Để bảo vệ môi trường ngày càng thực chất

Thảo Linh | 20/09/2022, 12:50

(TN&MT) - Thời gian qua, Bộ TN&MT đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường (BVMT), đặc biệt tập trung vào các hoạt động truyền thông. Qua đó, thu hút có hiệu quả sự tham gia của các tổ chức quần chúng, cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị - xã hội; công tác BVMT đã có những thay đổi đáng kể, ngày càng đi vào thực chất.

Tuyên truyền thực chất, động viên kịp thời

Nhằm huy động sức mạnh toàn dân tham gia BVMT, năm 2016 là năm đầu tiên Bộ TN&MT tổ chức phát động “Tháng hành động vì môi trường” với nhiều sự kiện, hoạt động thu hút được sự tham gia, hưởng ứng của cộng đồng, người dân và đạt được nhiều kết quả nổi bật. “Tháng hành động vì môi trường” đã được duy trì liên tục từ năm 2016 cho đến nay. Việc tổ chức các sự kiện môi trường khác như: Ngày Môi trường thế giới (5/6), Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn (tuần thứ 3 tháng 9), Ngày Trái Đất (22/4), Ngày Đa dạng sinh học thế giới (22/5), Giải thưởng Môi trường Việt Nam, Liên hoan phim môi trường,… ngày càng được nhiều bộ, ngành và địa phương hưởng ứng với các hoạt động tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hình thức phong phú, hấp dẫn.

anh-5.jpg

Đông đảo người dân tham gia dọn rác tại bãi biển Diễn Thành.

Cùng với đó các hình thức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin được đẩy mạnh; mỗi năm tổ chức sản xuất trên 50 chương trình truyền hình, phát thanh chuyên đề trên Kênh truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam, hệ thống cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, cấp xã trên toàn quốc tuyên truyền về BVMT. Hằng tháng, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có hàng trăm lượt tin, bài phản ánh đa dạng và chuyên sâu về các vấn đề môi trường; các cơ quan thông tấn báo chí đã dành thời lượng xứng đáng trong ngày, trong tuần cho các chuyên mục, chuyên trang, chương trình về môi trường; kịp thời phản ánh các hành vi gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, đồng thời, nêu gương các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt về BVMT. Các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương, qua đó giúp triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ BVMT hằng năm.

Bên cạnh đó, việc tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học tiếp tục được chú trọng thông qua triển khai Đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Đến nay đã xây dựng được các chương trình, giáo trình, tài liệu tích hợp các nội dung BVMT, xây dựng các băng hình, truyện tranh, pano, áp phích về giáo dục BVMT phục vụ công tác giảng dạy - học tập trong các trường học trên phạm vi cả nước.

Để động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động BVMT, giai đoạn 2016 - 2022, Bộ TN&MT đã tổ chức 3 kỳ Giải thưởng Môi trường vinh danh 117 tổ chức, cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp có thành tích tiêu biểu, xuất sắc về BVMT.

a-1.jpg
Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn được đông đảo người dân hưởng ứng

Huy động toàn dân tham gia

Bộ TN&MT cũng phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký kết các Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực TN&MT cho giai đoạn 2016 - 2020, 2021 - 2025 nhằm huy động sức mạnh toàn dân tham gia quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và BVMT, ứng phó với BĐKH, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết liên tịch về phối hợp hành động BVMT phục vụ phát triển bền vững đất nước với 8 tổ chức chính trị - xã hội 31. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam và Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội cũng đã phối hợp triển khai Chương trình phối hợp giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT và ứng phó với BĐKH giai đoạn 2017 - 2019.

Ở địa phương, hầu hết các Sở TN&MT đã ký kết các Chương trình phối hợp, Nghị quyết liên tịch với các cấp Hội địa phương. Bên cạnh đó, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg, các địa phương cũng đã ban hành nghị quyết chuyên đề về BVMT. Theo thống kê của Bộ TN&MT, đến hết năm 2017, trên cả nước có 14 địa phương ban hành Nghị quyết chuyên đề về BVMT bao gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Phước, Đắk Nông, Phú Thọ, Quảng Nam, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, Thanh Hóa, Tiền Giang, Hà Nội. Qua đó, sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở Trung ương cũng như ở địa phương đã ngày càng phát triển và đi vào thực chất, có định hướng rõ hơn về nội dung, phong phú hơn về hình thức. Nhiều hoạt động truyền thông, giáo dục môi trường của các tổ chức chính trị - xã hội không còn dừng lại ở mức nâng cao nhận thức mà đã tập trung vào tuyên truyền các phương pháp, kỹ năng thực hiện hành động BVMT, thực hiện các mô hình truyền thông lồng ghép trong các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều địa phương đã xây dựng được các mô hình, phong trào BVMT hiệu quả như: mô hình “dòng sông không rác” của Nam Định; mô hình “biến bãi rác thành vườn hoa” tại Đồng Tháp; mô hình trồng hoa, cây xanh “Từ nhà ra ruộng”, hai bên đường giao thông (Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đồng Nai, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long...); mô hình “tôn giáo tham gia BVMT, giảm nghèo bền vững” tại Hậu Giang, Thanh Hóa, Nam Định…; mô hình tuyến đường hoa ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Nai.

Một số làng nghề áp dụng công nghệ, công đoạn sản xuất tiên tiến nhằm hạn chế phát thải chất thải ra môi trường như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, Hà Nội; làng nghề bánh đa Kế, TP. Bắc Giang; làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nhiều mô hình khu công nghiệp sinh thái hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững được hình thành, phát triển trên cả nước.

Có thể khẳng định, trong giai đoạn 2016 - 2022, lĩnh vực môi trường đã thu hút, huy động có hiệu quả sự tham gia của các tổ chức quần chúng, cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị - xã hội. Nhận thức về BVMT đã nâng lên tầm cao mới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: 'Năng lượng sạch – Trái đất xanh'
    (TN&MT) - Ngày 25/3, tại Phố đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội đã diễn ra sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng với chủ đề “Năng lượng sạch - Trái Đất xanh”. Sự kiện hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2023, diễn ra tối nay từ 20h30 đến 21h30.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Thanh Hóa: Thả cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Mã
    Sáng 25/3, tại khu phố Yên Vực, phường Tào Xuyên, UBND TP Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức “Lễ thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên lưu vực sông Mã – TP.Thanh Hóa”.
  • Quảng Bình: Xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải
    (TN&MT) - Ngày 22/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký ban hành công văn số 479 /UBND-KT về việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải Quảng Bình.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Mưa đá xuất hiện tại miền núi Thừa Thiên – Huế
    Một trận mưa đá vừa xảy ra tại huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế, không thiệt hại về người.
  • Thời tiết ngày 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm 25/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to.
  • Lạng Sơn: Giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học giúp dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, làm du lịch sinh thái đã tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Thời tiết ngày 24/3: Nắng nóng gay gắt trước khi giảm nhiệt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 24/3, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, vùng núi phía Tây có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ trên 39 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất 35-45%.
  • Ngay sau nắng nóng diện rộng, miền Bắc sắp đón không khí lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ chiều tối và đêm 24/3 trở đi, có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Bắc, gây mưa rào và dông mạnh ở khu vực Việt Bắc, Đông Bắc.
  • Các nước Bắc Âu chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 23/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải: Kinh nghiệm của Bắc Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.
  • Tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
    (TN&MT) - Sáng 23/03, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Đại sứ quán Na Uy và một số đơn vị tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs).
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO