ĐBSCL: Nhiều khó khăn trong việc thu gom, xử lý chất thải ở nông thôn

Lê Hùng | 23/04/2020, 12:43

(TN&MT) - Trong thời gian qua, công tác thu gom, xử lý chất thải ở khu vực nông thôn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường đất, nước và không khí. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn đó tình trạng ùn ứ tại các hố chứa rác, vứt rác bừa bãi xuống kênh, rạch vẫn còn xảy ra.

Trong thời gian qua phong trào bảo vệ môi trường do Sở TN&MT các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL phát động đã thu hút được nhiều người dân tham gia.

Nhiều chuyển biến tích cực

Theo Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng, hiện nay mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 650 tấn, trong đó tại khu vực nông thôn khoảng 250 tấn. Bà Nguyễn Thụy Kiều Diễm - Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Bảo vệ Môi trường- Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng cho biết, thời gian qua tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện quy hoạch và đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung tại TP. Sóc Trăng nhằm kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm từ chất thải rắn sinh hoạt.

Vẫn theo bà Nguyễn Thụy Kiều Diễm, mạng lưới thu gom xử lý chất thải ngày càng mở rộng; các cấp, các ngành triển khai tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường; đồng thời, thông qua chương trình liên tịch với Sở TN&MT, các tổ chức chính trị- xã hội, hội đoàn thể xây dựng nhiều mô hình xử lý chất thải hiệu quà như mô hình phân loại rác thải tại nguồn, thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: “Thông qua các hoạt động tuyên truyền, vận động đã giúp cán bộ, hội viên phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác truyền thông bảo vệ môi trường. Từ những việc làm cụ thể của Hội LHPN tỉnh đã phát huy sức mạnh của hội viên, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhựa”.

Trao đổi với phóng viên, ông Đào Trọng Ngữ, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường- Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang cho rằng, trong những năm qua Chi cục Bảo vệ Môi trường luôn coi trọng việc tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường tới các tầng lớp nhân dân; đồng thời, lồng ghép công tác bảo vệ môi trường vào các phong trào, chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, từ đó góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp. 

Là trung tâm của tỉnh Hậu Giang, TP. Vị Thanh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nâng cao nhận thức và hành động của người dân để cải thiện môi trường ở khu vực nông thôn. Bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch UBND TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang cho biết: “Hiện nay các ấp đều xây dựng quy ước cộng đồng trong xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải theo quy định; đồng thời, có gần 2.000 hộ dân đã ký kết thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày với đơn vị chuyên thu gom…”. 

Đối với TP. Cần Thơ, trong thời gian qua Sở TN&MT tích cực triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường nước, không khí ở khu vực thành thị cũng như nông thôn. Qua đó, đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, nhân dân trên địa bàn thành phố. Cùng với đó nhiều mô hình thu gom, phân loại, xử lý chất thải thu hút được đông đảo người dân tham gia, trong đó nổi bật là chương trình bảo vệ môi trường do các tổ chức chính trị- xã hội, hội đoàn thể thực hiện. 

Thực hiện chương trình cùng nông dân bảo vệ môi trường, Hội Nông dân TP. Cần Thơ đã xây dựng gần 130 bồn, hố chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng ở các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh; đồng thời, tập huấn cho gần 12.000 nông dân về biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình trạng ù ứ chất thải tại khu vực nông thôn ở các địa phương khu vực ĐBSCL vẫn còn xảy ra.

Còn nhiều khó khăn

Bà Cao Thị Minh Thảo, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Cần Thơ cho rằng, ý thức của một bộ phần người dân chưa cao, vẫn còn trường hợp vứt rác sinh hoạt bừa bãi tại khu vực công cộng, sông rạch, từ đó dẫn đến việc thu gom, tập kết và phân loại rác thải nhựa với rác thải khác còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, do người dân còn thói quen sử dụng sản phẩm túi nilon, đồ nhựa dùng một lần, dẫn đến nhiều hệ lụy cho môi trường.

Còn bà Lê Thị Kiều Như, Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho rằng, việc thu gom chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu tập trung ở các tuyến đường lớn, còn tuyến đường nhỏ ở các ấp, có bề rộng từ 3m trở xuống xe của đơn vị dịch vụ môi trường không thể vào thu gom được, vì thế lượng chất thải phát sinh người dân phải gom lại đốt, lưu chứa ở các bãi đất trống phía sau nhà hoặc vứt xuống sông, rạch. 

Đối với rác thải là bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, bà Lê Thị Kiều Như cho rằng: “Các cơ quan, đơn vị, hội đoàn thể của huyện đã tổ chức thu gom nhưng do chưa chủ động được việc vận chuyển xử lý, nên xảy ra tình trạng ùn ứ tại nhiều hố chứa rác. Từ thực tế này đã và đang cản trở công tác tuyên truyền, vận động hội đoàn thể, người dân của huyện tham gia thu gom loại rác thải nguy hại này”. 

Bà Nguyễn Thụy Kiều Diễm thông tin, dù các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã quan tâm việc thu gom, xử lý chất thải rắn nhưng hiện nay tỷ lệ thu gom tại khu vực nông thôn mới chỉ đạt khoảng gần 50%. Bên cạnh đó, công tác phân loại chất thải tại nguồn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, có nhiều nơi chất thải nhựa, nilon lẫn lộn với rác thải sinh hoạt, tình trạng ứ đọng rác thải tại các hố lưu chứa gây ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở nhiều nơi.

Ngoài ra, liên quan đến mô hình phân loại rác thải, các cơ quan chức năng của tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng đều nhìn nhận, công tác truyền thông về phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn tuy có thực nhiện song chưa sâu rộng vì thiếu tài liệu, kinh phí, nhận thức của người dân chưa cao, từ đó hiệu quả của các mô hình này còn thấp. Song song với đó cơ sở hạ tầng phục vụ thu gom chất thải rắn sau phân loại chưa được đầu tư, nhân lực để quản lý thực hiện mô hình còn hạn chế.
 

 Các cơ quan chức năng khu vực ĐBSCL đang tập trung tuyên truyền, vận động để người dân dùng giỏ xách đi chợ đựng thức ăn thay cho bọc nilon.

Đâu là giải pháp?

Để khắc phục tình trạng này, bà Nguyễn Thụy Kiều Diễm cho biết: “Trong thời gian tới Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Sóc Trăng sẽ triển khai việc phân loại chất thải tại nguồn; phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong xử lý chất thải rắn; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực nhận thức cho tổ chức, cá nhân trong việc quản lý tổng hợp chất thải rắn, nói không với chất thải nhựa, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường”.

Chia sẻ với phóng viên, ông Đào Trọng Ngữ cho rằng, để nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom, xử lý rác thải, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về các giải pháp bảo vệ môi trường; hỗ trợ các xã nông thôn mới hướng dẫn, vận động người dân thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; lắp đặt các điểm thu gom, lưu giữ chất thải trong sản xuất nông nghiệp.

Cũng theo ông Đào Trọng Ngữ: “Ở những khu vực phương tiện thu gom rác không thể vào được, chính quyền địa phương nơi đây cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân phân loại rác. Đối với rác thải thông thường có thể sử dụng để ủ phân hoặc chôn lấp hợp vệ sinh, còn những loại rác thải không đốt được thu gom vào các hố lưu chứa”. 

Theo Sở TN&MT TP. Cần Thơ, nhằm huy động và nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, thời gian tới Sở TN&MT tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, hội đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để phát huy sức mạnh đoàn kết toàn xã hội chung tay bảo vệ môi trường; đồng thời, nhân rộng các mô hình thu gom, phân loại, xử lý chất thải ở khu vực nông thôn.

Song song với đó, bà Cao Thị Minh Thảo cho biết: “Trên cơ sở những khó khăn hạn chế sau một năm triển khai phong trào “chống rác thải nhựa”, Sở TN&MT TP. Cần Thơ sẽ tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cá nhân, hộ gia đình về tác hại của chất thải nhựa, túi nilon khó phân hủy đối với môi trường và sức khỏe con người; tổ chức hội nghị, hội thảo, chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, học tập các mô hình hay trong phong trào chống rác thải nhựa”.


 

Bài liên quan
  • ĐBSCL: Lan tỏa phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Công tác bảo vệ môi trường nói chung, phong trào “Chống rác thải nhựa” nói riêng được triển khai sâu rộng và trở thành hoạt động thường xuyên của nhiều cơ quan, đơn vị, người dân ở vùng ĐBSCL.

(0) Bình luận
Nổi bật
Ủy quyền BQL khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cấp giấy phép môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (khu công nghiệp) thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
  • Thách thức phát triển lớn nhất của Việt Nam là biến đổi khí hậu
    Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế Cao cấp của UNDP, thách thức phát triển lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay là biến đổi khí hậu. Là một quốc gia có đường bờ biển dài và hai vùng đồng bằng thấp, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia dễ tổn thương nhất trước tình trạng nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • Những mảnh vụn làm đẹp cuộc đời
    (TN&MT) - “Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO