Môi trường

Để cán bộ trẻ thỏa sức đam mê khoa học

Tống Minh (thực hiện) 11:21 27/04/2023

(TN&MT) - “Niềm đam mê, ý thức tìm tòi học hỏi, hiểu biết về ngành, nắm bắt nhu cầu xã hội… đó là những yếu tố cần thiết để những nhà khoa học trẻ có thể đi đường dài với công tác nghiên cứu. Ngành Tài nguyên và Môi trường có dư địa lớn để các cán bộ trẻ thỏa sức với đam mê khoa học của mình”.

PGS.TS Phạm Minh Hải - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà khoa học trẻ ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chia sẻ với Phóng viên Báo TN&MT về hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ trẻ ngành TN&MT.

3.jpg
PGS.TS Phạm Minh Hải - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà khoa học trẻ ngành Tài nguyên và Môi trường

PV: Một trong những hoạt động đáng ghi nhớ của giới trẻ ngành TN&MT trong năm 2022 là sự ra đời của Câu lạc bộ (CLB) các nhà khoa học trẻ ngành TN&MT. Xin ông cho biết đôi nét về tổ chức này và hoạt động của nó?

PGS.TS Phạm Minh Hải: Được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, ngày 28/7/2022, CLB các nhà khoa học trẻ ngành TN&MT được thành lập với sứ mệnh khuyến khích các nhà khoa học trẻ của Bộ tham gia công tác nghiên cứu để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là các giải pháp công nghệ phục vụ chuyển đổi số trong ngành TN&MT. CLB hướng đến các mục tiêu chính như sau:

Thứ nhất, xây dựng môi trường giao lưu và chia sẻ giữa các nhà khoa học trẻ trong và ngoài ngành Tài nguyên và Môi trường; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để đoàn viên, thanh niên đề xuất các sáng kiến, sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp nghiên cứu khoa học, tập sự nghiên cứu khoa học, chủ động đăng ký nghiên cứu các đề tài khoa học thiết thực.

Thứ hai, chia sẻ quan điểm và trao đổi học thuật, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học giữa các cán bộ nghiên cứu khoa học, các giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên từ các trường đại học, có đào tạo các chuyên ngành liên quan đến tài nguyên và môi trường.

Từ khi thành lập đến nay, tuy thời gian chưa dài song Ban Chấp hành CLB cùng toàn thể hội viên đã gây dựng một phong trào nghiên cứu khoa học trong Bộ TN&MT. Điển hình như hiện nay chúng tôi đã xây dựng được cụm các nhiệm vụ nghiên cứu cấp cơ sở bao gồm 12 đề xuất phục vụ công tác chuyển đổi số và giải pháp số trong 9 lĩnh vực của Bộ TN&MT.

Các thành viên của CLB cũng tham gia các báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học được tổ chức tại các trường, các cơ quan trong Bộ và gần đây nhất là tham gia báo cáo khoa học chào mừng Ngày Khí tượng thủy văn thế giới do Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức tại Hòa Bình. Các báo cáo khoa học đều được ban tổ chức hội nghị đánh giá cao.

Một hoạt động thường xuyên khác của CLB là liên tục khuyến khích, hỗ trợ các cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên của Bộ để tổ chức các buổi tọa đàm, giúp các nhà khoa học trẻ nâng cao năng lực nghiên cứu, giúp họ phát triển các ý tưởng thành những nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài nguyên cứu các cấp và hướng dẫn các nhà khoa học trẻ công bố kết quả nghiên cứu đó ở những tạp chí trong và ngoài nước có uy tín.

Một nhiệm vụ không kém phần quan trọng nữa là công tác định hướng nghề nghiệp cho các nhà nghiên cứu trẻ để họ được làm công việc họ đam mê, đi đường dài với nó và có thể thành công.

3.jpeg
Nghiên cứu khoa học tài nguyên và môi trường ứng dụng vào nhiều lĩnh vực quan trọng

PV: Vậy theo ông, những tố chất hay yếu tố nào để các nhà khoa học trẻ gắn bó lâu dài với công tác nghiên cứu lặng thầm và nhiều khó khăn?

PGS.TS Phạm Minh Hải: Tôi cho rằng, để các cán bộ trẻ gắn bó với công tác nghiên cứu khoa học, trước hết, họ phải có kỹ năng làm công tác nghiên cứu, hiểu về lĩnh vực mà mình đang công tác, nắm bắt được những vấn đề thời sự, những tồn tại trong đời sống xã hội để tháo gỡ những nút thắt đó bằng nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, các cán bộ trẻ khi làm công tác nghiên cứu cần xác định rằng: đây là công việc có tính chất đặc thù. Làm nghiên cứu, không chỉ cần kỹ năng đọc, lĩnh hội tiếp thu các kiến thức mà cần hội tụ đầy đủ các yếu tố, như “giác quan nghiên cứu”, sự chủ động, sáng tạo và trên hết là niềm đam mê nghiên cứu.

Đam mê nghiên cứu đến từ sự hiểu ngành, hiểu nghề, trân quý các kiến thức khoa học và nỗ lực tự thân tìm tòi, khám phá ra điểm mới trong khoa học. Nghiên cứu sẽ có thành công song cũng có thất bại. Bạn phải kiên trì, bởi một nhà khoa học khó có thể trưởng thành, gặt hái thành quả trong “một sớm, một chiều”. Làm khoa học là cả một quá trình. Khi tích lũy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thành công sẽ đến và đam mê sẽ luôn được duy trì, cũng là chất xúc tác để các nhà khoa học tiếp tục cống hiến.

Tôi lưu ý rằng, tình yêu với khoa học xuất phát từ chính đòi hỏi từ thực tiễn. Khoa học phải giải quyết được những vấn đề đặt ra trong thực tế, giải được bài toán mà xã hội cần; từ đó, các nghiên cứu khoa học mới mang lại giá trị gia tăng và tiếp lửa cho người làm nghiên cứu.

PV: Ngành TN&MT đang có lực lượng nhà khoa học trẻ đặt chân vào địa hạt của nghiên cứu, họ cần thời gian để trưởng thành. Vậy “dư địa” dành cho họ như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Phạm Minh Hải: Ngành TN&MT hiện nay có 9 lĩnh vực, đây là địa hạt rất lớn để các nhà khoa học trẻ tìm hiểu, chủ động nghiên cứu, đóng góp cho sự phát triển của ngành.

Các cán bộ trẻ có thể tham gia nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, thúc đẩy ứng dụng công nghệ 4.0, chuyển đổi số vào 9 lĩnh vực chuyên ngành. Tăng cường nghiên cứu phục vụ tự động hóa công tác quan trắc, giúp giảm nhân lực, vật lực trong quá trình điều tra cơ bản, thu thập thông tin dữ liệu của ngành.

Để hỗ trợ các nhà khoa học trẻ đam mê với công tác nghiên cứu, chúng tôi - với vai trò là nhà quản lý, sẽ tạo điều kiện làm việc tối đa để họ phát huy năng lực, sở trường; quan tâm trực tiếp để định hướng những ý tưởng tốt được triển khai thành các nhiệm vụ nghiên cứu các cấp; cùng họ tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nghiên cứu… Những điều đó, chúng tôi đã từng trải qua và sẵn sàng cùng nhen lên ngọn lửa khoa học trong những nhà nghiên cứu trẻ.

Ngoài ra, để tạo động lực phát triển cho các cán bộ có trình độ, năng lực, những người làm quản lý cần gắn họ với cơ quan, đơn vị thông qua việc làm công tác quy hoạch, tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, các kiến thức về chính trị để rèn luyện họ, giúp họ phát triển. Đây chính là thế hệ kế tiếp mà những người làm quản lý cần quan tâm, giúp họ trưởng thành và tiếp nối xứng đáng.

PV: Với vai trò là một nhà khoa học đi trước, ông có điều gì nhắn gửi tới các nhà khoa học trẻ của ngành TN&MT?

PGS.TS Phạm Minh Hải: Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng, làm khoa học phải có đam mê; làm công tác nghiên cứu khoa học là công việc đặc thù, phải gắn bó trong một thời gian dài. Trên hành trình đó, người làm nghiên cứu vừa phát triển bản thân, vừa phải học hỏi những kiến thức, công nghệ từ bên ngoài để biến nó thành tri thức của mình, sau đó, mới đề xuất được những ý tưởng và từ ý tưởng hình thành nhiệm vụ nghiên cứu, đóng góp cho ngành, cho xã hội, cộng đồng. Và đó chính là quá trình trưởng thành của bản thân người làm nghiên cứu.

Thành công hay hạnh phúc của người làm nghiên cứu là khi giải quyết được những vấn đề mà ngành cần, xã hội cần. Đó là niềm vui giản dị, lặng thầm song quý báu, bởi những tri thức khoa học đem đến cho xã hội thể hiện giá trị của chính con người dám đam mê và quyết tâm, học hỏi và cống hiến.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Lạng Sơn hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
    (TN&MT) - Ngày 23/9, tại thị trấn Đồng Mỏ, Sở TN&MT Lạng Sơn phối hợp với UBND huyện Chi Lăng tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • JETP - nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu Net Zero
    (TN&MT) - Chia sẻ tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” sáng 23/9, ông Vũ Đức Đam Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ TN&MT nhấn mạnh đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là một trong những nội dung quan trọng trong tiến trình hướng tới mục tiêu net zero của Việt Nam.
  • TS Phạm Phú Ngọc Trai: Lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
    (TN&MT) - Phát biểu tại diễn đàn Báo chí Phát triển xanh sáng 23/9, TS Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) đã chia sẻ với các đại biểu về lộ trình Zero Carbon và cơ hội phát triển bền vững tại Việt Nam
  • Phát triển thị trường các-bon nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
    (TN&MT) - Phát biểu tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” vào ngày 23/9 tại TP.HCM, bà Mai Kim Liên - Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu đã chia sẻ như vậy.
  • Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ môi trường ngành hàng không
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác cùng Trung tâm Tư vấn, Công nghệ và Dịch vụ hàng không, Hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam hướng đến đào tạo, phát triển nhân lực trong bảo vệ môi trường ngành hàng không và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • Cuối tháng 9, Biển Đông khả năng xuất hiện bão hoặc áp thấp nhiệt đới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời kỳ từ ngày 21/9-20/10, có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực Biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
  • Thời tiết 23/9: Nam Bộ mưa tối, sáng sớm có sương mù
    Hôm nay 23/9, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối mưa to. Nam Bộ mưa đêm, buổi sáng có sương mù bao phủ.
  • Thái Nguyên tăng cường ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa bão
    (TN&MT) - Để chủ động, phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm 2023 trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Công văn số 4697/UBND-CNNXD về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão.
  • Hòa tiếng nói chung nhịp đập xanh
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh, phát triển xanh là xu thế, là tất yếu. Với chức năng định hướng, điều chỉnh dư luận, báo chí - truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về chuyển đổi xanh, phát triển xanh.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
  • "Tấm thẻ xanh" để Đắk Nông bứt phá
    (TN&MT) - Chỉ còn hơn 3 tháng, Đắk Nông - địa phương trẻ nhất trong các tỉnh thành trực thuộc Trung ương trên cả nước sẽ đón tuổi 20 - mốc son quan trọng được ghi dấu bằng chặng đường bền bỉ xây giá trị. Những giá trị mang dấu ấn vùng đất, con người Đắk Nông đang được kỳ vọng sẽ tạo đà cho tuổi 20 bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
  • Đồng Nai: Yêu cầu Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại 250 trang trại
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7604/STNMT-CCBVMT gửi Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai về việc tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại các trại chăn nuôi chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • Chuyển đổi xanh - một ứng xử văn hóa cấp thiết với thiên nhiên
    (TN&MT) - Gần sáng ngày 11/9/2023, cư dân vùng Derna - Libya đang say ngủ thì đột ngột bị đánh thức bởi một tiếng nổ lớn. Đó là tiếng vỡ khủng khiếp của một con đập. Dòng nước khổng lồ đã cuốn ra biển sinh mạng hơn chục ngàn người. Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, lũ lụt, lở đất và các cơn bão đổ bộ vào đại lục mang theo lượng mưa lớn nhất chưa từng thấy trong cả trăm năm qua đều có nguyên nhân cơ bản và sâu xa của gia tăng biến đổi khí hậu. Mà gây ra biến đổi khí hậu lại có phần do con người. Như vậy, trong thiên tai có cả nhân tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO