dân và du khách trong dịp Tết Nguyên đán 2023, TP. Đà Nẵng đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động để du khách vui chơi, trải nghiệm, check-in trong những ngày Tết.
  • Xây cầu vượt ven biển đầu tiên tại Đà Nẵng
    (TN&MT) - Cầu vượt đi bộ bắt ngang đường Nguyễn Tất Thành, kết nối bãi biển Xuân Thiều được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn du lịch cho TP. Đà Nẵng. Đây là công trình kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
  • Phát triển vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thành Khu du lịch Quốc gia
    (TN&MT) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Định hướng phát triển du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch quốc gia.
  • Du khách háo hức tận hưởng ngày đầu Năm mới tại các Sun World trên cả nước
    (TN&MT) - Trên đảo Phú Quốc hay nơi đỉnh Bà Nà, chiêm ngưỡng biển mây nơi đỉnh Fansipan, trải nghiệm tuyến cáp mới nơi Nóc nhà Nam bộ, hành trình du ngoạn các Sun World đầu năm mới 2023 của du khách vô cùng nhiều màu sắc và sự thú vị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO