ĐBSCL: Xâm nhập mặn vẫn tiếp tục tăng mạnh

Xuân Phương | 04/02/2021, 21:08

(TN&MT) - ​​​​​​​Theo Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, trong tháng 1/2021 vùng Hạ lưu vực sông Mê Công hầu như không có mưa, với tổng lượng mưa trung bình chỉ ở mức 4 mm.

Lượng mưa sụt giảm khoảng 90%

Theo Bản tin diễn biến tài nguyên nước tới ĐBSCL của Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công, tất cả 4 phân vùng thuộc Hạ lưu vực sông Mê Công có lượng mưa sụt giảm lên đến khoảng 90% so với trung bình nhiều năm (TBNN) và chỉ có vùng tỉnh Vân Nam Trung Quốc thuộc thượng lưu vực sông Mê Công xuất hiện mưa trung bình khoảng 8 mm nhưng vẫn thấp hơn TBNN tới 39%.

Xâm nhập mặn đang là mối lo của người dân đồng bằng sông Cửu Long

Theo thông báo của Trung Quốc là nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ vận hành theo chế độ bảo dưỡng từ ngày 05 đến ngày 24 tháng 01/2021 với lượng xả hạ xuống 1.000 m3/s (so với TBNN là 1.650 m3/s). Tuy nhiên, theo số liệu thực đo tại trạm Chiềng Sẻn cho thấy, mực nước giảm nhanh từ 2,8 m ngày 3/01/2021 xuống 1,9 m vào ngày 04/01/2021, cho thấy nhà máy thủy điện Cảnh Hồng đã vận hành theo chế độ phức tạp hơn so với chế độ đã thông báo. Đến giữa tháng 01/2021 mực nước tại trạm Chiềng Sẻn có một đợt tăng lên nhưng duy trì ở mức thấp hơn TBNN.

Tương ứng với mực nước, lưu lượng tại Chiềng Sẻn trong tháng 01/2021 giảm mạnh từ khi nhà máy thủy điện vận hành bảo dưỡng. Theo số liệu thông báo của phía Trung Quốc, nhà máy thủy điện sẽ duy trì xả trong khoảng thời gian 05/01 đến 24/01, tuy nhiên thực tế lưu lượng dòng chảy tại Chiềng Sẻn lại có thời đoạn nhỏ hơn 1.000 m3/s. Tổng lượng dòng chảy tháng 1/2021 chỉ ở mức 2,9 tỷ m3, đạt khoảng 70% giá trị TBNN và tương đương với tổng lượng dòng chảy cùng kỳ năm 2020.

Số liệu thực đo tại trạm Kra-chê cho thấy, trong tháng 01/2021 mực nước tiếp tục giảm từ 8m xuống mức khoảng 7m. Đến cuối tháng 01/2021 mực nước thực đo tại trạm Kra-chê thấp hơn so với giá trị cùng kỳ của TBNN gần 0,7m và nhưng vẫn cao hơn cùng kỳ năm 2020 khoảng 0,5m.

Lưu lượng dòng chính sông Mê Công qua trạm Kra-chê trong tháng 01/2021 cũng giảm dần từ 4.500 m3/s xuống 2.700 m3/s. Tổng lượng dòng chảy giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 85% TBNN, nhưng vẫn lớn hơn tổng lượng cùng kỳ năm 2020 khoảng 23%.

Chế độ dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc

Theo số liệu quan trắc, mực nước lớn nhất ngày tại trạm Tân Châu tháng 1/2021 biến đổi theo triều và giảm từ khoảng 1,7 m xuống còn 1,2 m. Mặc dù cuối tháng 1/2021 mực nước lớn nhất ngày có tăng và cao hơn mức cùng kỳ năm 2020 khoảng 0,4 m.

Tổng lưu lượng trung bình ngày về Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc giảm từ 7.500 m3/s xuống còn khoảng 5.000 m3/s. Tổng lượng dòng chảy qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc tháng 01/2021 chỉ còn khoảng 17 tỷ m3, đạt khoảng 90% so với TBNN nhưng vẫn lớn hơn giá trị cùng kỳ năm 2020 khoảng 40%.

Dự báo xâm nhập mặn (ranh mặn 4g/l) tháng 02/2021

Xâm nhập mặn tăng mạnh

Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cũng cho hay, do dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long bị sụt giảm mạnh và do chế độ triều bất lợi nên hiện tượng xâm nhập mặn vùng ven biển đã tăng mạnh. Đường ranh mặn 1g/l vào sâu nhất trong tháng 01 trên ba nhánh sông lớn là sông Hậu, sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây đều vào sâu hơn so với cùng kỳ TBNN từ 5 km đến 9,5 km, nhưng ít hơn so với giá trị tháng 01/2020 từ 23 km đến 33 km.

Dựa trên các kết quả dự báo mưa trên Lưu vực sông Mê Công, kết hợp với tình hình sử dụng nước trên lưu vực và dự báo chế độ triều, Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam dự báo diễn biến tài nguyên nước tới Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 2/2021 sẽ vẫn ở mức thấp. Tổng lượng dòng chảy đến Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 90% TBNN.

Mực nước ngày lớn nhất tại trạm Tân Châu trong tháng 2/2021 dự báo sẽ dao động trong khoảng từ 1m đến 1,4m theo chế độ triều, thấp hơn giá trị cùng kỳ TBNN khoảng 10%.

Tổng lưu lượng trung bình ngày trong tháng 2/2021 tới Đồng bằng sông Cửu Long qua hai trạm Tân Châu và Châu Đốc dự báo sẽ giảm dần từ 5.500 m3/s xuống khoảng 3.500 m3/s. Tổng lượng dòng chảy tháng 2/2021 qua hai trạm này dự báo sẽ ở mức khoảng 11 tỷ m3, đạt 90% TBNN và lớn hơn so với cùng kỳ năm 2020 khoảng 30%.

Trên cơ sở kết quả dự báo dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long và dự báo triều tháng 2/2021, đường ranh mặn 1g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông lớn là sông Hậu, sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây dự kiến vào sâu hơn từ 3-8 km so với giá trị TBNN cùng kỳ nhưng ít hơn so với tháng 2/2020 từ 21-28 km. Tương tự, đường ranh mặn 4g/l trên ba nhánh sông vào sâu hơn so với giá trị cùng kỳ TBNN từ 4-15 km, và ít hơn so với tháng 2/2020 từ 13-17 km.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Mở rộng mạng lưới nước sạch cho người dân vùng nông thôn Yên Bái
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, thông qua các chương trình và lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn, trong đó có sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
  • Quy định rõ trách nhiệm các Bộ ngành, cơ quan đối với đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 về nội dung thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Phiên họp.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO