ĐBQH Dương Minh Tuấn: “Đề nghị Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề thực nghiệm trước khi đưa vào giảng dạy chính thức”

21/05/2019, 15:04

(TN&MT) – Phát biểu thảo luận tại Hội trường sáng 21/5 về dự án “Luật Giáo dục sửa đổi), Đại biểu Dương Minh Tuấn - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề thực nghiệm trước khi đưa vào giảng dạy chính thức.

Toàn cảnh
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành phiên thảo luận tại Hội trường Quốc hội sáng 21/5. Ảnh: Quốc Khánh

Bày tỏ cơ bản thống nhất với dự thảo luật và thống nhất với báo cáo giải trình, tiếp thu, Đại biểu Dương Minh Tuấn cho rằng ông cùng các đại biểu tham gia qua nhiều kỳ liên quan đến dự thảo luật này. Đại biểu Dương Minh Tuấn góp ý:

Thứ nhất, về thí điểm thực hiện. Vấn đề này 2, 3 lần trước tôi cũng tham gia ý kiến. Tại Hội nghị cán bộ chuyên trách tôi cũng đặt vấn đề này. Hôm nay dự thảo luật có điều chỉnh có lần thực nghiệm, có lần thí điểm, có lần thí nghiệm nhưng lần này lại thực nghiệm. Trong thời gian qua, vấn đề thực nghiệm trong giáo dục hết sức cần.

Tuy nhiên, Đại biểu Dương Minh Tuấn cho biết, ông có một điều băn khoăn, đó là trong dự thảo luật này gồm 119 điều có đến 18 điều có giao cho Chính phủ quy định chi tiết về nội dung. Cụ thể, như điều 6, 9, 10, 11, 12, 27, 47, 48, 52, 65, 72, 77, 83, 85, 96, 100, 104, 105. Tuy nhiên, ông Dương Minh Tuấn cho biết mình vẫn băn khoăn vì sao vấn đề thực nghiệm, thí nghiệm, thí điểm trong giáo dục thời gian qua có rất nhiều vấn đề vướng mắc nhưng vẫn không có quy định cụ thể ai chịu trách nhiệm về vấn đề thực nghiệm này.

“Tôi đề nghị trong Điều 31 vấn đề về thực nghiệm trong giáo dục trước khi ra giảng dạy chính thức mà dùng học sinh để làm phương tiện để mình thí điểm, thực nghiệm phải quy định thêm một ý, đó là "Chính phủ quy định chi tiết về vấn đề thực nghiệm trước khi đưa vào giảng dạy chính thức" - Đại biểu Dương Minh Tuấn kiến nghị.

2105 duong minh tuan ba ria vung tau 1
Đại biểu Dương Minh Tuấn phát biểu đóng góp vào Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) sáng 21/5. Ảnh: Quốc Khánh

Thứ hai, Điều 28 về độ tuổi đi học. Theo quy định của Điều 28 độ tuổi vào lớp 1 là 6 tuổi, vào lớp 6 là 11 tuổi, vào lớp 10 là 15 tuổi. Đối với trường hợp thấp hoặc cao hơn dự luật có quy định đối với những trường hợp phát triển sớm về trí tuệ thì có thể học sớm. Nhưng đối với học sinh học trễ, tuổi cao hơn thì có 6 khoản được đi học: Một là học sinh người dân tộc thiểu số; Hai là học sinh khuyết tật, kém phát triển; Ba là học sinh mồ côi, không nơi nương tựa; Bốn là học sinh hộ nghèo; Năm là học sinh người nước ngoài về nước; Sáu là học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Như vậy, theo Đại biểu Dương Minh Tuấn,  không nằm trong những trường hợp này mà con của phụ huynh ở điều kiện tốt, không khó khăn như ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, quận, huyện muốn học qua tuổi đó cũng không thể vào trường được. Hay con em đang mắc bệnh phải điều trị, bỏ dở qua năm sau mới được vào lớp 1, lớp 6, lớp 10.

“Nếu theo luật này thì không thể học được trong điều kiện không phải là vùng khó khăn. Đề nghị Ban soạn thảo xem lại, nếu đúng vậy thì chỉnh lại là hơn tuổi nhưng có lý do vẫn được học. Nếu quy định cứng như vậy thì học sinh không thể vào học đối với những vùng bình thường. Chủ trương của chúng ta là phổ cập cấp I, II. Tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm” - Đại biểu Dương Minh Tuấn nói.

Về triết lý giáo dục, Đại biểu Dương Minh Tuấn hoàn toàn đồng tình với Báo cáo giải trình, tiếp thu. Triết lý giáo dục Việt Nam được thể hiện qua các quy định ở mục tiêu, tính chất, nguyên lý, quan điểm phát triển giáo dục tại các Điều 2, Điều 3, Điều 4 thể hiện nhất quán tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại.

Đại biểu Dương Minh Tuấn  cũng báo cáo với Quốc hội qua tiếp xúc cử tri, qua mời chuyên gia đóng xây dựng góp luật thì hầu như cơ bản đồng tình nhưng rất nhiều đại biểu tham gia đóng góp luật đặt vấn đề trong tình hình hiện nay và từ trước tới giờ. Vì vậy, Đại biểu Dương Minh Tuấn đề nghị Quốc hội cố gắng xem xét sao có được sáu chữ gắn trong luật này. Đó là “tiên học lễ, hậu học văn" thể hiện nhất quán từ xưa đến nay của Đảng về vấn đề giáo dục của chúng ta...

Bài liên quan
  • Bứt phá, tạo chuyển biến mạnh mẽ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Tại phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 7, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Lào Cai: Hấp dẫn chuỗi sự kiện tại Tuần lễ văn hoá Bảo Yên 2023
    (TN&MT) - Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống. Đồng thời, thúc đẩy du lịch và quảng bá hình ảnh đất và người Bảo Yên nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Từ 25-31/8, UBND huyện Bảo Yên – Lào Cai tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Bảo Yên 2023.
  • Tuần Văn hóa – Du lịch Mộc Châu 2023 diễn ra từ 28/8 đến 4/9
    (TN&MT) - Được tổ chức thường niên vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Tuần văn hóa du lịch Mộc Châu (Sơn La) năm nay gồm chuỗi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch đặc sắc, hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc.
  • Khánh thành “Khu vườn Hội An” tại CHLB Đức
    Ngày 25/8, lãnh đạo UBND TP. Hội An cho biết, tại Công viên Nhân dân thành phố Wernigerode, CHLB Đức đã diễn ra Lễ khánh thành “Khu vườn Hội An” và đặt bảng tên Cầu Hội An vào chiều 24/8. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Lễ hội đèn lồng Hội An lần thứ 3 diễn ra tại Đức từ ngày 25 - 27/8/2023.
  • Sức hút du lịch Lai Châu
    (TN&MT) - Lai Châu hấp dẫn và lôi cuốn du khách không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, những đỉnh núi đẹp, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn vì những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa của các dân tộc với những lễ hội độc đáo đặc sắc, đây chính là những yếu tố tạo nên sức hút cho du lịch Lai Châu.
  • Quảng Nam đề nghị đưa “Nghề chế biến Mỳ Quảng” vào Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Theo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký công văn số 5312/UBND-KGVX ngày 10/8/2023 gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghề chế biến Mỳ Quảng tại tỉnh Quảng Nam”.
  • Lễ hội Ẩm thực chay Quận 7 - Năm 2023
    Lễ hội ẩm thực chay Quận 7 - năm 2023 sắp diễn ra tại Cầu Ánh Sao - Công viên Cảnh Đồi (quận 7, thành phố Hồ Chí Minh). Với quy mô hơn 200 gian hàng trưng bày, cùng nhiều hoạt động như: cuộc thi “Green Chef 2023”, mâm cỗ chay đặc sắc nhất, chương trình văn nghệ, đại tiệc buffet trên 10.000 người,…
  • Quảng Trị: Vận động xây dựng quỹ "Hoa dâng mộ Liệt sĩ"
    Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023), được sự đồng ý của UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Trị tổ chức đợt vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong cả nước xây dựng Quỹ “Hoa dâng mộ liệt sĩ” để dâng cúng, gắn bình hoa lên hơn 50.000 phần mộ tại 72 nghĩa trang Liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
  • Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình
    (TN&MT) - Hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển các nền tảng số, sản phẩm báo chí số; tăng cường hợp tác quốc tế… là những nội dung được đưa ra trao đổi trong “Hội thảo về công tác chuyển đổi số cho các đài phát thanh, truyền hình” với sự tham gia của hơn 200 phóng viên, biên tập viên các đài phát thanh - truyền hình trên cả nước.
  • Hội diễn văn nghệ chào mừng 20 năm thành lập Sở TN&MT TP.Hồ Chí Minh
    (TN&MT) - Với chủ đề “Tự hào – Tiếp bước”, những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường TP.HCM đã cất lên những lời ca, tiếng hát, điệu múa thể hiện niềm tự hào và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho thành phố anh hùng.
  • Khởi động hành trình đi tìm Hoa hậu Thiên nhiên Việt Nam
    Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ban tổ chức cuộc thi “Miss Nature Việt Nam 2023 - Hoa hậu Thiên nhiên Việt Nam 2023” họp báo thông tin về cuộc thi.
  • Tu bổ Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 11/7/2023 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
  • Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 6/7/2023 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
  • Hà Tĩnh công bố Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu
    Ngày 24/6, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ kỷ niệm 310 năm sinh Nguyễn Huy Oánh (1713 - 2023), 280 năm sinh Nguyễn Huy Tự (1743 - 2023), 240 năm sinh Nguyễn Huy Hổ (1783 - 2023) và công bố Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO