ĐBQH Quảng Trị: Nên chấp nhận một cuộc “lột xác” cho nền kinh tế sau đại dịch

Tiến Nhất | 30/10/2021, 20:14

(TN&MT) - Sáng 30/10, thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

ĐBQH Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) phát biểu vào sáng 30/10

Tham gia ý kiến tại phiên họp lần này, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) đánh giá: Qua dữ liệu cập nhật về xếp hạng tín nhiệm quốc gia, đặt trong sự so sánh với nhóm quốc gia “hàng xóm” - những đối thủ cạnh tranh của chúng ta, điều được rút ra là: trừ so với Lào, Cam-pu-chia, mức tín nhiệm hiện nay của Việt Nam vẫn còn cách tương đối khi so sánh với những đối thủ như Malaysia, Thái Lan, Indonesia hay Philippine, thậm chí cả Ấn Độ....

Còn về tỉ lệ bao phủ vắc-xin Covid-19, xét theo tiêu chí số dân được tiêm đủ 2 mũi trên tổng dân số quốc gia, số liệu quốc tế cập nhật nhanh cho thấy: ta mới đạt mức gần 24%, bắt kịp được Ấn Độ, Philippine và Indonesia, nhưng vẫn còn cách khá xa so với của Malaysia hay thậm chí của Thái Lan.

Từ đó, đại biểu Hà Sỹ Đồng đặt câu hỏi: Việt Nam sẽ ở đâu sau khi chịu tác động tiêu cực và nặng nề của đợt dịch lần 4? Liệu các đối thủ hàng xóm có đứng im hay chỉ đi lững thững để xem chúng ta chạy không? Liệu kinh tế Việt Nam có lỡ nhịp với kinh tế thế giới và khu vực? Rõ ràng năng lực cạnh tranh quốc gia của chúng ta đang là một vấn đề. Và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 không thể không quan tâm đúng mức đến vấn đề này...

Ở một góc nhìn khác, đại biểu Hà Sỹ Đồng muốn nhấn mạnh hơn đến khía cạnh cơ hội và động lực mà đại dịch này tạo ra.

Không thể phủ nhận là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của đại dịch Covid-19 thời gian qua đã làm bộc lộ những điểm yếu của cơ cấu kinh tế Việt Nam về tính tự chủ và khả năng chống chịu, về năng lực cạnh tranh quốc gia.

Số liệu thống kê đến 30/9 cho thấy, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, sản phẩm chủ lực đã phải chịu thiệt hại nặng nề. Nhưng ngược lại, vẫn có một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng tốt như y tế, dược phẩm, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, công nghệ thông tin và truyền thông… Chính điều này đã giúp thu Ngân sách nhà nước không bị suy giảm quá nhiều.

Quan sát khía cạnh doanh nghiệp, số liệu thống kê chỉ ra, trong 7 tháng đầu năm, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường (80 nghìn) cao hơn đáng kể so với số doanh nghiệp được thành lập mới (76 nghìn), tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường diễn ra ở hầu hết các ngành, tuy nhiên tập trung nhiều vào ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; dịch vụ lưu trú và ăn uống; kinh doanh bất động sản; giáo dục, đào tạo, ...

Nhìn ra thế giới, chính đại dịch Covid-19 là một nhân tố quan trọng, một động lực đáng kể thúc đẩy xu hướng phát triển mới là tăng trưởng xanh, thương mại điện tử và kinh tế số, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi nghề, ... tại nhiều quốc gia. Chính phủ cũng nhìn nhận đây là cơ hội cho những nước đi sau như Việt Nam. Việc lựa chọn đầu tư, sắp xếp lại chuỗi cung ứng và mạng lưới sản xuất toàn cầu tạo cơ hội cho chúng ta có điều kiện tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là chuyển đổi số, thu hút hợp tác về cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường xuất khẩu, ...

Từ đó, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng: Phải chăng chúng ta nên chấp nhận một cuộc “lột xác” cho nền kinh tế?

“Chúng ta sẽ không giải cứu, hỗ trợ đại trà, dàn trải mọi doanh nghiệp. Thay vào đó, Chính phủ cần tập trung nguồn lực vốn hạn hẹp cho những đối tượng thật chọn lọc nhằm đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể mà Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đã đặt ra...” - đại biểu nói. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • EVNGENCO1 quyết liệt triển khai các giải pháp tiết kiệm điện
    Mục tiêu là mỗi cơ quan, đơn vị trong toàn Tổng công ty tiết giảm điện tối thiểu 10% so với cùng kỳ năm 2022; riêng trong các tháng cao điểm (tháng 5, 6, 7/2023) tiết giảm tối thiểu 15% so với cùng kỳ năm 2022.
  • EVN phản hồi về khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng và việc nhập khẩu điện
    Ngày 3/6/2023, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Trần Đình Nhân đã có văn bản gửi đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) phản hồi về  khoản lỗ 26.235 tỷ đồng và việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời.
  • Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn về tình hình cung ứng điện
    Thực hiện Công điện số 517/CĐ-TTg ngày 6/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới, Bộ Công Thương đã có các chỉ đạo khẩn yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tập trung huy động hiệu quả mọi nguồn lực, chỉ đạo điều hành thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện.
  • Cùng nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại
    Phát huy vai trò ngân hàng thương mại chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, Agribank Hoàng Su Phì tích cực hỗ trợ, đồng hành cùng nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, cùng nông dân phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh.
  • Nông dân sản xuất xanh, an toàn từ Chương trình “Môi trường sạch - cuộc sống xanh”
    Ngày 6/6/2023, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và tiếp tục hành trình nâng cao nhận thức cộng đồng, giúp bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xanh - sạch - đẹp, Công ty Syngenta Việt Nam phối hợp cùng Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Kiên Giang tổ chức Lễ phát động hoạt động trồng cây và Chương trình “Môi trường sạch - Cuộc sống xanh” - thu gom vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng tại TP. Cần Thơ và Kiên Giang.
  • Mệt mỏi vì bị ép giá, nhà đầu tư bất động sản “quay xe” chờ thị trường hồi phục
    (TN&MT) - Thị trường bất động sản (BĐS) hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư (NĐT) gặp khó khăn về dòng tiền đã rao bán mảnh đất đang sở hữu. Tuy nhiên, trong bối cảnh “mua dễ, bán khó” nhiều chủ đất mệt mỏi vì bị “ép giá”. Không ít chủ đất "cắn răng" thoát hàng với giá thấp hơn kỳ vọng, nhưng cũng có nhiều người vẫn cố cầm cự chờ thị trường BĐS phục hồi.
  • PV Power “Đổi pin cũ - Nhận quà xanh” hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới
    Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đã triển khai chương trình “Đổi pin cũ - Nhận quà xanh” nhằm hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm 2021 - 2025 “Vì một Việt Nam xanh” của Thủ tướng Chính phủ, cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 về biến đổi khí hậu.
  • PV GAS PMC tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, chăm lo cho người lao động
    Công ty Quản lý dự án Khí (PV GAS PMC) đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ). Các hoạt động được triển khai rộng rãi, có hiệu quả, được các cấp ủy đảng, chính quyền và NLĐ ghi nhận, hưởng ứng tích cực.
  • Cấp điện gặp khó, Bộ Công Thương yêu cầu EVN nỗ lực trong vận hành hệ thống điện
    Trước tình hình cấp điện gặp nhiều khó khăn, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nỗ lực trong vận hành hệ thống điện, trong bất cứ hoàn cảnh nào, hệ thống điện quốc gia phải được đảm bảo, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu thiết yếu của đời sống sản xuất.
  • SeABank được vinh danh Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng 2022
    Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa vinh dự lần thứ 3 liên tiếp được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” nằm trong hệ thống giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2022 (Vietnam Outstanding Banking Awards 2022 - VOBA 2022).
  • Thị trường bất động sản đang tạo vùng đáy
    (TN&MT) - Sau gần 2 năm đóng băng, thị trường bất động sản (BĐS) đang ở thời điểm đáy và có những dấu hiệu hồi phục khi mặt bằng lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt sớm hơn dự kiến.
  • Tập thể cũ xuống cấp cần cải tạo
    Trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay có rất nhiều khu tập thể cũ. Những khu tập thể này được xây dựng từ rất lâu, qua quá trình sử dụng đã xuống cấp và cần được cải tạo, xây mới.
  • 5 doanh nghiệp Dầu khí thuộc top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023
    Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023 của Forbes Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự hiện diện của 5 doanh nghiệp ngành Dầu khí, gồm: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo), Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC), Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans) và Công ty CP PVI (PVI).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO