ĐBSCL: Năng lượng sạch - Hướng đi chiến lược bền vững

26/06/2017 00:00

(TN&MT) - Thời gian gần đây, nhất là trước áp lực sử dụng điện cho nuôi tôm công nghiệp, sản xuất tại các khu công nghiệp, nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đã hình thành các nhà máy điện than. Song, cũng đã có những địa phương nói không với hình thức sản xuất điện vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường này, chuyển hướng chiến lược sang sản xuất nguồn năng lượng xanh, sạch - năng lượng điện gió nhằm giảm thiểu khí thải nhà kính, thích ứng biến đổi khí hậu, khai thác được lợi thể để phát triển kinh tế gắn với du lịch…

Dù có nhiều nghiên cứ đánh giá, cảnh báo khi phát triển nhiệt điện sử dụng khí đốt từ than đá cũng như trước việc các nước trên thế giới cắt giảm, thậm chí xó bỏ các nhà máy nhiệt điện, nhưng ở Việt Nam và ĐBSCL nói chung, các nhà máy nhiệt điện liên tiếp hình thành, thải vào môi trường một lượng lớn khí thải, cảm nhận ô nhiễm môi trường ngày càng thấy rỏ.

 NHỮNG “THÀNH PHỐ ĐIỆN THAN”

Theo quy hoạch của các địa phương, đến năm 2030, ĐBSCL sẽ hình thành 14 nhà máy điện than, tập trung chủ yếu ở Trà Vinh, Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bạc Liêu. Hiện, đã hình thành 2 trung tâm điện than lớn nhất vùng ĐBSCL là Duyên Hải (Trà Vinh) và Long Phú (Sóc Trăng). Một không khí ngột ngạt có thể cảm nhận được tại thị xã Duyên Hải (Trà Vinh) khi hiện nay Nhà máy điện than Duyên Hải 1 và 3 đang vận hành thương mại; nhà máy điện than Duyên Hải 2 cũng đã được ký kết đầu tư, không lâu dự án sẽ được khởi động, đưa nơi đây trở thành “thành phố điện than” trong tương lai gần. Trong khi đó, cùng với nhà máy điện than Tân Phước 1 và 2 (Gò Công Đông - Tiền Giang) với 4 tổ máy, công suất lên đến 2.400MW, Nhà máy điện than Long An 1 và 2 nằm trên địa bàn xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Guộc sẽ gây áp lực rất lớn môi trường, hệ sinh thái cũng như đời sống cư dân huyện Cần Giờ và Nhà Bè của TP. Hồ Chí Minh.

Nhà máy điện than hàng ngày thải một lượng lớn khối độc và không khí và nước thải thải ra môi trường.
Nhà máy điện than hàng ngày thải một lượng lớn khối độc và không khí và nước thải thải ra môi trường.

Không thể đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, một số địa phương ở ĐBSCL đã bắt đầu thể hiện quan điểm lo ngại, buột các nhà đầu tư cải tiến công nghệ một cách tiên tiến nhất, giảm thiểu thấp nhất khí thải gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, dù công nghệ tiến tiến đến đâu, các nhà máy điện than vẫn thải ra môi trường không khí khí thải và xỉ thải than, cùng với đó xả thải ra môi trường nước do nước làm mát với nhiệt độ cao hơn tự nhiên rất nhiều lần. Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, 14 nhà máy điện than khi hoạt động tại ĐBSCL thì mỗi ngày sẽ thải một lượng nước rất lớn với độ nóng 400c ra môi trường. Một vấn đề đáng quan tâm khi ĐBSCL không có nguồn nguyên liệu sản xuất tại chổ, hầu hết đều nhập khẩu, phần lớn từ nước ngoài, những ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển là khó tránh khỏi, bởi khi nhu cầu lớn sẽ dẫn đến những hệ lụy phát sinh, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nhất là tại các vùng ven biển, những cảng trung chuyển.

Áp lực sử dụng điện cho nuôi tôm, sản xuất công nghiệp đã dẫn đến nhiều địa phương phát triển các nhà máy điện than dù đã có nhiều cảnh báo về ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Áp lực sử dụng điện cho nuôi tôm, sản xuất công nghiệp đã dẫn đến nhiều địa phương phát triển các nhà máy điện than dù đã có nhiều cảnh báo về ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo Quy hoạch Điện VII, sau điều chỉnh, từ nay đến 2020, công suất điện than vẫn tăng từ 33,4% lên 42,7% tổng công suất nguồn và việc ra đời những nhà máy điện than tiếp tục gây nên những tranh cải, âu lo về ô nhiễm cho môi trường, nhất là khi ĐBSCL đang chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

NĂNG LƯỢNG SẠCH - HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG  

Thấy trước những hậu quả từ phát triển “nóng” các nhà máy điện than, việc phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đang được khuyến khích phát triển, từ mức chỉ chiếm 5,6% trong quy hoạch VII tăng lên 9,9% đến năm 2020. Bên cạnh phát triển năng lượng điện gió, mới đây Bạc Liêu đã kiến nghị và được Chính phủ thống nhất không xây dựng Nhà máy điện than. Đây là động thái đáng phấn khởi khi địa phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng nuôi tôm siêu thâm canh và phát triển du lịch. Xác định chậm thu lợi, tuy nhiên về hiệu quả xã hội rất lớn, hướng phát triển bền vững, khai thác được tiềm năng và lợi thế từ vị trí địa lý, hiện Nhà máy Bạc Liêu đã có 62 trụ turbine, công suất 99,2MW, sản xuất 320 triệu KWh/năm. Trước hiệu quả mang lại, Chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ Công Lý  dự kiến sẽ tiến tới 71 trụ tuebine dọc triển biển Đông trên địa bàn TP. Bạc Liêu với tổng công suất 142MW, biến nơi đây trở thành cánh đồng điện gió lớn nhất tại ĐBSCL.

 Tận dụng lợi thế, phát triển điện gió là hướng đi bền vững được Cà Mau và Bạc Liêu chú trọng, tập trung hình thành những “cánh đồng điện gió”, góp phần phát triển du lịch…
Tận dụng lợi thế, phát triển điện gió là hướng đi bền vững được Cà Mau và Bạc Liêu chú trọng, tập trung hình thành những “cánh đồng điện gió”, góp phần phát triển du lịch…

Hiện tại, Công ty Công Lý cũng đã khởi động giai đoạn 1 của Dự án Nhá máy điện gió Khai Long tại ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau với 50 trụ turbine có tổng công suất 100MW. Được biết, tới đây Công ty Công Lý sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn II và III Nhà máy điện gió Khai Long, đưa tổng công suất nhà máy lên 300MW trên phần diện tích ven biển Khai Long 7.810ha. Phát huy tiềm năng có bờ biển trải dài từ Đông sang Tây, sức gió lớn, Bộ Công thương cũng đã thông qua quy hoạch phát triển điện gió tại Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với các Nhà máy điện gió từ các vùng biển các huyện ven biển: Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh. Khai thác tiềm năng điện gió là thành phần ưu tiên trong kêu gọi đầu tư tại Cà Mau, ngành kinh tế xanh, bên vững mà Cà Mau đang hướng đến nhằm ứng phó, thích ứng trước tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Ngoài điện gió, điện than, ĐBSCL còn hình thành nên những trung tâm điện khí tại Cà Mau và tương lai là TP. Cần Thơ.
Ngoài điện gió, điện than, ĐBSCL còn hình thành nên những trung tâm điện khí tại Cà Mau và tương lai là TP. Cần Thơ.

Mới đây, sự ra đời của Nhà máy sử dụng khí ga từ xử lý rác thải để khởi động các tổ máy phát điện tại tỉnh Hà Nam đã mở ra hướng xử lý ô nhiễm môi trường tạo ra nguồn điện phục vụ sản xuất vốn là bài toán nan giải trong việc xử lý rác thải ở các địa phương.  Đây là công nghệ điện rác thuộc Nhà máy Cơ khí Chế tạo thiết bị môi trường của Công ty TNHH Thủy lực - Máy ở Khu công nghiệp Đồng Văn, huyện Duy tiên, tỉnh Hà Nam.

Khai thác lợi thế để phát triển năng lượng sạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là hướng đi chiến lược, tạo được sự đồng thuận và đồng nhất ở địa phương, cả trong nước cũng như xu hướng phát triển của thế giới. Dù đã có nhiều cam kết, song vì nóng vội trong phát triển cũng như xem nhẹ những cảnh báo môi trường, việc liên tiếp hình thành các nhà máy điện than, gần khu dân cư sẽ tất yếu để lại hậu quả trong hiện tại và tương lai gần, khó khắc phục, rất cần có cái nhìn thực tế, không gì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi ô nhiễm môi trường, đi ngượi trước lợi ích mà Việt Nam cũng như toàn cầu quyết tâm cam kết, quyết tâm ứng phó.

Thạch Bình - Thiên Trường

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
ĐBSCL: Năng lượng sạch - Hướng đi chiến lược bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO